Kabuki là loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật. Trong suốt thời kỳ phát triển kịch Kabuki có nhiều điều thú vị. Cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

Từng giai đoạn phát triển của kịch Kabuki

Xuất hiện vào đầu thế kỷ 17, sự mới mẻ của Kabuki đã giúp loại hình này phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng bạn đã biết người khởi xướng lại là một người phụ nữ? Bà ấy tên Izumo no Okuni. Kabuki được biết đến là “nghệ thuật hát múa”. Sau sự thành công của Okuni, nhiều cô gái bắt đầu học hỏi cách diễn của bà, dần dần người học càng nhiều và Kabuki tạo thành làn sóng mới. Do lúc bấy giờ loại kịch này được dùng ở các kĩ viện và người biểu diễn là các gái mại dâm, họ trình diễn để thu hút đàn ông nên lối diễn xuất rất khiêu gợi và trở nên đồi trụy nên đến năm 1629 phụ nữ bị cấm diễn.

Một nghệ nhân diễn Kabuki truyền thống (Ảnh: internet)
Một nghệ nhân diễn Kabuki truyền thống (Ảnh: internet)

Để tiếp nối làn sóng vốn có ấy, nhiều thanh niên trẻ tuổi được chọn đóng vai nữ giới. Họ có sự uyển chuyển trong dáng đi, giọng nói cao như con gái và để che đi những nét góc cạnh trên khuôn mặt họ thường trang điểm rất đậm. Từng bước phát triển, thể loại cũng như lời kịch cũng được chăm chút và đa dạng hơn trước. Sau, các thanh niên trẻ lại bán dâm cho các khách nam đồng tính nên đến 1652, họ cũng bị cấm trình diễn. Từ đó, bắt đầu chỉ còn đàn ông gắn bó với kịch Kabuki.

Lúc bấy giờ, Kabuki còn có tên gọi khác là yarō kabuki (野郎歌舞伎) và yarō – nghĩa là dã lang. Vượt mặt các loại hình giải trí khác, Kabuki được trình diễn trước giới quý tộc và may mắn nhận được sự yêu thích. Dù đến khoảng giữa thế kỉ 18, kịch Kabuki mất sức nóng của mình do loại hình kịch rối Bunraku xuất hiện nhưng về sau, Kabuki vẫn có những khán giả riêng cho mình. Và vào năm 2005, Kabuki đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nhân vật và thể loại

Về nhân vật thì Kabuki có 3 loại chính là Tachiyaku (nhân vật nam trẻ tuổi, tốt bụng), Katayaku (kẻ cấu chuyên làm điều ác) và Onnagata (nhân vật nữ). Các nhân vật sẽ được mặc các trang phục được trang trí, vẽ hoặc thêu và có độ cầu kỳ theo các tầng lớp của nhân vật. Màu sắc là điều được quy định như đỏ thể hiện sự giận dữ, niềm đam mê; màu xanh hoặc đen thể hiện cho cái ác; xanh da trời là các thế lực siêu nhiên và tím là dành cho sự cao quý. Và đa phần, diễn viên kịch được trang điểm rất đậm.

Màu sắc trang phục như một phần thể hiện tầng lớp của nhân vật (Ảnh: internet)
Màu sắc trang phục như một phần thể hiện tầng lớp của nhân vật (Ảnh: internet)

Về thể loại, Kabuki thường được chia làm 3 loại là: Jidaimono – thường đề cập đến các sự kiện lịch sử quan trọng trước thời Edo; Sewamono – mô tả cuộc sống đời thường và cuối cùng là Shosagoto – kiểu nhạc kịch kết hợp với vũ điệu.

Các vở kịch kabuki nổi tiếng

Kanadehon Chushingura (Kho bạc của những người trung thành): Thuộc thể loại jidaimono, dựa trên câu chuyện về 47 samurai trả thù cho cái chết của chủ nhân bị sát hại trước khi tự sát theo cách mổ bụng.

Kanadehon Chushingura (Kho bạc của những người trung thành) (Ảnh: internet)
Kanadehon Chushingura (Kho bạc của những người trung thành) (Ảnh: internet)

Sugawara Denju Tenarai Kagami (Sugawara và những bí mật của thư pháp): Dựa trên cuộc đời của học giả Sugawara no Michizane.

Một vở kịch thuộc loại Sewamono (Ảnh: internet)
Một vở kịch thuộc loại Sewamono (Ảnh: internet)

Sonezaki Shinjuu (Sự tự sát ở Sonezaki): kể về câu chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của Tokubei và Ohatsu.

Chuyện tình đầy lãng mạn của họ (Ảnh: internet)
Chuyện tình đầy lãng mạn của họ (Ảnh: internet)

Hoàng tử bé gia tộc Kabuki

Với truyền thống của gia đình, ngay từ bé, Fujima đã được học rất nhiều về loại hình nghệ thuật này. Ngoài tài năng bẩm sinh, cậu bé sinh năm 2005 sở hữu ngoại hình tuấn tú và đã từng ra mắt tự truyện vào năm 13 tuổi. Cậu khá nổi tiếng ở giới trẻ không chỉ nhờ ngoại hình mà còn ở việc cậu giữ gìn và mang trong mình trọng trách phát triển Kabuki.

Truyền nhân đời thứ 3 của gia tộc hội tụ nhiều yếu tố (Ảnh: intetnet)
Truyền nhân đời thứ 3 của gia tộc hội tụ nhiều yếu tố (Ảnh: intetnet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Những Điều Thú Vị Về Núi Phú Sĩ Ở Nhật Bản

Là một trong hai biểu tượng văn hóa Nhật Bản, núi Phú Sĩ (Fuji) mang trong mình sự hùng vĩ và đồ sộ bậc nhất tại đất nước hơn 70% diện tích là đồi núi này. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh ngọn núi này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận