Những ai là tín đồ của các món gỏi thì không nên bỏ qua một loại gỏi quen thuộc nhưng mang đậm chất dân giã, đồng quê mang tên gỏi gà măng cụt. Loại gỏi này được gọi là nữ hoàng của các loại gỏi vì mang hương vị đặc trưng của trái cây, pha vị ngọt tự nhiên của thịt gà làm bao người khi thưởng thức qua đều nhớ mãi không quên. Cùng BlogAnChoi học ngay bí quyết làm gỏi gà măng cụt ngon trứ danh tại nhà ngay nhé.

Gỏi gà măng cụt – nữ hoàng của các loại gỏi

Trong nền ẩm thực Việt Nam có rất nhiều loại gỏi ngon như: gỏi sứa, gỏi vịt, gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi ba khía,…nhưng không thể không nhắc đến gỏi gà măng cụt hay còn có tên gọi khác là gỏi nữ hoàng.

Gỏi gà măng cụt hay còn có tên gọi khác là gỏi nữ hoàng (Nguồn: Internet)
Gỏi gà măng cụt hay còn có tên gọi khác là gỏi nữ hoàng (Nguồn: Internet)

Nhiều người khi thưởng thức qua món gỏi này đều tấm tắc khen ngon vì vị ngọt chua tự nhiên của trái măng cụt. Vị mềm dai của thịt gà hòa trộn vào nhau mang hương vị rất riêng.

Gỏi gà mang cụt là món gỏi được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)
Gỏi gà mang cụt là món gỏi được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)

Măng cụt được biết đến là loại trái cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như là có vị ngon đặc biệt. Đây được xem là nữ hoàng của các loại trái cây, vì thế khi dùng quả này làm gỏi thì nhiều người đã ưu ái đặc tên cho loại gỏi này là gỏi nữ hoàng.

Nếu có dịp thưởng thức qua loại gỏi này thì bạn không thể nào quên hương vị đặc biệt của món này (Nguồn: Internet)
Nếu có dịp thưởng thức qua loại gỏi này thì bạn không thể nào quên hương vị đặc biệt của món này (Nguồn: Internet)

Giá trị dinh dưỡng của gỏi gà măng cụt đối với sức khỏe

Vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 là mùa của măng cụt, ngoài việc dùng như những trái cây bình thường khác thì măng cụt còn được tận dụng để làm gỏi. Ngoài hương vị thơm ngọt, thì măng cụt còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và vitamin tốt cho sức khỏe. Giúp phòng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm,…

Ngoài hương vị thơm ngọt, măng cụt còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
Ngoài hương vị thơm ngọt, măng cụt còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Gà là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Ngoài việc cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể, khi kết hợp với măng cụt sẽ tạo nên một món gỏi ngon khó cưỡng.

gỏi gà măng cụt là món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Gỏi gà măng cụt là món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Khi thưởng thức món gỏi gà măng cụt, người dùng được trải nghiệm đầy đủ các hương vị ẩm thực như chua cay của nước mắm trộn gỏi, vị ngọt thanh pha chút chua ngọt tự nhiên của măng cụt. Kết hợp với thịt gà mềm dai, chút bùi béo của đậu phông thì còn gì bằng.

Cách làm gỏi gà măng cụt trứ danh miệt vườn tại nhà

Gỏi gà măng cụt là món khá dễ làm. Tuy nhiên, cần chút tỉ mỉ trong quá trình chọn lựa và sơ chế măng cụt. Cùng BlogAnChoi vào bếp làm ngay món này để chiêu đãi gia đình nhé.

Nguyên liệu cần có làm gỏi gà măng cụt

Nguyên liệu làm gỏi gà măng cụt (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu làm gỏi gà măng cụt (Nguồn: Internet)
  • 1 con gà
  • 25 gram rau răm
  • 1 củ cà rốt
  • 10 trái măng cụt xanh
  • 25 gram hành phi
  • 1 củ hành tây tím
  • 100 gram Tắc (quả quất, quả hạnh)
  • 2 trái ớt

Các bước chế biến gỏi gà măng cụt

Bước 1: Chọn măng cụt

Để quyết định độ ngon và tươi của món gỏi này thì bạn nên chọn măng cụt có vỏ còn xanh. Nhiều người lo rằng măng cụt còn xanh sẽ có vị chát, khó ăn. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, vì khi măng cụt đạt độ xanh vừa phải, không già quá cũng không xanh quá sẽ có có vị chua ngọt rất dễ ăn.

Để quyết định độ ngon và tươi của món gỏi này thì bạn nên chọn măng cụt có vỏ còn xanh (Nguồn: Internet)
Để quyết định độ ngon và tươi của món gỏi này thì bạn nên chọn măng cụt có vỏ còn xanh (Nguồn: Internet)

Khi chọn măng cụt quả còn xanh, gỏi của bạn sẽ có hương vị chua ngọt, độ giòn nhất định và rất là ngon. Nếu bạn chọn những trái măng cụt có vỏ chuyển sang màu tím nhẹ thì gỏi sẽ bị mềm và không có độ giòn khi ăn.

Những trái măng cụt có vỏ chuyển sang màu tím nhẹ thì gỏi của bạn sẽ bị mềm (Nguồn: Internet)
Những trái măng cụt có vỏ chuyển sang màu tím nhẹ thì gỏi của bạn sẽ bị mềm (Nguồn: Internet)

Bước 2: Luộc gà

Bạn bắt một nồi nước sạch để luộc gà và cho vào 2 củ hành tím nhỏ. Khi nước ở nhiệt độ sôi khoảng 70 – 80 độ C thì cho gà vào luộc với 1 muỗng cà phê muối.

Khi luộc gà nhớ cho một vài củ hành tím nhỏ để gà được thơm nhé (Nguồn: Internet)
Khi luộc gà nhớ cho một vài củ hành tím nhỏ để gà được thơm nhé (Nguồn: Internet)

Bước 3 : Sơ chế măng cụt

Sơ chế măng cụt là bước quan trọng vì măng cụt xanh sẽ còn rất nhiều mủ. Vì thế, bạn nên gọt măng cụt dưới vòi nước và ngâm trong muối để giảm bớt phần nhựa do trai măng cụt tiết ra.

Sơ chế măng cụt là bước quan trọng vì măng cụt xanh sẽ còn rất nhiều mủ (Nguồn: Internet)
Sơ chế măng cụt là bước quan trọng vì măng cụt xanh sẽ còn rất nhiều mủ (Nguồn: Internet)

Sau khi gọt sơ phần vỏ bên ngoài, bạn tiến hành gọt sâu vào bên trong trái. Sao cho từng muối măng cụt lộ ra ngoài, chú ý ngâm trong nước muối để măng cụt không bị đen.

Cắt măng cụt theo chiều ngang và có độ dày vừa phải (Nguồn: Internet)
Cắt măng cụt theo chiều ngang và có độ dày vừa phải (Nguồn: Internet)

Sau khi sơ chế măng cụt xong, bạn tiến hành cắt măng cụt theo chiều ngang. Sao cho những lát măng cụt có hình cánh hoa với độ dày vừa phải.

Bước 4: Gọt rau củ

Sắc cà rốt và ớt theo chiều dài và thành từng sợi nhỏ, sau đó cho vào tô và bắt đầu nêm nếm gia vị. Bạn cho 1 muỗng cà phê đường cát vào cà rốt để cà rốt được mềm và giòn.

Nên cho một ít đường vào cà rốt đẻ làm tăng vị giòn (Nguồn: Internet)
Nên cho một ít đường vào cà rốt đẻ làm tăng vị giòn (Nguồn: Internet)

Hành tím sau khi cắt thành lát mỏng thì cho một ít nước đá để giảm bớt vị hăng của hành. Bạn có thể sử dụng hành tây trắng tùy theo sở thích nhé.

Ngâm hành tím trong nước đá để giảm bớt vị hăng (Nguồn: Internet)
Ngâm hành tím trong nước đá để giảm bớt vị hăng (Nguồn: Internet)

Bước 5: Pha nước chấm và trộn gỏi

Bạn sử dụng 4 muỗng canh nước tắc, 4 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng canh đường, ớt băm nhuyễn tùy chỉnh theo ý thích.

Nước chấm là một trong những yếu tố quyết định độ ngon của món ăn (Nguồn: Internet)
Nước chấm là một trong những yếu tố quyết định độ ngon của món ăn (Nguồn: Internet)

Cho gà đã luôc chín và xé nhỏ miếng vừa ăn vào chung với cà rốt, hành tím, măng cụt và một ít rau răm vào với nhau. Sau đó cho hỗn hợp nước chấm vừa pha chế vào và trộn đều. Lưu ý nước chấm nên cho từ từ vào gỏi và nêm nếm cho tới khi vừa ăn.

Cho lần lượt các nguyên liệu và trộn đều (Nguồn: Internet)
Cho lần lượt các nguyên liệu và trộn đều (Nguồn: Internet)

Bước 6: Trang trí

Sau trộn gỏi măng cụt cho gia vị thấm đều thì bạn trang trí ra đĩa, rắc một ít hành phi và đậu phộng rang lên trên bề mặt gỏi để gia tăng hương vị và có màu đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm một ít chiếc bánh phồng tôm đã chiên lên xung quanh dĩa gỏi để ăn cùng sẽ rất ngon miệng đấy.

Gỏi gà măng cụt sau khi thành phẩm được trang trí rất đẹp mắt (Nguồn: Internet)
Gỏi gà măng cụt sau khi thành phẩm được trang trí rất đẹp mắt (Nguồn: Internet)

Yêu cầu thành phẩm và cách thưởng thức gỏi gà măng cụt

Yêu cầu thành phẩm của gỏi gà măng cụt

Gỏi măng cụt sau khi thành phẩm có màu sắc tự nhiên của rau củ và gà, măng cụt không chuyển sang màu đen và có vị chua ngọt tự nhiên. Khi thưởng thức, măng cụt sẽ không có vị chát và không có mùi hăng của hành tây.

Gỏi gà măng cụt ngon là có vị chua ngọt tự nhiên, măng cụt không bị đen và không có vị hăng của hành (Nguồn: Internet)
Gỏi gà măng cụt ngon là có vị chua ngọt tự nhiên, măng cụt không bị đen và không có vị hăng của hành (Nguồn: Internet)

Bánh phồng ăn kèm phải chín đều và có màu đẹp mắt, tránh tình trạng chiên quá lửa bánh sẽ bị cháy, chín không đều. Nước chấm có vị vừa phải, không quá nhạt cũng không quá mặn thì bạn đã thành công rồi nhé.

Cách thưởng thức và bảo quản gỏi gà măng cụt

Gỏi gà măng cụt có thể ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc ăn với cơm, cháo đều ngon. Nếu như bạn muốn món ăn đậm đà và phong phú hơn thì có thể thêm một ít thịt heo luộc vào.

Gỏi gà măng cụt có thể ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc ăn với cơm, cháo đều ngon (Nguồn: Internet)
Gỏi gà măng cụt có thể ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc ăn với cơm, cháo đều ngon (Nguồn: Internet)

Sau khi thưởng thức nếu còn dư thì bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhưng cách này sẽ làm gỏi bị nhão, không giữ nguyên được hương vị ban đầu nên bạn nhớ chế biến sao cho vừa đủ ăn nhé.

Những lưu ý cần biết khi làm gỏi gà măng cụt

  • Bạn cần chú ý chọn thịt gà có màu tươi và mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe.
  • Chọn những quả măng cụt có kích thước vừa phải, măng cụt ngon là những quả sần sùi có màu rám.
  • Trong quá trình chế biến măng cụt nên ngâm trong nước muối và gọt dưới vòi nước để tranh mủ dính tay.

Mời bạn tham khảo thêm cách làm gỏi gà măng cụt tại:

Một số bài viết liên quan mà bạn có thể quan tâm:

Hy vọng món gỏi măng cụt sẽ là gợi ý cho gia đình bạn vào những dịp cuối tuần hoặc trong thời gian rảnh rỗi muốn chế biến một món ăn độc đáo và ngon miệng nào nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công và đừng quên theo dõi nhiều bài viết của BlogAnChoi nhé.

Xem thêm

Cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc từ bánh tráng cực hot trên mạng

Nếu bạn là một tín đồ của ẩm thực Hàn Quốc thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với món bánh gạo cay rồi phải không nào? Tuy nhiên, bạn đã nghe đến cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc từ bánh tráng cực lạ này chưa? Vậy thì cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay thôi nào!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận