Ngày nay, việc kết hợp thuốc đông y và tây y để hỗ trợ chữa bệnh ngày càng phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí làm bệnh trở nặng. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về cách phối hợp 2 phương thuốc này một cách hiệu quả và an toàn nhé!

Sponsor

Kết hợp thuốc đông y và tây y như thế nào?

Theo nghiên cứu và thực tế chứng minh, việc kết hợp sử dụng thuốc đông y và tây y hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả của thuốc và giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu không phối hợp đúng cách thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng và các tai biến không mong muốn.

Khi sử dụng thuốc tây theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ, bạn có thể phối hợp với các loại thuốc đông y phù hợp mà bạn đã và đang có sẵn. Thường thì mỗi loại thuốc đều có thời gian uống khác nhau, với các loại thuốc hợp nhau thì bạn nên tuân thủ lịch trình uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc người hướng dẫn.

Còn với các loại thuốc không được sử dụng cùng lúc, bạn nên ngừng sử dụng một loại cho đến khi đã dùng hết loại kia thì hãy quay lại và dùng tiếp. Hoặc bạn nên sắp xếp cho thời gian sử dụng hai loại thuốc đông y và tây y này cách xa nhau để đảm bảo an toàn.

Các loại thuốc đông y và tây y có thể kết hợp với nhau

1. Rượu thuốc và scopolamine

Rượu thuốc là loại thuốc có tác dụng như dầu gió, cao hổ dùng để chữa bệnh về đau xương, viêm khớp. Còn scopolamine được dùng chữa các bệnh về say xe, viêm ruột thừa, giảm tiết dịch và gây mê.

Đông tây y
Lưu ý khi dùng rượu thuốc với các loại thuốc tây. (Nguồn: Internet)

Hai loại thuốc này có thể dùng chung với nhau, chúng giúp giảm co tiểu động mạch, giảm độ nhớt của máu và có tác dụng an thần. Đồng thời, rượu thuốc cũng giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị huyết áp của scopolamine.

2. Các vị thuốc ích khí, tiện tì với nhóm thuốc Nitric acid ester

Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm là thuốc ích khí, tiện tì giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Nhóm Nitric acid ester lại là thuốc giãn mạch được dùng trong điều trị đau thắt ngực, co thắt bụng,…

Đông tây y
Bạch truật là một loại thảo dược ích khí, tiện tì. (Nguồn: Internet)

Khi những loại thuốc này kết hợp với nhau có thể làm giảm tác dụng không mong muốn về rối loạn tiêu hóa – một tác dụng phụ khi dùng thuốc.

3. Tam thất và prenylamine

Giảm đau, giúp tan máu, hỗ trợ tiêu hóa và làm đẹp là những công dụng của tam thất – một loại thuốc đông y mà ai cũng biết. Prenylamine cũng là một loại thuốc giãn mạch dùng trong chữa đau thắt ngực.

Có thể dùng chung 2 loại thuốc này để tăng cường lưu lượng mạch vành, giảm tiêu hao dưỡng khí của cơ tim, bảo hộ cơ tim, tăng cường hiệu lực chống đau thắt ngực.

4. Khổ sâm và Mexiletine

Khổ sâm có tác dụng trong việc kháng sinh, nhiễm khuẩn. Mexiletine được dùng trong điều trị chống loạn nhịp tim. Khi dùng chung 2 loại này sẽ giúp tăng cường hiệu quả trong điều trị nhịp nhanh tái phát và rung thất.

5. Hòe hoa và clofibrate

Trong điều trị cao huyết áp, hòe hoa rất được ưa dùng vì có công dụng rất tốt. Còn clofibrate thì có tác dụng giảm nồng độ cholesterol cao trong máu. Khi dùng chung có thể tăng tác dụng giảm mỡ máu, chống xơ vữa mạch vành. Bạn có thể mua sách hướng dẫn sử dụng thuốc đông y tại đây.

Những sai lầm khi hết hợp thuốc tây và thuốc ta vô cùng nguy hiểm

Kháng sinh với các loại thuốc đông y chứa vi sinh vật

Các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng ức chế vi sinh vật và enzyme, vì thế khi sử dụng thuốc kháng sinh không nên dùng các loại thuốc đông y chứa các loại vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, chao đậu, sơn tra,…

Đông tây y
Không nên kết hợp kháng sinh với các loại thuốc chứa vi sinh vật. (Nguồn: Internet)

Nếu không kiêng kị việc đó thì thuốc Bắc sẽ mất tác dụng hoàn toàn, đồng thời tác dụng kháng khuẩn của thuốc kháng sinh cũng bị giảm đi nhiều.

Nhóm thuốc tetracycline với nhóm đông y chứa nhiều canxi, magie

Các loại thuốc tây như tetracycline không thể dùng lẫn với các vị thuốc Bắc có chứa các chất như canxi, magie,… Những loại thuốc Bắc đó gồm viên giải độc ngưu hoàng, viên chu tằng, phèn chua, từ thạch,… Trong tây y, tetracycline chủ yếu dùng để tiêu viêm, dễ kết hợp với các chất vô cơ như canxi, magie,… tạo thành những hợp chất khó hấp thụ, làm giảm hiệu quả điều trị.

Sponsor

Bệnh nhân muốn tăng hiệu quả tiêu viêm, cùng với việc sử dụng kháng sinh Tây y lại dùng thêm viên giải độc ngưu hoàng, khiến cho kết quả ngược lại, chúng sẽ làm mất tác dụng tiêu viêm. Cũng như vây, khi dùng tetracycline với cam thảo hay các loai thảo dược có thành phần axit ellagic như vỏ thạch lưu, địa du, sơn tra,… đều làm giảm các tác dụng điều trị. Bạn có thể mua ấm sắc thuốc bắc tại đây.

Đông tây y
Cần phải cẩn thận khi kết hợp thuốc đông y và tây y. (Nguồn: Internet)

Một vài trường hợp nên kiêng kị khác khi dùng kết hợp đông y và tây y

Các loại thuốc đông y có chứa nitrilglycoside như đào nhân hay hạnh nhân thì không nên dùng cùng thuốc tây y thuộc nhóm an thần, gây tê và hôn mê vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan.

Các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh và thuốc cường tim nhóm digitalis không nên dùng cùng nhau. Việc đó có thể gây ảnh hưởng tới nhịp tim. Nhóm thuốc sulfanilamide không nên dùng cùng với bồ công anh, ô mai hay xuyên khung – các loại thảo dược có chứa axit hữu cơ. Vì điều đó có thể gây ra sỏi đường tiết liệu.

Các bạn có thể xem thêm:

Trên đây là một vài lưu ý khi sử dụng kết hợp thuốc đông y và tây y mà bạn nên biết. Nếu có thêm ý kiến hãy chia sẻ với chúng tôi và nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn nha.

Sponsor
Xem thêm

8 công dụng của ngải cứu giúp chữa bệnh, giảm cân cực hiệu quả

Cây ngải cứu từ rất lâu đã được xem như một loại thuốc chữa bệnh phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các công dụng của ngải cứu. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(