Dinh dưỡng luôn là điều ưu tiên khi chúng ta tìm đến một loại thực phẩm nào đó. Và khi bạn chế biến hoặc ăn những món ăn từ rau chân vịt thì bạn cũng cần phải biết rằng chúng mang đến những lợi ích như thế nào. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 8 lợi ích về sức khỏe mà rau chân vịt có thể mang đến cho bạn nhé!

Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt

Rau chân vịt còn có tên gọi khác là rau bina, rau cải bó xôi, là loại rau lá xanh mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe của não cũng như tim mạch.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau chân vịt chưa qua chế biến, gồm:

  • Calo: 23
  • Nước: 91%
  • Chất đạm: 2,9g
  • Đường: 0,4g
  • Chất xơ: 2,2g
  • Chất béo: 0,4g
Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt (Ảnh: Internet)
Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, rau bina còn chứa một lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào mà cơ thể cần, chẳng hạn như: vitamin A,C, K1, B9, B6, E và các loại khoáng chất như sắt, magie, canxi,…

Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa các hợp chất thực vật quan trọng như: lutein, nitrat, quercetin, kaempferol, zeaxanthin,…

8 lợi ích về sức khỏe mà rau chân vịt có thể mang đến cho bạn

Nguồn dinh dưỡng dồi dào

Mặc dù có ít calo nhưng rau bina lại chứa đầy chất dinh dưỡng. Dựa vào giá trị dinh dưỡng có thể nhận thấy rằng chúng mang lại cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất – những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh.

Rau chân vịt có nguồn dinh dưỡng dồi dào (Ảnh: Internet)
Rau chân vịt có nguồn dinh dưỡng dồi dào (Ảnh: Internet)

Trong 100g rau có thể cung cấp hơn 300% nhu cầu trung bình hàng ngày của vitamin K. Loại rau này cũng cung cấp hơn 160% và 40% nhu cầu trung bình hàng ngày của vitamin A và vitamin C. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, vitamin K và A có trong rau hỗ trợ xương chắc khỏe và vitamin C giúp chữa lành vết thương.

Rau bina cũng chứa 45% nhu cầu trung bình hàng ngày của folate – một loại vitamin B giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA. Nó cũng cung cấp sắt, magie, kali, canxi và một lượng nhỏ vitamin B khác.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Ngoài việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rau bina còn cung cấp chất chống oxy hóa có liên quan với chống viêm và bảo vệ khỏi bệnh tật.

Rau bina - một trong những loại rau chứa chất chống oxy hóa mà bạn có thể bổ sung (Ảnh: Internet)
Rau bina – một trong những loại rau chứa chất chống oxy hóa mà bạn có thể bổ sung (Ảnh: Internet)

Một số chất chống oxy hóa trong rau bina bao gồm kaempferol, quercetin, myricetin và isorhamnetin, còn được gọi là flavonoid. Trong đó, flavonoid là hợp chất có thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh ung thư cũng như các bệnh tim mạch và viêm nhiễm.

Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên tạp chí Thực phẩm & Chức năng của Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng các hợp chất được tìm thấy trong rau bina có thể làm giảm stress oxy hóa. Chúng cũng ảnh hưởng tích cực đến sự biểu hiện gen hoặc một số gen nhất định trong quá trình trao đổi chất.

Vì những lý do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ăn nhiều rau bina có thể giúp hạn chế các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì.

Ăn nhiều rau chân vịt có thể giúp bạn chống lại các bệnh tật (Ảnh: Internet)
Ăn nhiều rau chân vịt có thể giúp bạn chống lại các bệnh tật (Ảnh: Internet)

Rau bina là một nguồn nitrat vô cơ, mà các nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó có thể làm giảm huyết áp và làm cho các động mạch bớt cứng hơn, cùng với những lợi ích khác. Bạn cũng nhận được kali từ rau bina, giúp tim hoạt động tốt.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Tác dụng chống viêm của rau chân vịt làm cho nó trở thành “ứng cử viên” giúp bảo vệ não bộ, đặc biệt là về mặt lão hóa.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ là một trong những lợi ích rau bina mang đến cho bạn (Ảnh: Internet)
Hỗ trợ sức khỏe não bộ là một trong những lợi ích rau bina mang đến cho bạn (Ảnh: Internet)

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên tạp chí Alzheimer’s & Dementia – Mỹ, các nhà nghiên cứu đã theo dõi mô hình ăn uống và khả năng nhận thức của hơn 900 người trưởng thành từ 58 đến 98 tuổi trong khoảng 5 năm. Họ quan sát thấy tỷ lệ suy giảm nhận thức giảm đáng kể ở những người ăn nhiều rau lá xanh hơn những người khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn một đến hai khẩu phần các loại rau này hàng ngày có khả năng nhận thức giống như những người trẻ hơn khoảng 7,5 tuổi so với tuổi thực của họ.

Giúp kiểm soát huyết áp

Rau bina cũng là một nguồn nitrate dồi dào tự nhiên. Nitrate làm giãn mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt căng thẳng cho tim.

Rau bina giúp kiểm soát huyết áp (Ảnh: Internet)
Rau bina giúp kiểm soát huyết áp (Ảnh: Internet)

Nước uống từ rau chân vịt cũng như nước ép củ cải đường cũng giúp làm giảm huyết áp đáng kể. Huyết áp tâm trương vẫn ở mức thấp trong 5 giờ sau khi dùng đồ uống rau bina.

Giúp tăng cường sức khỏe của mắt

Lutein và zeaxanthin là các carotenoid trong rau bina giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt lâu dài. Ví dụ, giống như vitamin C, chúng làm giảm khả năng bị đục thủy tinh thể. Bạn cũng nhận được rất nhiều vitamin A từ rau bina, giúp hỗ trợ thị lực tốt.

Mắt sẽ được cải thiện đáng kể nhờ rau chân vịt (Ảnh: Internet)
Mắt sẽ được cải thiện đáng kể nhờ rau chân vịt (Ảnh: Internet)

Một trong những chất chống oxy hóa trong rau bina – lutein có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Theo Viện Mắt Quốc gia Mỹ (AMD), bệnh về mắt có thể làm mờ thị lực trung tâm, độ sắc nét cần thiết cho việc đọc và lái xe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cho những người trên 55 tuổi.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, zeaxanthin và lutein có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể – một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa.

Tăng cường hệ miễn dịch

Rau bina có vitamin và khoáng chất như vitamin E và magie hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn. Hệ thống này giúp bạn an toàn khỏi virus và vi khuẩn gây bệnh.

Rau bina giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)
Rau bina giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)

Có khả năng giúp phục hồi vết thương

Vitamin C trong rau bina có nhiều lợi ích, bao gồm giúp cơ thể tạo ra collagen – chất cần thiết để chữa lành các vết thương. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cơ thể tăng lượng sắt hấp thụ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Hợp chất thực vật có trong rau chân vịt giúp chữa lành vết thương (Ảnh: Internet)
Hợp chất thực vật có trong rau chân vịt giúp chữa lành vết thương (Ảnh: Internet)

Một hợp chất thực vật có trong rau chân vịt là quercetin có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng cũng như viêm của cơ thể. Vì vậy có thể nói nếu muốn đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết thương thì bạn nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn.

Làm thế nào để không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của rau khi chế biến?

Kết hợp rau bina vào các món ăn sống và nấu chín có thể giúp tối đa hóa lợi ích sức khỏe của nó, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng việc không nấu rau xanh sẽ góp phần bảo toàn hàm lượng lutein của nó.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Food Chemistry – Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng sau khi nấu rau bina bằng nhiều phương pháp khác nhau, hàm lượng lutein của rau giảm dần. Khi chiên rau ở nhiệt độ cao, một tỷ lệ đáng kể lutein đã giảm sau 2 phút.

Cách chế biến ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng trong rau chân vịt (Ảnh: Internet)
Cách chế biến ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng trong rau chân vịt (Ảnh: Internet)

Vì vậy, hãy thử kết hợp rau bina vào sinh tố, kết hợp với chất béo lành mạnh như bơ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Khi bạn cắt rau bina thành từng miếng nhỏ, lutein sẽ tiết ra từ lá. Chất béo lành mạnh làm tăng khả năng hấp thu chất chống oxy hóa chống lại bệnh về mắt.

Ngoài ra, luộc chín rau sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin C. Thay vào đó hãy hấp rau là cách tốt nhất để bảo quản vitamin C. Nấu chín cũng làm giảm lượng vitamin E trong rau bina nhưng lại làm tăng hàm lượng vitamin A.

Vì vậy, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng mà bạn nên chọn cách chế biến rau chân vịt đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng của rau nhé.

Tham khảo các chia sẻ về giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích của rau chân vịt:

Xem cách làm Salad với rau bina:

Mời bạn tìm đọc thêm bài viết liên quan:

Tài liệu tham khảo:

  1. WebMD
  2. Health
  3. Healthline
Xem thêm

Lợi ích của rau thơm đối với sức khoẻ giúp tăng cường dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật

Chắc hẳn mỗi chúng ta không còn xa lạ gì với những loại rau thơm trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là món ăn kèm được nhiều người yêu thích, rau thơm còn có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như vitamin A, canxi,… Dưới đây là một số lợi ích của rau thơm rất tốt ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
7 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
user-c

bài hay, cho 10 tim ủng hộ

tuanhnguyenngoc

rau chân vịt làm salad ngon cực, nhưng mà nếu biết ăn thì mới thấy ngon

tunvui

cho 5 sao với bài viết này nha ad

Lê Huỳnh Chi

rau chân vịt kiểm soát được huyết áp đấy