Giấm táo là loại giấm được lên men từ nước ép quả táo, được sử dụng từ lâu đời để làm gia vị cho nhà bếp, chăm sóc sắc đẹp và hỗ trợ sức khỏe cho con người. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá những công dụng của giấm táo bạn nhé!

1. Giấm táo là loại giấm gì?

Giấm táo (còn được gọi là ACV: Apple Cider Vinegar) là giấm được lên men từ nước ép quả táo, chứa khoảng 5-6% nồng độ acid acetic nên giấm có vị chua và mùi nồng. Trên thị trường có hai dạng là giấm táo đã tinh chế (nước giấm được lọc sạch, không có cặn), và giấm táo thô (còn cặn lơ lửng được tạo bởi các enzyme trong quá trình lên men, ở Việt Nam gọi các cặn trong giấm là “giấm mẹ”). Hai loại này tuy khác nhau về cảm quan nhưng công dụng và chất lượng như nhau, giấm táo có thể sử dụng gần như vô thời hạn.

Giấm táo (Nguồn: Internet).
Giấm táo (Nguồn: Internet).

2. Giấm táo có công dụng gì?

Gia vị của nhà bếp

Giấm táo được sử dụng để làm mềm thịt nhanh, tăng hương vị của salad khi dùng làm nước sốt, dùng làm chất lên men cho rau muối chua mang lại hương vị thơm ngon hơn giấm trắng, giúp trứng luộc được ngon hơn (do giấm làm nhanh đông lòng trắng, giữ được lòng đỏ thơm và không bị cứng),….

Giấm táo làm gia vị (Nguồn: Internet).
Giấm táo làm gia vị (Nguồn: Internet).

Chất tẩy rửa

Giấm táo được dùng để làm sạch sàn vinyl và gạch men (cần pha loãng), đánh bay váng xà phòng trên tường nhà tắm, bồn rửa mặt.

Diệt cỏ dại, bọ chét, nấm mốc

Dùng giấm táo nguyên chất để xịt lên cỏ dại hoặc xịt lên bề mặt có nấm mốc, để khô sau đó lau bằng nước sạch, hoặc dùng giấm táo và nước tỷ lệ 1:1 thoa lên lông chó mèo để đuổi bọ chét. Cần lưu ý là thử một vùng nhỏ trên chó mèo để coi có bị dị ứng không, rồi mới sử dụng toàn thân.

Chất làm trắng răng, giảm hôi miệng

Dùng 1 muỗng giấm táo và 1 muỗng baking soda (muối nở), trộn với 1 ít nước thành dạng sệt, bôi đều lên răng, chải nhẹ răng sau đó súc sạch miệng bằng nước.

Giấm táo giúp trắng răng, hơi thở thơm (Nguồn: Internet).
Giấm táo giúp trắng răng, hơi thở thơm (Nguồn: Internet).

Giấm táo hỗ trợ giảm cân

Giấm táo có chứa acid acetic đã được chứng minh làm giảm hấp thu tinh bột và làm chậm quá trình tiêu hóa (giúp giảm cảm giác thèm ăn). Theo một thử nghiệm lâm sàng được đăng trên Journal Functional Foods vào tháng 4/2018, những người theo chế độ ăn kiêng ít calo dùng 2 muỗng giấm táo pha với nước ấm trong bữa trưa và tối thì kết quả giảm được 4 kilogam trong 12 tuần, vòng hông nhỏ so với người không dùng giấm táo (chỉ giảm được 2,3 kilogam).

Giấm táo hỗ trợ giảm cân (Nguồn: Internet).
Giấm táo hỗ trợ giảm cân (Nguồn: Internet).

Giúp tóc sạch gàu, bóng khỏe

Giấm táo đã được chứng minh trị gàu và ngứa da đầu hiệu quả, do có chứa acid alpha hydroxyl giúp tẩy các tế bào chết trên da đầu, kích thích nang tóc mọc và giúp tóc óng mượt. Lấy 1 phần giấm táo hòa trong 4 phần nước, thấm ướt da đầu bằng hỗn hợp này, để 10 phút rồi gội đầu lại bằng nước sạch, làm 2-3 lần/tuần.

Giấm táo giúp tóc khỏe và sạch gàu (Nguồn: Internet).
Giấm táo giúp tóc khỏe và sạch gàu (Nguồn: Internet).

3. Liều lượng dùng giấm táo như thế nào?

Bắt đầu dùng thì chỉ nên dùng một lượng nhỏ trước và pha loãng để tránh kích ứng dạ dày, làm nước giải khát dùng 1-6 muỗng cà phê (tương đương 5-30ml) pha trong 500-1000ml nước, uống cả ngày.

4. Giấm táo có tác dụng phụ gì không?

Ảnh hưởng đến dạ dày và người bị bệnh tiểu đường

Giấm táo làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày nên chất dinh dưỡng sẽ lâu được hấp thu vào máu, đối với người bị liệt dây thần kinh dạ dày (hoạt động của dạ dày không bình thường) thì việc thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày sẽ gây ợ chua, ợ nóng, buồn nôn. Còn với người bị tiểu đường thì việc tiêu hóa chậm thức ăn sẽ gây ảnh hưởng lượng đường được hấp thu vào máu làm cho chỉ số insulin không chính xác.

Gây mòn men răng

Trong phòng thí nghiệm, răng được ngâm trong giấm có độ pH 2,7-3,95 sau 4 giờ sẽ bị mất chất khoáng của răng khoảng 1-20%. Trên thực tế, một cô gái 15 tuổi đã uống 237 ml giấm táo không pha loãng mỗi ngày đã gây hư hại răng nghiêm trọng. Do đó, thực phẩm hay đồ uống có tính acid thường gây hư hại răng nếu sử dụng thời gian dài.

Bỏng da

Giấm táo có tính acid khi dùng trực tiếp trên da với nồng độ đậm đặc sẽ gây bỏng da, có trường hợp cô gái 14 tuối bị ăn mòn da mũi khi nhỏ vài giọt giấm táo để tẩy nốt ruồi (làm theo cách trên mạng).

Tương tác với các loại thuốc

  • Thuốc trị tiểu đường: Giấm táo làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn nên ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, gây hạ đường huyết hoặc hạ kali nguy hiểm.
  • Digoxin: thuốc làm giảm lượng kali trong máu, nếu dùng giấm táo khi dùng thuốc sẽ làm mất thêm một lượng lớn kali trong cơ thể.
  • Một số thuốc lợi tiểu: Các thuốc này đào thải kali ra khỏi cơ thể, nếu dùng đồng thời với giấm sẽ gây mất lượng kali đáng kể.

5. Lưu ý đặc biệt khi dùng giấm táo

Trên internet, giấm táo được biết đến như một thần dược với rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng hiện nay rất ít nghiên cứu trên cơ thể người cho thấy lợi ích của giấm táo trong điều trị các bệnh mãn tính, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách.

Bạn có thể mua giấm táo tại đây

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo thêm:

Hy vọng với những thông tin trên BlogAnChoi đã giúp bạn hiểu được công dụng của giấm táo và cách dùng đúng để đem lại cho bạn cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều bổ ích nhé bạn!

Tài liệu tham khảo: Healthline, Everydayhealth

Xem thêm

Cơ thể bạn thực sự cần bao nhiêu protein? Có phải ăn càng nhiều đạm càng tốt?

Mức độ hoạt động, tuổi tác, khối lượng cơ và sức khỏe của bạn chỉ là một vài trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng protein cần ăn. "Cơ thể bạn thực sự cần bao nhiêu protein?" là một thắc mắc mà nhiều người quan tâm và cần lời giả đáp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 54263754

rất bổ ích