Một người bố đã thú nhận chi 300.000 đô la Mỹ cho thẻ giao dịch siêu anh hùng để tiếp tục thu thập các thẻ Ultraman của con trai. Thẻ Ultraman có gói 5, với giá từ 2 nhân dân tệ (3 xu Mỹ) đến hơn 10.000 nhân dân tệ (1.500 đô la Mỹ), với một số thẻ còn có mệnh giá cao hơn nữa.

Thẻ Ultraman với giá 300.000 đô

Theo tin tức địa phương, một người bố ở Trung Quốc đã chi gần 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 6 tỷ VNĐ) để thỏa mãn sở thích thu thập thẻ siêu anh hùng Ultraman của con trai mình. Ông bố tên Fan Lei đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn vào thứ ba vừa rồi rằng ông đã chi một khoản tiền khổng lồ cho con trai mình sưu tập thẻ Ultraman.

(ảnh: internet)
Thẻ siêu anh hùng Ultraman được nhiều người yêu thích và sưu tầm (ảnh: internet)

Nhân vật siêu anh hùng hư cấu Ultraman của Nhật Bản từ lâu đã là một trong những nhân vật anime được yêu thích bởi trẻ em Trung Quốc. D đó việc thu thập thẻ Ultraman là một sở thích khá phổ biến.

Nhân vật hoạt hình được yêu thích
Ultraman là nhân vật hoạt hình được yêu thích (ảnh: internet)

Thông thường, thẻ Ultraman có các gói năm, với giá dao động từ 2 nhân dân tệ (3 xu Mỹ) đến hơn 10.000 nhân dân tệ (1.500 đô la Mỹ). Các thẻ càng hiếm, giá thị trường lại càng cao.

Trong khi một số người chỉ chi số tiền nhỏ để thu thập thẻ như một sở thích, một số khác lại không ngần ngại chi số tiền khổng lồ lên đến để phục vụ cho việc sưu tầm một cách nghiêm túc.

Nhân vật với số lượng thẻ đắt đỏ
Việc thu thập thẻ có thể tốn một số tiền không nhỏ (ảnh: internet)

Những người chi hơn 1 triệu nhân dân tệ (hơn 3 tỷ VNĐ) cho bộ sưu tập của họ được trao danh hiệu “Vua” trong số các nhà sưu tập Trung Quốc. Chính vì thế Fan, cũng là một “vua” sưu tập thẻ của Ultraman, đã tiết lộ cho các phóng viên địa phương về một phần của bộ sưu tập tiền tỉ mà anh ta đã đầu tư. Các thẻ đều được dán nhãn ghi chú đầy đủ thông tin về chiều cao, trọng lượng, xuất xứ và khả năng của nhân vật. Tất cả đều được sắp xếp chỉn chu theo một thứ tự cụ thể.

“Ngoài ra còn có một album trống đang chờ đợi để được lấp đầy với những chiếc thẻ mới mà tôi đã mua gần đây với giá 300.000 đô la Mỹ” ông nói.

Bình luận của cư dân mạng

Khi câu chuyện được chia sẻ lên mạng, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra. Trong khi một số người cho rằng việc bỏ tiền để thỏa mãn các sở thích cá nhân là chuyện bình thường. Một số người khác lại đặt câu hỏi liệu chi một số tiền lớn như vậy chỉ để mua “đồ chơi” cho con có thực sự thích hợp hay không. Ngoài ra, cũng có những người hoài nghi rằng đây có thực sự là sở thích của cậy con trai, hay ông bố chỉ đang thông qua con mình để thỏa mãn sở thích cá nhân?

Một số bình luận từ cư dân mạng:

“Tôi đang tự hỏi liệu mình có phải người duy nhất nghĩ rằng bộ sưu tập này không phải là của cậu con trai, mà là của chính ông bố không?. ”

“Nó giống như ném tiền qua cửa sổ vậy, thật lãng phí.”

“Có đúng là người cha thực sự giúp con trai mình thỏa mãn sở thích không? Có lẽ vì tôi không đủ giàu nên tôi nghĩ việc nuôi dạy con cái như vậy là không đúng.”

“Nhà anh chàng này giàu có thật đấy, chứ ai lại đi chi một núi vàng chỉ vì một cái thẻ.”

“Sao anh ta có thể suy nghĩ để làm việc này nhỉ, nó rất vô nghĩa mà.”

“Cách nuôi dạy con của anh bố này sẽ không tốt đâu, như thế khác gì để đứa trẻ học cách vòi tiền mua đồ chơi thêm đâu.”

“Nếu là con tôi thì tôi thà để nó khóc còn hơn, trẻ con mau quên lắm, rồi mấy cái thẻ đắt đỏ này sẽ dùng được bao lâu.”

“Thay vì vậy tôi nghĩ nên mua cái gì thiết yếu hơn, chỉ không phải vài cái thẻ về nâng niu nó.”

Các bạn có thể theo dõi các bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận