Có thể nói, Alice in Borderland (Thế giới không lối thoát 2) đã tạo nên cơn địa chấn thực sự! Đặc sản của bộ phim chắc chắn là những trò chơi tàn nhẫn. Nhưng đến mùa 2, sự “ăn tiền” nhất lại đến từ những triết lý sống, những lập luận rất thực tế của quản trò khiến khán giả phải suy ngẫm. Cùng BlogAnChoi giải mã ý nghĩa trò chơi của mùa 2 để thêm hiểu và yêu mến bộ phim nha!

Tổng hợp trò chơi của mùa 2:

6. K Tép – Kyuma

quản trò của trò K tép (nguồn: internet)
Quản trò của trò K tép (nguồn: internet)

Màn cameo ra mắt người chơi cũng như khán giả ấn tượng nhất không ai khác ngoài Kyuma – quản trò của game đấu đồng đội K Tép.

Ngoại hình mang phong cách “thần Hy Lạp” của Kyuma dường như đã nói lên tất cả về triết lý sống của anh. Anh tôn vinh sự “trần trụi”. Nói cách khác, anh tin rằng chỉ khi con người cởi bỏ tất cả những quy tắc, luật lệ thì chân tính của họ mới được phơi bày. Khi Arisu hỏi Kyuma rằng: “Sau khi phá đảo tất cả trò chơi, liệu chúng tôi có được trở về thế giới thực không?“, Kyuma đã phản biện rằng: “Thế nào là thế giới thực,…cậu đã nói chuyện và giao thiệp thật lòng được với bao nhiêu người?

Trò chơi K Tép được thiết kế dựa theo tư tưởng đó của Kyuma. Anh muốn đưa người chơi vào tình cảnh ngặt nghèo, thúc đẩy niềm khao khát sống, giúp họ “chơi hết mình, sống hết mình”. Nếu muốn chiến thắng trò chơi này, không ai được phép hèn nhát, thậm chí, sự hi sinh cá nhân là cần thiết cho sự tồn vong của cả tập thể.

Trước khi bắt đầu trò chơi, một đội 5 người có thể đồng lòng dốc sức nhưng khi cái chết kề cận “Trùm của K Tép” sẽ giúp Arisu một tay trong việc tìm ra ai đáng tin ai không và cả bản chất của Arisu, phơi bày sự thật nghiệt ngã thông qua câu nói: “Trò chơi là cuộc đối thoại chân thực, hãy đối thoại bằng tâm hồn trần trụi và tất cả sức mạnh đi“.

Kyuma trong Manga và Kyuma trong Netflix (nguồn: internet)
Kyuma trong Manga và Kyuma trong Netflix (nguồn: internet)

5. J Cơ – Matsushita

quản trò của trò chơi hệ Cơ (nguồn; internet)
Quản trò của trò J Cơ (nguồn: internet)

Một trong những trò chơi tàn ác, hồi hộp và gây cấn nhất trong Alice in Borderland mùa 2 phải kể tới J Cơ của quản trò Matsushita. Anh ta rất hiếm khi mở lời hoặc ít nhất khán giả không có cơ hội được theo dõi. Tuy nhiên, dựa vào cách thiết kế màn đấu, chúng ta có thể giải mã được tính cách và triết lý của nhân vật này.

Với tổng cộng 20 người chơi và 1 quản trò J Cơ ẩn danh, để phá đảo trò chơi thì cần tìm ra J Cơ và thủ tiêu hắn (hoặc cô ta). Việc chiến thắng mà vẫn giữ được tính mạng của 19 người chơi dường như là không thể khả thi. Qua đó cho thấy J Cơ là người thông minh, thận trọng và rất xảo quyệt. Ta cũng sẽ chú ý tới mái tóc của Matsushita luôn che nửa con mắt làm bằng chứng cho con người luôn mang những ẩn số của hắn.

Matsushita đã lợi dụng lòng tin con người – một trong những vũ khí hiệu quả nhất để chiến thắng của người chơi, để giúp hắn loại bỏ tất cả 19 người còn lại. Hắn cho rằng bản chất của con người vô cùng ích kỷ nên việc đặt sự tin tưởng cho một ai đó không khác nào là tự mình chuốc họa vào thân. Bởi, các cá nhân sẽ bất chấp tất cả thủ đoạn để đạt được mục tiêu mà mình cần hoặc giúp họ đạt được lợi ích. Nói cách khác, teamwork là vô giá trị, để tồn tại, ta chỉ và phải dựa vào khả năng của chính mình mà thôi.

Điều này thể hiện rất rõ khi cô nàng xảo trá Akamaki xúi giục người chơi khác nói dối để thủ tiêu từng cá thể mà cô ta không ưa. Thực tế, những người chơi đó phải đồng ý một cách miễn cưỡng, họ đã để bản chất ích kỷ che mờ lý trí.

Dù dòng đời xô đẩy, người vẫn vững vàng, bình tĩnh và đầy quyết đoán có ai khác ngoài Chill-Shiya:

4. Q Bích – Lisa

quản trò của Q Bích (nguồn: internet)
Quản trò của trò Q Bích (nguồn: internet)

Trò chơi duy nhất độc quyền của bản live-action, Lisa của Q Bích xuất hiện với hình ảnh ngạo nghễ, mạnh mẽ và đầy tự tin.

Trò chơi của cô ta được thiết kế dựa trên quyền lợi cá nhân (có đôi nét giống J Cơ). Cô ta không dồn ép kẻ thách thức mình (Challenger) phải tới đường chết, thậm chí, cô ta “giúp” họ có quyền được lựa chọn đội mạnh hơn cho bản thân. Một mặt nào đó, Challenger chả cần phải cố gắng nhiều mà vẫn có thể phá đảo Q Bích. Tuy nhiên, khó khăn thực sự mà Q Bích đề ra đó lại là việc thử thách lòng bác ái, tính đạo đức của người chơi, bởi “Vua” của mỗi đội sẽ không được chọn bên.

Lisa tin rằng những kẻ rao giảng “cộng đồng trên hết, phụ nữ và trẻ em trên hết” chỉ toàn là những tên đạo đức giả, tên bịp bợm vô danh. Khi lợi ích cá nhân bị xâm phậm, khi đứng ở ranh giới giữa sinh và tử, con người sẽ từ bỏ mọi lý tưởng, đạo đức, thay vào đó là “Tôi trên hết!”. Cô ta đã đúng trong phần lớn trò chơi khi những Challenger lần lượt sẵn sàng đứng về phía Q Bích.

Không xảo quyệt, không hiếu thắng như Matsushita, Lisa nhìn nhận cái chết chỉ như một khoảnh khắc. Nếu như đã sống hết mình, sống đúng với giá trị thật của bản thân thì dù có thua cuộc cô vẫn cảm thấy mãn nguyện.

3. K Rô – Kuzuryu

quản trò của trò K Rô (nguồn: internet)
Quản trò của trò K Rô (nguồn: internet)

Kuzuryu đã tạo ra một trong những trò chơi vận dụng khả năng logic, sự nhạy bén, tính đột phá cao và có lẽ là hay nhất trong cả 2 mùa phim.

Xuất thân từ một luật sư, Kuzuryu mang những phẩm chất của công lý như công tâm, quyết liệt, trắng đen phân minh đồng thời mang những lý tưởng lớn như: giá trị mạng sống không thể đo lường, người nghèo cũng như người giàu. Tuy nhiên, khi anh bàng hoàng nhận ra công lý thực chất được thiết kế để giúp người giàu chứ không phải ngược lại, anh đã hoàn toàn đánh mất niềm tin vào thực tại.

Trò chơi của Kuzuryu phản ánh chính xác tư tưởng của anh: “Tất cả đều bình đẳng”, giá trị mạng sống của chính anh và người chơi khác là như nhau, tỉ lệ sống sót của người chơi được chia đều cho tất cả. Nhưng điểm mấu chốt ở đây là sự thông minh có thể giúp người chơi vượt qua vài hiệp đấu nhưng số phận sẽ quyết định ai được sống.

Anh đau đáu không hiểu điều gì khiến mạng sống của người này lại đáng được cứu hơn người kia. Công lý đã ở đâu khi sự chậm trễ của một tập đoàn lớn đã khiến cho nhiều công nhân phải chạy chữa bệnh để rồi cũng ra đi đáng tiếc. Dù công bằng thực chất không tồn tại ở thế giới cũ, anh vẫn luôn tự mình đi tìm cái công bằng đó. Khao khát cháy bỏng cho công bằng của Kuzuryu đã tạo nên một trong những hành động đột phá bậc nhất điện ảnh khi anh trao đi quyền được sống của mình cho Chishiya.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của bác sĩ Chishiya trong trò K Rô:

2. K Bích – Shirabi

quản trò của trò K Bích (nguồn: internet)
Quản trò của trò K Bích (nguồn: internet)

Con trùm đích thực, trò chơi đẫm máu nhất, kẻ phản diện mạnh nhất, một siêu chiến binh,…có rất nhiều từ ngữ để miêu tả quản trò và trò chơi này nhưng tất cả đã đủ chứng minh cho toàn bộ con người Shirabi?

K Bích là một trò chơi đặc biệt khi không cố định một địa điểm. Ngược lại, K Bích sẽ tự tìm tới nơi đông người chơi, nói cách khác, nơi đâu có người chơi nơi đó sẽ trở thành sân chơi của K Bích. Luật chơi rất đơn giản, đó là chỉ cần tiêu diệt K Bích thì người chơi sẽ phá đảo. Shirabi nhanh nhẹn, khỏe mạnh, thiện chiến nên dù trò chơi mang hệ Bích (thể lực) nhưng thực chất lại chứa cả Tép (phối hợp đồng đội).

Thoạt nhìn, Shirabi vô cùng tàn bạo khi hắn thủ tiêu người chơi nhanh chóng và không khoan nhượng. Số người chơi đã ngã xuống dưới tay hắn có thể lên đến 100 người thậm chí hơn. Tuy nhiên, Shirabi lại hoàn toàn không nghĩ như vậy. Ở quá khứ, anh đã từng được đồng đội thỉnh cầu “giúp họ ra đi nhanh chóng và không đau đớn”. Trong mắt anh ta, thế giới Borderland là nơi tàn bạo, khổ đau và không đáng sống. Chính vì lẽ đó, Shirabi tin rằng mình nên đóng vai “người hùng” để “giải thoát nhanh chóng” nỗi cùng cực của người chơi như cái cách mà anh từng làm với đồng đội xưa.

Theo Shirabi bản truyện manga gốc, anh luôn dành sự kính trọng tới người chơi đã bỏ mạng dưới họng súng của mình, anh chôn cất họ rất tử tế và đàng hoàng. Bản Netflix lại lược bỏ chi tiết đó nên phần nào dễ gây hoang mang tới nhiều khán giả.

Nếu bạn đã xem phim, chắc hẳn bạn sẽ không quên được khoảnh khắc bên dưới:

1. Q Cơ – Mira

quản trò của Q Cơ (nguồn: bloganchoi)
Quản trò của trò Q Cơ (nguồn: internet)

Nụ cười luôn nở trên môi, phong cách “quý tộc” mang cái vẻ giả tạo, Mira là một trong những người mà người chơi mong muốn “dạy cho một bài học” nhất. Nữ Hoàng Q Cơ khép lại Alice in Borderland mùa 2 như cái cách mà Nữ Hoàng Q Cơ của Disney khép lại Alice in Wonderland.

Trò chơi hệ Cơ của Mira vẫn thử thách lòng tin và trái tim của người chơi nhưng là thử thách lòng tin của bản thân người chơi với chính họ. Lợi dụng sự tò mò của Arisu về thế giới Borderland, Mira đã “thuyết phục” anh ấy tự lừa dối chính mình mặc cho bao nỗ lực để đến với trò chơi cuối cùng và thực tại mối quan hệ tình cảm giữa anh và Usagi. Với tài thao túng xuất sắc, cô ta có thể bẻ gãy lý trí của bất kỳ nhân vật nào như Chishiya thiên tài, Aguni cơ bắp, Kuina nhanh nhẹn,…

Vậy, Mira tạo ra trò chơi này mang ý nghĩa gì? Trò chơi đòi hỏi khả năng kiểm soát bản thân, mong muốn người chơi phải thật vững vàng trước bất kỳ thông tin thu nạp bên ngoài. Hàm ý của Mira như muốn nói rằng chỉ những ai đủ mạnh mẽ, đủ xứng đáng (như có lý tưởng và mục đích sống) thì họ mới vượt qua được trò chơi này nói riêng và thế giới Borderland nói chung. Bởi không, cô hoàn toàn có khả năng giam cầm mọi người chơi ở thế giới này vĩnh viễn.

Cuối phim, Mira đã chứng minh rằng cô không vô cảm như chúng ta vẫn lầm tưởng khi chính cô đã rung động trước hành động quả cảm của Usagi. Theo đó, mùa 2 của phim khép lại với những phản diện tưởng chừng tàn ác nhưng hóa ra hầu hết họ đều ẩn chứa tính xúc cảm rất con người.

Bạn thắc mắc cách đánh bại mọi trò chơi? Đừng bỏ lỡ video bên dưới nhé!

Có thể bạn sẽ thích:

Xem thêm

Ba "đại hội vạch mặt" lớn nhất Hậu cung Chân Hoàn truyện có gì?

Nếu là fan của Hậu Cung Chân Hoàn truyện, chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với những lần hậu cung mở một "cuộc họp bóc phốt" hay còn gọi là "đại hội vạch mặt". Đây chính là những phần hay nhất trong toàn bộ phim, thể hiện được tất cả mưu kế đa đoan, đấu đá tranh ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận