Chắc hẳn không dưới một lần bạn bắt gặp ánh mắt lim dim đầy say mê của một founder nào đó mô tả về sản phẩm của họ và viễn cảnh khách hàng đổ xô đi săn đón. Sự say mê ấy lớn tới mức họ chẳng còn quan tâm khách hàng nghĩ gì hay cảm thấy thế nào mà chỉ tập trung chăm chút cho “đứa con” của mình. Chỉ cho tới khi khách hàng quay lưng, họ mới thắc mắc “Sản phẩm của tôi tốt như vậy, tại sao họ lại chọn đối thủ?”. Căn bệnh này được gọi là Marketing Myopia.

Marketing Myopia – hay Tiếp thị thiển cận là gì?

Marketing Myopia là thuật ngữ được đúc kết bởi Giáo sư Theodore Levitt của Harvard Business School vào năm 1960. Theo giáo sư, Marketing Myopia chỉ một sai lầm phổ biến của các doanh nghiệp khi ưu tiên những mục tiêu ngắn hạn hơn các mục tiêu phát triển dài hạn. Thuật ngữ này cũng chỉ ra sai lầm nghiêm trọng của nhiều thương hiệu là chỉ tập trung để thỏa mãn nhu cầu của mình thay vì xác định và đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Lấy một ví dụ đơn giản, khách hàng không cần một chiếc quạt có khả năng phun sương, điều hòa không khí hay tự động điều chỉnh tốc độ, họ cần sự mát mẻ.

Marketing Myopia là thuật ngữ được đúc kết bởi Giáo sư Theodore Levitt của Harvard Business School vào năm 1960 (Ảnh: Internet)
Marketing Myopia là thuật ngữ được đúc kết bởi Giáo sư Theodore Levitt của Harvard Business School vào năm 1960 (Ảnh: Internet)

Tiếp thị thiển cận ảnh hưởng như thế nào tới sự tồn tại của doanh nghiệp?

Tiếp thị thiển cận sẽ tác động rất xấu đến toàn bộ tình bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thậm chí kiến cả một tổ chức sụp đổ. Dưới đây là một vài hậu quả của “căn bệnh” này:

Tiếp thị thiển cận sẽ tác động rất xấu đến toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí khiến cả một tổ chức sụp đổ (Ảnh: Internet)
Tiếp thị thiển cận sẽ tác động rất xấu đến toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí khiến cả một tổ chức sụp đổ (Ảnh: Internet)
  • Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (ROI) thấp: Tiếp thị thiển cận có thể khiến bạn phân bổ ngân sách marketing không hiệu quả, từ đó dẫn đến kết quả nhận được không như kỳ vọng.
  • Bỏ lỡ những cơ hội: Việc không xem xét nhu cầu thực sự của khách hàng có thể khiến bạn mất một khoản lợi nhuận cũng như thị phần. Bởi doanh nghiệp bạn không cung cấp đúng sản phẩm hoặc dịch vụ đang có nhu cầu cao từ phía khách hàng.
  • Dễ bị “đào thải” trước những thay đổi trong ngành: Những thay đổi trong sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự phát triển của công nghệ có thể làm xáo trộn toàn bộ ngành hàng của bạn. Do đó, nếu không theo kịp xu hướng của ngành, sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ lỗi thời và tự động đào thải trên thị trường.
  • Tiềm năng tăng trưởng kém: Những hậu quả được đề cập ở trên có thể hạn chế các cơ hội tăng trưởng, cản trở sự phát triển lâu dài hoặc thậm chí là phá sản.

Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp rơi vào bẫy tiếp thị thiển cận?

Rơi vào cái bẫy tiếp thị thiển cận dễ dàng hơn chúng ta tưởng. Có 3 điều cơ bản mà một chủ doanh nghiệp nhỏ cần quan tâm khi bắt đầu kinh doanh, đó chính là nguồn lực công ty, sản phẩm và nhu cầu cấp thiết trước mắt. Nếu vì một lý do nào đó mà lãng quên ba yếu tố trên, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.

Có 3 điều cơ bản mà một chủ doanh nghiệp nhỏ cần quan tâm khi bắt đầu kinh doanh, đó chính là nguồn lực công ty, sản phẩm và nhu cầu cấp thiết trước mắt (Ảnh: Internet)
Có 3 điều cơ bản mà một chủ doanh nghiệp nhỏ cần quan tâm khi bắt đầu kinh doanh, đó chính là nguồn lực công ty, sản phẩm và nhu cầu cấp thiết trước mắt (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố phổ biến dẫn đến vấn đề này:

  • Thiếu mục tiêu không rõ ràng: Một công ty tập trung vào lợi ích ngắn hạn cũng cần đề ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách rõ ràng.
  • Sự kiêu ngạo và bảo thủ: Mù quáng tin vào tính ưu việt của sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp có thể khiến doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh. Bởi họ không có kế hoạch cải thiện hay thay đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  • Áp lực từ các cổ đông: Các cổ đông có thể sẽ yêu cầu thu lại mức ROI cao ngay lập tức. Điều đó sẽ gây áp lực lên các nhà lãnh đạo và khiến họ quyết định ưu tiên các lợi ích ngắn hạn hơn là chiến lược tăng trưởng dài hạn.
  • Sợ thay đổi: Việc thay đổi mô hình kinh doanh có thể gây ra rủi ro cho một doanh nghiệp nhưng sự thận trọng quá mức sẽ khiến họ rơi vào bẫy marketing thiển cận.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Ahamove và công cuộc “xanh hóa" ngành công nghiệp vận tải

Trong xu hướng toàn cầu hóa của thị trường NFT, tất nhiên ngành vận tải - giao hàng cũng không nằm ngoài “vùng phủ sóng”. Giữa làn sóng đó, Ahamove hợp tác cùng Aura Network với mong muốn mở rộng ứng dụng sang công nghệ NFT để mang lại trải nghiệm trên Web3 cho người dùng truyền thống trên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận