Khoảng 1% đến 2% người trưởng thành ở Mỹ đã được chẩn đoán mắc hội chứng này. Có đến 2% thanh thiếu niên từng trải qua nó. Hội chứng sợ đám đông phổ biến hơn ở phụ nữ, thường bắt đầu xảy ra trước 35 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện hội chứng này bao gồm:
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng này, tuy nhiên nó thường liên quan đến chứng rối loạn hoảng sợ có sẵn ở người đó. Rối loạn hoảng sợ gây ra các cơn sợ hãi ngắn, dữ dội mà không có lý do cụ thể nào. Khoảng 1/3 số người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ xuất hiện hội chứng sợ đám đông, nhưng nó cũng có thể xảy ra đơn lẻ.
Bất kỳ ai cũng có lúc lo lắng, nhưng rối loạn lo âu gây lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và căng thẳng tột độ, điều này có thể khiến bạn trốn tránh các tình huống xảy ra hàng ngày.
Các dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông tương tự như một cơn hoảng loạn. Bạn có thể gặp các triệu chứng:
Nếu bạn cho rằng mình mắc hội chứng sợ đám đông và sự lo lắng đang cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Nếu ngại đến trực tiếp văn phòng y tế, bạn có thể đặt lịch hẹn qua điện thoại.
Bác sĩ tâm lý có thể hỏi bạn một vài vấn đề như:
Bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán hội chứng sợ đám đông dựa trên các triệu chứng, tần suất chúng xảy ra và mức độ nghiêm trọng đến đâu. Điều quan trọng là phải cởi mở và thành thật khi nói chuyện.
Bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán hội chứng sợ đám đông nếu bạn đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do Hiệp hội Tâm thần Mỹ đưa ra. Để được chẩn đoán mắc hội chứng này, người đó phải cảm thấy sợ hãi hoặc hoảng sợ tột độ với ít nhất 2 trong số những trường hợp sau:
Điều trị hội chứng sợ đám đông thường bao gồm kết hợp các phương pháp: trị liệu tâm lý, dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi. Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn nhận ra những suy nghĩ khiến bạn lo lắng. Sau đó bạn sẽ học cách phản ứng hiệu quả hơn.
Sử dụng các kỹ thuật thư giãn và giải tỏa, bác sĩ có thể khiến bạn tưởng tượng ra một tình huống đáng sợ và học cách kiểm soát cảm xúc. Cuối cùng bạn sẽ có thể tham gia vào các hoạt động gây ra lo lắng và biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Theo thời gian, liệu pháp này có thể huấn luyện cho bộ não thay đổi cách suy nghĩ.
Bác sĩ tâm lý cũng có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) để điều trị chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.
Bạn cũng có thể kiểm soát hội chứng sợ đám đông bằng cách thay đổi lối sống:
Không có cách nào được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng này. Nhưng bạn có thể học cách quản lý cảm xúc khi tình trạng chưa quá nghiêm trọng. Càng trốn tránh các tình huống gây lo sợ, bạn sẽ càng trở nên sợ hãi hơn. Một số người mắc hội chứng sợ đám đông trầm trọng không thể rời khỏi nhà và hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
Hội chứng sợ đám đông nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như trầm cảm, lạm dụng rượu/chất cấm và các rối loạn tâm thần khác. Đó là lý do tại sao việc phát hiện và điều trị từ sớm là rất quan trọng.
Khoảng 1/3 số người bị hội chứng sợ đám đông có thể vượt qua nó và không còn triệu chứng. Một nửa số người học cách kiểm soát các triệu chứng của họ tốt hơn nhưng vẫn còn có chút lo lắng.
Nhiều người thường có tâm lý tránh nói về những chứng bệnh rối loạn lo âu. Hội chứng sợ đám đông có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và bị cô lập. Nhưng nếu được điều trị đúng cách, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng và có một cuộc sống bình thường.
Nếu hội chứng sợ đám đông hoặc bất kỳ chứng rối loạn lo âu nào khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để nhanh chóng tìm cách chữa trị. Một cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực có thể giúp bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên nhé!
Mời bạn xem thêm các bài viết khác: