Bạn muốn mua màn hình chất lượng tốt dành riêng cho nhu cầu chơi game? Ngoài các yếu tố thông thường như kích thước màn hình và khả năng tương thích phần mềm, bạn còn phải kiểm tra nhiều tính năng hiện đại như tốc độ làm mới, NVIDIA G-Sync và AMD FreeSync, v.v. Hãy cùng xem những loại màn hình chơi game tốt nhất phù hợp với túi tiền của bạn nhé!

Những yếu tố cần xem xét khi mua màn hình chơi game

Màn hình LCD và OLED

Khi mua màn hình chơi game mới, trước tiên bạn cần quyết định xem bạn muốn sử dụng màn hình LCD hay OLED. Đối với hầu hết mọi người, sự lựa chọn này phụ thuộc vào giá cả vì màn hình OLED đắt hơn đáng kể so với LCD. Nhưng kể cả khi tiền không phải là vấn đề đáng lo ngại của bạn thì quyết định lựa chọn cũng không đơn giản.

Màn hình chơi game chất lượng tốt (Ảnh: Internet)
Màn hình chơi game chất lượng tốt (Ảnh: Internet)

Màn hình LCD có 3 loại khác nhau: nematic xoắn (TN), căn chỉnh dọc (VA) và chuyển mạch trong mặt phẳng (IPS). Mỗi loại có những đặc điểm riêng, nhưng thông thường bạn không nên chọn màn hình TN trừ khi muốn tiết kiệm tiền tối đa hoặc muốn tốc độ làm mới nhanh nhất. Màn hình TN có góc nhìn, tỷ lệ tương phản và màu sắc kém nhất so với 2 loại kia. Nếu bạn đã sử dụng màn hình IPS trước đây thì sẽ không muốn dùng loại TN.

Sự khác biệt giữa VA và IPS nhỏ hơn. Trước đây màn hình chơi game VA có thời gian phản hồi pixel chậm hơn so với TN và IPS, dẫn đến hiện tượng nhòe hình ảnh khó chịu. Tuy nhiên điều đó đã được cải thiện trong những năm gần đây, thậm chí VA thường có tỷ lệ tương phản tốt hơn cả TN và IPS. Mặc dù không tốt hơn đáng kể so với IPS nhưng bởi vì tỷ lệ tương phản không phải là ưu điểm vốn có của LCD nên điều này cũng rất hữu ích.

Trong khi đó màn hình IPS vượt trội về độ chính xác màu sắc và thường có tốc độ làm mới cũng như thời gian phản hồi nhanh bằng những chiếc màn hình TN tốt nhất. Phần lớn màn hình chơi game LCD trên thị trường hiện nay đều là IPS, nhưng bạn sẽ thường xuyên thấy loại VA ở màn hình siêu rộng.

Màn hình OLED là công nghệ vượt trội về nhiều mặt so với LCD, đặc biệt là tạo ra màu đen thực sự nhờ điốt phát sáng hữu cơ. Nói một cách đơn giản, hình ảnh của game sẽ đẹp hơn với màn hình OLED vì không có đèn nền làm mất các chi tiết bóng tối. Hơn nữa, nếu bạn mua màn hình OLED thì có thể trải nghiệm điều mà các game thủ PC không làm được trước đây: chơi game HDR chất lượng cao.

Tuy nhiên màn hình OLED cũng có một số nhược điểm đáng chú ý, trong đó một vấn đề lớn là văn bản khó đọc. Hầu hết các màn hình OLED đều có bố cục pixel phụ tạo ra viền văn bản lớn trong Windows. Mặc dù không phải là vấn đề đối với chơi game, nhưng điều này có nghĩa là màn hình OLED không lý tưởng để làm việc.

Một vấn đề khác của màn hình OLED là hiện tượng burn-in. Các điốt phát sáng hữu cơ có thể bị “kẹt” nếu chúng hiển thị một hình ảnh không thay đổi trong thời gian dài. Các màn hình chơi game OLED hiện nay thường được thiết kế để ngăn chặn burn-in nhưng chúng xuất hiện trên thị trường chưa đủ lâu để kiểm tra hiện tượng này có xảy ra với các chi tiết hình ảnh cố định của hệ điều hành Windows hay không. Như vậy màn hình OLED rất phù hợp để chơi game nhưng kém lý tưởng hơn nếu bạn cần sử dụng PC hàng ngày.

Kích thước màn hình, độ phân giải và tỷ lệ khung hình

Màn hình chơi game (Ảnh: Internet)
Màn hình chơi game (Ảnh: Internet)

Kích thước của màn hình chơi game tùy thuộc vào sở thích cá nhân và không gian của bạn, ngoài ra có một số điều cần xem xét về mặt kỹ thuật như sự kết hợp giữa kích thước màn hình với độ phân giải và tỷ lệ khung hình.

Màn hình 1440p có nhiều pixel hơn 78% so với màn hình 1080p, và màn hình 4K có số pixel nhiều hơn gấp đôi so với màn hình QHD. Khi kích thước màn hình tăng lên thì mật độ pixel sẽ giảm, trừ khi tăng độ phân giải, vì vậy thường có sự khác biệt giữa kích thước và độ phân giải. Ví dụ bạn không nên mua màn hình FHD lớn hơn 24 inch hoặc màn hình QHD lớn hơn 27 inch. Ngược lại, các thành phần văn bản và giao diện trên màn hình 4K có thể trông rất nhỏ đối với các màn hình nhỏ hơn 32 inch.

Bạn cũng cần xem xét hiệu năng khi chơi game ở độ phân giải cao. Các loại GPU cấp thấp mới nhất có thể xử lý thoải mái hầu hết các game hiện đại ở độ phân giải 1080p và 60 khung hình mỗi giây. Thậm chí chúng có thể hiển thị một số game nặng ở tốc độ 120 khung hình/giây trở lên, nhưng nếu chạy những game đó với tốc độ 1440p trở lên thì chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Tốc độ khung hình cao ổn định là yếu tố quan trọng để trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Nếu ngân sách của bạn cho phép thì nên chọn độ phân giải 1440p sẽ mang lại sự cân bằng tốt nhất giữa độ rõ nét hình ảnh, chất lượng hình ảnh và hiệu suất chơi game. Độ phân giải 1080p chỉ phù hợp nếu bạn muốn tiết kiệm tiền hoặc chỉ chơi các game bắn súng như Valorant và Overwatch 2. Đối với hầu hết mọi người, trải nghiệm và hiệu suất của QHD vượt xa các độ phân giải thấp hơn.

Trước đây 4K không phải là độ phân giải khả thi để chơi game trên PC, nhưng sau đó NVIDIA đã ra mắt dòng GPU 40 cho phép chơi game 4K ở tốc độ khung hình phù hợp, đặc biệt nếu bạn chỉ chơi các game cao cấp AAA ở chế độ 1 người chơi như Control và Cyberpunk 2077, hay các game chiến thuật như Total War. Tuy nhiên màn hình chơi game 4K thường đắt hơn nhiều so với màn hình 1440p.

Tốc độ làm mới và thời gian phản hồi

Bạn sẽ thấy các loại màn hình mới hiện nay thường quảng cáo tốc độ làm mới như 120Hz, 240Hz và 360Hz. Tốc độ làm mới càng cao tức là số lần cập nhật hình ảnh hiển thị trên màn hình mỗi giây càng nhiều, từ đó tạo ra hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. Đối với các game như Overwatch, Valorant và League of Legends thì tốc độ làm mới cao có thể mang lại cho bạn lợi thế so với đối thủ, kể cả những game nhập vai 1 người chơi cũng có thể mang lại lợi ích. Màn hình có tốc độ làm mới 360Hz sẽ cho hình ảnh chuyển động đẹp hơn so với tốc độ làm mới 240Hz hoặc 120Hz, nhưng hiệu suất sẽ giảm. Ngoài ra

Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ rõ nét của chuyển động chứ không chỉ tốc độ làm mới, ví dụ một điều quan trọng không kém là thời gian phản hồi – tức là thời gian cần thiết để các pixel chuyển từ màu này sang màu khác và sau đó trở lại như cũ. Màn hình có thời gian phản hồi chậm thường tạo ra hiện tượng nhòe gây mất tập trung bất kể bạn đang chơi game nào.

FreeSync và G-Sync

Màn hình chơi game (Ảnh: Internet)
Màn hình chơi game (Ảnh: Internet)

Cho dù thiết bị mạnh đến đâu thì đôi khi cũng không duy trì được tốc độ khung hình ổn định, đặc biệt là khi chơi các game có đồ họa cao như Cyberpunk 2077 và Control. Do đó bạn phải dùng màn hình chơi game có tính năng đồng bộ hóa thích ứng để tránh làm hư màn hình.

Công nghệ đồng bộ hóa thích ứng có nhiều loại khác nhau, trong đó 2 loại thường gặp trên thị trường là AMD FreeSync và NVIDIA G-Sync, mỗi loại được thiết kế tương thích với các mức hiệu suất riêng. Ví dụ G-Sync có các mức từ thấp đến cao là G-Sync Compatible, G-Sync và G-Sync Ultimate.

Trước đây rất hiếm có màn hình chơi game đáp ứng cả FreeSync và G-Sync, vì G-Sync yêu cầu nhà sản xuất phải trang bị một bộ xử lý chuyên dụng của NVIDIA cho màn hình. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2019 khi Nvidia đưa ra chứng nhận Tương thích G-Sync, nếu một màn hình có hỗ trợ FreeSync thì gần như chắc chắn nó cũng tương thích với G-Sync.

Kết nối đầu vào

Hầu hết các loại màn hình chơi game trên thị trường hiện nay đều có ít nhất 1 cổng DisplayPort 1.4 thường dùng để kết nối màn hình mới với card đồ họa. Nếu bạn sở hữu máy chơi game PS5 hoặc Xbox Series X/S thì cũng nên cân nhắc những loại màn hình có cổng HDMI 2.1 vì chúng sẽ cho phép tận dụng tối đa các tính năng của máy chơi game.

HDR

Mặc dù các loại màn hình chơi game nhanh và nhạy đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhưng hiệu suất HDR chưa được cải thiện nhiều. Phần lớn các màn hình chơi game đang được bán trên thị trường kể cả hầu hết các mẫu cao cấp chỉ đạt chuẩn DisplayHDR 400 của VESA, tức là không phù hợp để hiển thị nội dung HDR.

Việc phát hành Windows 11 đã giúp cải thiện HDR trên máy tính và ngày càng có nhiều game được cung cấp chế độ HDR hoạt động tốt. Nhưng nếu bạn muốn có trải nghiệm HDR tốt trên PC thì phải mua màn hình OLED.

5 loại màn hình chơi game chất lượng tốt đáng mua năm 2024

LG Ultragear 27GP850-B: Màn hình chơi game tốt nhất về tổng thể

  • Kích thước màn hình: 27 inch
  • Độ phân giải: 2560 x 1440
  • Tốc độ làm mới: 165Hz
  • Loại màn hình: IPS
  • Thời gian phản hồi: 1 miligiây
  • Tỷ lệ khung hình: 16:9
Màn hình LG 27GP850-B Ultragear (Ảnh: Internet)
Màn hình LG 27GP850-B Ultragear (Ảnh: Internet)

Đối với hầu hết mọi người, LG 27GP850-B là màn hình chơi game lý tưởng nhất với tấm nền Nano IPS kích thước 27 inch, độ phân giải 1440p tuyệt vời, tốc độ làm mới gốc 165Hz và có thể ép xung lên 180Hz. Ngoài thời gian phản hồi pixel tuyệt vời (1 miligiây GtG, theo LG), màn hình này còn có tính năng nhấp nháy đèn nền có thể giúp cải thiện hơn nữa độ rõ nét của chuyển động đối với GPU có thể duy trì tốc độ khung hình trên 120 khung hình/giây. Màn hình này cũng được chứng nhận FreeSync Premium và G-Sync.

Nếu bạn không tìm thấy màn hình 27GP850-B tại các cửa hàng bán lẻ thì một mẫu khác cũng rất tốt là LG 27GL83A-B, mặc dù đã ra mắt từ vài năm trước nhưng cũng có tốc độ làm mới 144Hz, thời gian phản hồi nhanh và giá rẻ hơn ít nhất 100 USD so với 27GP850-B.

Bạn có thể mua màn hình LG Ultragear 27GP850-B tại đây

ViewSonic OMNI XG2431 24 inch: Màn hình chơi game giá rẻ tốt nhất

  • Kích thước màn hình: 24 inch
  • Độ phân giải: 1920 x 1080
  • Tốc độ làm mới: 240Hz
  • Loại màn hình: IPS
  • Thời gian phản hồi: dưới 1 miligiây
  • Tỷ lệ khung hình: 16:9
Màn hình ViewSonic OMNI XG2431 24 inch (Ảnh: Internet)
Màn hình ViewSonic OMNI XG2431 24 inch (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền hơn so với các màn hình LG ở trên thì hãy cân nhắc ViewSonic XG2431. Mặc dù giá của nó đã thay đổi trong vài tháng gần đây nhưng vẫn dưới 300 USD. Kích thước nhỏ 24 inch và độ phân giải 1080p nhưng màn hình này có tốc độ làm mới cao 240Hz, là lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn chơi game cường độ cao với ngân sách vừa phải.

Bạn có thể mua màn hình ViewSonic OMNI XG2431 24 inch tại đây

LG Ultragear OLED QHD 27 inch: Màn hình chơi game cao cấp tốt nhất

  • Kích thước màn hình: 27 inch
  • Độ phân giải: 2560 x 1440
  • Tốc độ làm mới: 240Hz
  • Loại màn hình: OLED
  • Thời gian phản hồi: 0,03 miligiây
  • Tỷ lệ khung hình: 16:9
Màn hình LG Ultragear OLED QHD 27 inch (Ảnh: Internet)
Màn hình LG Ultragear OLED QHD 27 inch (Ảnh: Internet)

Nếu bạn không ngại giá cao và thường xuyên chơi game nhập vai cũng như game đối kháng cường độ cao thì LG 27GR95QE-B là lựa chọn lý tưởng nhất. Màn hình chơi game Ultragear OLED QHD 27 inch của LG có tấm nền OLED với độ phân giải 1440p và tốc độ làm mới 240Hz, thời gian phản hồi pixel dưới 1 miligiây. Đối với hình ảnh chuyển động, màn hình này thể hiện màu sắc kém hơn ASUS PG27AQM dưới đây nhưng vượt trội hơn các màn hình chơi game chuyên dụng khi so sánh hiệu suất HDR.

Bạn có thể mua màn hình LG Ultragear OLED QHD 27 inch tại đây

ASUS ROG Swift 27 inch: Màn hình chơi game LCD cao cấp tốt nhất

  • Kích thước màn hình: 27 inch
  • Độ phân giải: 2560 x 1440 pixel
  • Tốc độ làm mới: 360Hz
  • Loại màn hình: IPS
  • Thời gian phản hồi: 1ms
  • Tỷ lệ khung hình: 16:9
Màn hình ASUS ROG Swift 27 inch (Ảnh: Internet)
Màn hình ASUS ROG Swift 27 inch (Ảnh: Internet)

Nếu bạn không muốn xảy ra hiện tượng burn-in của màn hình OLED thì ASUS PG27AQN là lựa chọn an toàn hơn mà vẫn cao cấp. Đây là một trong những màn hình chơi game có tốc độ làm mới nhanh nhất trên thị trường hiện nay – 360Hz, thời gian phản hồi 1 miligiây và tấm nền QHD 27 inch. Nó cũng đi kèm với mô-đun Reflex của NVIDIA cho phép bạn xem được độ trễ của chuột, phần cứng bên trong và màn hình ảnh hưởng đến độ trễ chung của toàn bộ hệ thống.

Bạn có thể mua màn hình ASUS ROG Swift 27 inch tại đây

Alienware AW3423DW OLED 34 inch: Màn hình cong siêu rộng cao cấp

  • Kích thước màn hình: 34 inch
  • Độ phân giải: 3.440 x 1.440 pixel
  • Tốc độ làm mới: 175Hz
  • Loại màn hình: QD-OLED
  • Thời gian phản hồi: 0,1 miligiây
  • Tỷ lệ khung hình: 21:9
Màn hình Alienware AW3423DW OLED 34 inch (Ảnh: Internet)
Màn hình Alienware AW3423DW OLED 34 inch (Ảnh: Internet)

Đối với những người sử dụng màn hình chơi game siêu rộng, một trong những lựa chọn tốt nhất hiện có là AW3423DWF. Với mức giá 1.299 USD, đây là màn hình đắt nhất trong bài này nhưng bạn sẽ được tận hưởng trải nghiệm chơi game với tỷ lệ khung hình 21:9 và tốc độ làm mới 175Hz, tốc độ phản hồi 0,1 miligiây và hiệu suất HDR True Black 400. Thứ duy nhất nó thiếu là cổng HDMI 2.1.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 lý do card đồ họa NVIDIA được đánh giá chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay

Bạn đang tìm mua card đồ họa mới nhưng không biết chọn NVIDIA hay AMD? Cả hai đều là thương hiệu nổi tiếng được biết đến với những sản phẩm tuyệt vời, nhưng có rất nhiều lý do để chọn NVIDIA ở thời điểm hiện tại. Hãy cùng khám phá tại sao GPU của NVIDIA được đánh giá tốt ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận