Là thương hiệu thức ăn nhanh đình đám của Mỹ nhưng hành trình kinh doanh của McDonald’s tại Việt Nam được đánh giá là vô cùng chật vật và gian nan. Đến nay, “ông lớn” của lĩnh vực đồ ăn nhanh vẫn chưa thể hoàn toàn chinh phục được người tiêu dùng tại đất nước này. Gặp khó khăn từ khi mới bước chân vào thị trường, sau đó lại phải đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và sự phát triển như “vũ bão” của các chuỗi thức ăn nhanh nội địa khiến McDonald’s gần như vẫn “lạc lối” ở Việt Nam. Sự thất bại đáng tiếc của McDonald’s xuất phát từ cả những nguyên nhân khách quan lẫn chiến lược kinh doanh sai lầm.

Thương hiệu thức ăn nhanh đình đám của Mỹ

McDonald’s là chuỗi thức ăn nhanh đình đám và lâu đời đến từ Mỹ, nổi tiếng phục vụ các món ăn như hamburger, gà rán và khoai tây chiên. Được thành lập từ những năm 1940 bởi hai anh em Richard và Maurice McDonald, McDonald’s sau đó được Ray Kroc thuyết phục để mua lại và phát triển thành một trong những tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới.

Sau hơn 80 năm thành lập và phát triển, đến nay, McDonald’s đã sở hữu hơn 35000 nhà hàng tại 118 quốc gia ở khắp các châu lục. Theo ước tính, “ông lớn” ngành thức ăn nhanh có thể phục vụ 70 triệu người tiêu dùng trên toàn cầu mỗi ngày. Tốc độ phát triển và mở rộng nhanh chóng của McDonald’s được cho là nhờ sử dụng chiến lược nhượng quyền khéo léo với khoảng 85% các cửa hàng trên thế giới được mở nhờ hợp đồng nhượng quyền và thuê tên thương hiệu.

Hành trình đầy gian nan của McDonald’s chinh phục người tiêu dùng Việt Nam bài học kinh doanh chiến lược kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh đồ ăn nhanh hành trình kinh doanh kinh doanh nhượng quyền lý do McDonalds người tiêu dùng thất bại thị trường thức ăn thức ăn nhanh thương hiệu Việt Nam
McDonald’s là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ (Ảnh: Internet)

Hành trình gian nan tại thị trường Việt Nam

Không chỉ thành công tại thị trường phương Tây, McDonald’s còn để lại dấu ấn lớn tại các thị trường châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc với hàng nghìn cửa hàng đã được mở trên khắp cả nước. Thừa thắng xông lên, “ông trùm” thức ăn nhanh của Mỹ thâm nhập vào thị trường Việt Nam với tham vọng chiếm lĩnh ngành đồ ăn nhanh trong nước. Đến ngày 08/02/2014, cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam chính thức được khai trương. Khi đó, thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng này còn tự tin đặt mục tiêu sẽ mở được 100 cửa hàng tại Việt Nam trong vòng một thập kỷ tới.

Hành trình đầy gian nan của McDonald’s chinh phục người tiêu dùng Việt Nam bài học kinh doanh chiến lược kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh đồ ăn nhanh hành trình kinh doanh kinh doanh nhượng quyền lý do McDonalds người tiêu dùng thất bại thị trường thức ăn thức ăn nhanh thương hiệu Việt Nam
McDonald’s thất bại tại thị trường Việt Nam (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, tính đến năm 2023, McDonald’s chỉ mới có được 29 cửa hàng ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, nghĩa là chưa đạt được 1/3 mục tiêu ban đầu đặt ra sau 9 năm kinh doanh tại thị trường này. Đây được xem là thất bại đáng tiếc của McDonald’s tại một thị trường giàu tiềm năng phát triển ngành đồ ăn nhanh như Việt Nam.

Lý do khiến McDonald’s thất bại tại Việt Nam

Thất bại đáng tiếc của McDonald’s khiến những người trong giới kinh doanh chú ý và không ngừng “mổ xẻ”. Các chuyên gia cho rằng thất bại của McDonald’s xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do sự khác biệt trong văn hóa tiêu dùng và McDonald’s thiếu các chiến lược phù hợp để đáp ứng sự khác biệt này.

Đầu tiên, nguyên nhân khiến McDonald’s thất bại tại Việt Nam chính là do chiến lược giá cả. Khi về đến Việt Nam, các món ăn của McDonald’s có mức giá dao động từ 30.000 đồng – 80.000 đồng/món. So với mức giá này, người Việt Nam hoàn toàn có nhiều lựa chọn thay thế với mức giá thấp hơn và thực đơn phong phú hơn rất nhiều. Đó có thể là lý do khiến không nhiều người Việt mặn mà với các món ăn của McDonald’s.

Hành trình đầy gian nan của McDonald’s chinh phục người tiêu dùng Việt Nam bài học kinh doanh chiến lược kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh đồ ăn nhanh hành trình kinh doanh kinh doanh nhượng quyền lý do McDonalds người tiêu dùng thất bại thị trường thức ăn thức ăn nhanh thương hiệu Việt Nam
McDonald’s thất bại vì không phù hợp với văn hóa ăn uống của người Việt (Ảnh: McDonald’s Vietnam)

Nguyên nhân thứ hai phải kể đến chính là văn hóa ăn uống của người Việt. Các món ăn của McDonald’s mang xu hướng của phương Tây và tính thưởng thức cá nhân. Trong khi đó, người Việt Nam lại có thói quen ăn uống theo kiểu gia đình, tập thể và văn hóa thưởng thức cùng nhau. Do đó, những món ăn như gà rán, hamburger rất khó đáp ứng nhu cầu tụ tập, thưởng thức cùng nhau của người Việt.

McDonald’s không cạnh tranh lại bánh mì và các món ăn truyền thống khác (Ảnh: Internet)
McDonald’s không cạnh tranh lại bánh mì và các món ăn truyền thống khác (Ảnh: Internet)

Một lý do nữa khiến McDonald’s gặp khó khăn tại Việt Nam là do gặp phải một đối thủ lớn là bánh mì. Bánh mì là món ăn truyền thống của Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngon, rẻ, lại nhanh. Nhiều người cho rằng, thay vì chọn một món ăn rườm rà với giá cao “trên trời” như hamburger, người Việt Nam đương nhiên sẽ chọn một ổ bánh mì vừa rẻ vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, nhanh chóng, tiện lợi và quen thuộc. Đây là sự thiếu sót lớn của McDonald’s khi không có sự nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về văn hóa ăn uống của người Việt dẫn đến sự thất bại đáng tiếc.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Louis Vuitton nhấn mạnh vào trải nghiệm mua sắm offline: Thiết kế cửa hàng theo phong cách địa phương, áp dụng nhiều hiệu ứng thị giác mới lạ

Dù hiện nay nhiều hoạt động tiếp thị đều diễn ra trên thế giới kỹ thuật số, song việc tạo ra điểm chạm với khách hàng trong trải nghiệm mua sắm offline vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của thương hiệu Louis Vuitton.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận