Đà Lạt là điểm du lịch rất quen thuộc với nhiều người nhất là giới trẻ. Ở đây có rất nhiều khu vui chơi, giải trí, có nhiều cảnh đẹp cho chúng ta tha hồ sống ảo. Tuy nhiên có một nơi cũng thú vị không kém nhưng ít được ai nhắc đến đó là cung của vị hoàng hậu cuối cùng của nước ta. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu xem cung Nam Phương hoàng hậu có gì thú vị nhé!

Quá trình ra đời của cung

Tên gọi đầu tiên của công trình là “Dinh Quận công Nguyễn Hữu Hào”. Nguyễn Hữu Hòa cũng là cha ruột của Nam Phương hoàng hậu. Sau khi bà lấy Vua Bảo Đại, cha bà đã tặng dinh này lại cho bà và nó được đổi tên thành “Cung Nam Phương hoàng hậu”.

Công trình này được xây dựng bởi ông Nguyễn Hữu Hào vào năm 1932, mục đích của việc xây dựng dinh thự này để làm nơi nghỉ dưỡng cho cả gia đình. Căn nhà bao gồm: 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng được khoảng 500 mét vuông.

(Nguồn: Internet)
Lăng Nguyễn Hữu Hào-thân phụ Nam Phương hoàng hậu(Nguồn: Internet)

Kiến trúc là một trong những điểm thú vị của dinh thự khi được kết hợp một cách khéo léo giữa kiến trúc Pháp pha lẫn những nét Á Đông. Thân phụ của hoàng hậu rất chú trọng vào công trình này khi hầu hết các vật liệu đều được ông cho nhập về từ Phát và Ý. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu hào còn cho mời kiến trúc sư từ Pháp để thiết kế.

(Nguồn: Internet)
Kiến trúc kết hợp hiện đại và cổ điển (Nguồn: Internet)

Công trình được xây dựng trong 2 năm từ 1932 đến 1934. Nhiều người từng tham quan cho rằng dinh này không hoành tráng như dinh của của vua Bảo Đại tại Đà Lạt, nhưng nó vẫn mang những nét đẹp, những điểm thú vị riêng mà không phải ở đâu cũng có.

Cung được mang tên vị hoàng hậu xinh đẹp của chúng ta, tuy nhiên, suốt cuộc đời bà lại chẳng dành nhiều thời gian ở tại đây. Tuy vậy, bên trong cung vẫn có nhiều đồ vật gắn liền với bà và gia đình.

Vị trí địa lý và giá đến tham quan cung

Tọa lạc bên trong bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, rất dễ tìm kiếm cho du khách muốn tham quan. Nằm trên một vùng đất cao có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thành phố Đà Lạt. Hiện nay, có thể cảnh vật nhìn từ đây xuống sẽ không còn được như xưa vì các tòa nhà cao tầng, các cơ sở vật chất “mọc lên” đã che đi cảnh vật năm xưa.

(Nguồn: Internet)
Dinh thự nằm bên trong bảo tàng Lâm Đồng (Nguồn: Internet)

Du khách chỉ cần bỏ ra 22.000 đồng là có thể có 1 vé vào tham quan bảo tàng và cả công trình kiến trúc này. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý cung Nam Phương hoàng hậu hiện nay chỉ mở cửa cho khách tham quan ở tầng trệt và lầu 1 của cung.

Kiến trúc bên trong cố cung

Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể đến là những bức tường của dinh thự này đều được xây dày 40cm, mục đích nhằm để chống nắng vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.

Căn phòng đầu tiên du khách có thể nhìn thấy là phòng khách của gia đình ông Nguyễn Hữu Hào. Tại đây, sẽ có 1 cửa sổ lớn hướng thẳng ra hồ Xuân Hương, nếu ngày xưa chưa có nhà cửa nhiều, có lẽ sẽ nhìn được toàn cảnh hồ Xuân Hương xinh đẹp.

(Nguồn: Internet)
Các hiện vật được trưng bày bên trong (Nguồn: Internet)

Ở 1 phòng khác trưng bày các đồ dùng của gia đình hoàng hậu. Từ các dụng cụ nhà bếp, phòng ăn như: các chén, các đũa, các đĩa,… cho đến các vật dụng như bộ xì gà, máy phát loa,… Tất cả đều cho chúng ta thấy được nét sinh hoạt của gia đình bà ngày xưa.

Tầng 1 là nơi các phòng ngủ được bố trí, tại đây sẽ có phòng ngủ của thân phụ Nam Phương hoàng hậu, phòng ngủ của bà, phòng ngủ của con trai bà và các phòng ngủ khác. Các phòng đều được xây dựng cách đây gần 100 năm nhưng đâu đó trong kiến trúc chúng ta vẫn thấy phảng phất nét hiện đại.

Phòng ngủ của hoàng hậu (Nguồn: Internet)
Phòng ngủ của hoàng hậu (Nguồn: Internet)

Mỗi phòng ngủ đều được trang bị lò sưởi và các dinh thự có trên dưới 10 cái máy sưởi. Ngày xưa, mọi người hay đùa rằng chỉ cần đếm số lò sưởi trong nhà là sẽ biết được mức độ giàu có của chủ nhà. Và với số lượng lò sưởi như trên đã chứng minh được mức độ giàu có của ông đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào.

Đôi nét về Nam Phương hoàng hậu

Cha bà là ông Nguyễn Hữu Hào, sinh năm 1868 tại tỉnh Gò Công-Tiền Giang, mẹ bà là Lê Thị Bình. Ông ngoại là đại phú hộ giàu có tên Lê Phát Đạt. Cha mẹ Nam Phương hoàng hậu có 2 người con gái và điều đặc biệt là cả 2 đều được đặt tên giống cha mình là Nguyễn Hữu Hào, chỉ khác mỗi tên thánh kèm theo là Marie-Agnès và Jeanne Mariette. Mãi sau này người con út cũng chính là Nam Phương hoàng hậu mới đổi lại tên là Nguyễn Hữu Thị Lan.Gia đình Nam Phương hoàng hậu (Nguồn: Internet)

Gia đình Nam Phương hoàng hậu (Nguồn: Internet)Ngày 20/03/1934, hôn lễ của hai người chính thức diễn ra tại Huế, khi ấy Bảo Đại được 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan vừa tròn đôi mươi. Hôn lễ này bị nhiều người phản đối vì Nam Phương hoàng hậu là người theo đạo Thiên Chúa. Trước khi cưới được bà, Bảo Đại buộc phải chấp nhận một số điều gia đình nhà vợ đưa ra: Phải tấn phong hoàng hậu ngay trong ngày cưới, Nguyễn Hữu Thị Lan không theo Phật Giáo, vẫn được giữ lại đạo cũ và các con sau này sẽ theo đạo bà, cùng một số yêu cầu khác nữa.

Dù gặp nhiều phản đối nhưng Bảo Đại nhất quyết phải cưới được người con gái ông yêu. Ông đã có câu nói nổi tiếng là chỉ cưới vợ cho mình chứ không phải cho bất kì ai khác. Nhờ đó mà hôn sự này vẫn được diễn ra, hai người có nhiều năm sống hạnh phúc với nhau và có được 5 người con bao gồm: 2 người con trai là Nguyễn Phúc Bảo Long và Nguyễn Phúc Bảo Thắng, cùng với 3 Hoàng nữ là Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Những người con của ông bà sinh lần lượt từ năm 1936 đến 1943.

Bà bên các con (Nguồn: Internet)
Bà bên các con (Nguồn: Internet)
Xem thêm

500+ câu nói hài hước về tất tần tật các chủ đề trong cuộc sống khiến bạn vui vẻ cả ngày

Nếu bạn còn đang loay hoay tìm kiếm những câu nói hài hước xoay quanh các chủ đề thú vị khác nhau trong cuộc sống thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy để BlogAnChoi cho bạn vô vàn gợi ý hay ho và đặc biệt còn độc, lạ qua 500+ câu nói hài hước bên dưới đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận