Trong vòng nửa đầu năm 2023, hàng loạt thương hiệu lớn từng “làm mưa làm gió” ở thị trường quốc tế như Michelin Guide, Lush, Apple… đã chính thức ra mắt tại Việt Nam. Sự gia nhập thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp đã tạo nên những luồng ý kiến khác nhau.
Khi thương hiệu gia nhập thị trường mới
Khi doanh nghiệp đủ tiềm lực về tài chính hoặc đảm bảo về chất lượng sản phẩm, họ sẽ thực hiện mở rộng quy mô bằng cách gia nhập vào một thị trường mới. Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: mở rộng tệp khách hàng, tăng doanh thu, đẩy mạnh nhận diện thương hiệu trên trường quốc tế, tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành và hoàn thiện chuỗi cung ứng. Cơ sở khách hàng lớn và đa dạng cũng giúp bảo vệ thương hiệu khỏi sự phụ thuộc quá mức vào một nhóm người dùng cụ thể, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Gần đây, động thái gia nhập thị trường nội địa của các thương hiệu lớn như Apple, Lush hay Michelin Guide đã cho thấy họ đang bắt đầu quan tâm và đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng trong nhiều năm tới. Giải thích từ góc độ kinh tế, khi một thương hiệu hoặc doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới, tức họ đã nhận ra sự bão hòa ở các quốc gia quen thuộc và mong muốn khai phá tiềm năng tại một thị trường mới. Chẳng hạn như, hiện nay sức mua của Apple ở thị trường châu Âu như Đức và Pháp đang giảm, nên doanh nghiệp này buộc phải khám phá những “vùng đất” mới để tiếp tục kích thích nhu cầu mua sắm của người bản địa.
Các phương thức gia nhập thị trường mới
Dù ở bất kỳ hình thức nào, khi doanh nghiệp hoặc nhãn hàng nước ngoài muốn gia nhập thị trường mới, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải nghiên cứu kỹ thị trường, bao gồm việc tìm hiểu về nhân khẩu học, thị hiếu, thu nhập và xu hướng mà người tiêu dùng quan tâm… Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự khác biệt và mong muốn của người tiêu dùng ở thị trường đó. Nếu không có nền tảng vững chắc về thông tin, kiến thức xoay quanh thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn, thậm chí là thất bại.
Sau khi nghiên cứu thị trường và xác định được chân dung khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân sự để triển khai các hoạt động kinh doanh, bao gồm bán hàng, marketing hoặc dịch vụ sau bán hàng. Khi đã nghiên cứu kỹ về thị trường mục tiêu và chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tùy chỉnh hoạt động kinh doanh để thích nghi với yếu tố đặc thù của thị trường mới. Chẳng hạn, sự khác biệt văn hóa là một tiêu chí quan trọng. Bởi lẽ, sản phẩm của thương hiệu có thể được yêu thích ở một quốc gia, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó sẽ đạt thành công tương tự ở quốc gia khác.
Để triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả, các thương hiệu cũng cần những chiến lược marketing theo xu thế. Dựa trên nghiên cứu về sở thích hiện tại của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra các ý tưởng truyền thông mới mẻ, hợp trend, giúp định vị và nâng tầm thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém chính là dịch vụ sau bán hàng. Ở các thị trường có sự cạnh tranh càng lớn, dịch vụ tốt sẽ giúp thương hiệu trở nên nổi bật.
Tiềm năng của thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam tồn tại nhiều rào cản đối với một số ngành hàng nhất định. Đầu tiên là rào cản về pháp lý. Các sản phẩm liên quan đến chất kích thích như rượu bia hoặc thuốc lá sẽ phải đối diện với những quy định nghiêm ngặt, điều luật hạn chế số lượng nhập khẩu tại Việt Nam.
Mặc dù người tiêu dùng Việt sẵn sàng thay đổi và thử nhiều sản phẩm mới, nhưng yếu tố văn hóa cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn như, hãng thức ăn nhanh Subway đã từng thất bại ở Việt Nam và buộc phải đóng cửa vì hoạt động kinh doanh không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Đã xóa: Bên cạnh các hãng thức ăn nhanh, lĩnh vực cà phê cũng gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam. Mặc dù không có rào cản pháp lý, nhưng thị trường cà phê nội địa lại cạnh tranh rất khốc liệt. Mỗi năm có rất nhiều thương hiệu cà phê mới xuất hiện, nhưng cũng không ít hãng phải rút khỏi Việt Nam hoặc đóng cửa.
Tương tự, thị trường bán lẻ cũng đối mặt với sức nóng cạnh tranh cao. Nhiều tập đoàn lớn như Auchan hoặc Parkson đã gia nhập và phải rời khỏi thị trường Việt không lâu sau đó. Parkson không thể cạnh tranh với các trung tâm thương mại khác và gần đây đã tuyên bố phá sản.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Khái niệm và vai trò của Customer Engagement trong kinh doanh
- Tìm hiểu về App Marketing – Bắt đầu từ đâu?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình mong muốn được nhận được sự đóng góp của các bạn để bài viết có thể cải thiện hơn. Hãy để lại ý kiến của bạn ở dưới nhé.