Một nguyên nhân phổ biến khác có thể gây ra chứng đổ mồ hôi đêm chính là các rối loạn giấc ngủ. Trong đó, tiêu biểu nhất là chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu giấc ngủ của bạn bị gián đoạn hoặc bạn gặp khó khăn khi thở, điều này có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.
Căng thẳng và lo lắng không hoàn toàn biến mất khi bạn ngủ! Ác mộng sinh ra từ chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra chứng đổ mồ hôi đêm. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng thể chất khác như nhịp tim đập nhanh hoặc thở gấp. Do đó, để nâng cao chất lượng giấc ngủ, hãy cố gắng thả lỏng tinh thần và kiểm soát mức độ căng thẳng.
Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh,…có thể dẫn đến đổ mồ hôi đêm. Nguyên nhân là do những biến động này ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể, từ đó khiến bạn đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và liệu pháp hormone,… Nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ có liên quan đến loại thuốc bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với bác sĩ, đặc biệt là khi nó mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lối sinh hoạt hằng ngày và tâm trạng của bạn.
Đổ mồ hôi đêm cũng có thể là triệu chứng của một loạt các tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm cường giáp, hạ đường huyết, GERD và các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc HIV,… Xác định và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn là cách để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi đêm hiệu quả.
Rượu, cần sa và các chất khác có thể ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể của bạn, từ đó dẫn đến đổ mồ hôi khi ngủ. Tình trạng này càng biểu hiện rõ hơn trong thời gian cai nghiện.
Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:
Hãy để lại ý kiến của bạn, đó sẽ là động lực để mình cải thiện và phát triển bài viết hơn nữa!