Sau thất bại của Metaverse và hàng loạt sản phẩm không đủ thu hút sự chú ý của người dùng, Meta dường như đã “đổi vận” với sự ra mắt gần đây của Threads – một nền tảng chia sẻ văn bản giống Twitter. Dưới đây là 3 bài học mà các chuyên gia PR có thể rút ra từ thành công nhanh chóng của nền tảng này.

Đừng cố chấp, hãy đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trước đây, các ứng dụng phụ của Meta như Slingshot (2014), Moments (2015), Paper (2014) hay Rooms (2020) mang lại cảm giác chúng bị “ép buộc” đưa vào thị trường. Đây đều là các công cụ với những tính năng được sao chép từ các ứng dụng đối thủ của Facebook như Snapchat, Zoom hay Twitter. Chiến lược chinh phục người dùng bằng cách tạo ra bản sao của các ứng dụng đang thịnh hành trên thị trường thường hiếm khi thành công, bởi đa số khách hàng thường hài lòng với những phiên bản gốc. Bên cạnh đó, Metaverse – thế giới ảo của Meta đã tiêu tốn của công ty này hàng tỷ đô la, nhưng vẫn chưa thực sự phát triển theo cách mà CEO Mark Zuckerberg kỳ vọng.

Metaverse - thế giới ảo của Meta đã tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng vẫn chưa thực sự thành công như Mark Zuckerberg kỳ vọng (Ảnh: Internet)
Metaverse – thế giới ảo của Meta đã tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng vẫn chưa thực sự thành công như Mark Zuckerberg kỳ vọng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, thành công chỉ sau một đêm của Threads đã thay đổi thế cục này. Đây là một nước đi được tính toán kỹ lưỡng khi hàng triệu người dùng Twitter đang “quay lưng” với những thay đổi vô lý của tỷ phú Elon Musk và tìm kiếm một nền tảng thay thế. Threads là sự đổi mới theo định hướng nhu cầu của người dùng, chứ không phải cố gắng bắt kịp đối thủ cạnh tranh. Nền tảng này đã mang lại hiệu quả tích cực cho chiến lược của Meta và mức độ phủ sóng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông. Từ thành công của Threads, bài học được rút ra là nếu các công ty có thể giải quyết những “khoảng trống” trên thị trường công nghệ, họ sẽ gặt hái được thành công.

Báo chí vẫn là phương tiện truyền thông có sức ảnh hưởng lớn

Nhà báo từ lâu đã là nhóm người dùng vô cùng quan trọng của nền tảng này. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chủ sở hữu Twitter – Elon Musk đã chế giễu và phỉ báng họ. Trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 2023, Elon Musk đã tạm thời chặn tài khoản Twitter của phóng viên Taylor Lorenz (làm việc tại tờ The Washington Post), đe dọa sẽ chỉ định lại quyền điều hành của National Public Radio (Đài Phát thanh Công cộng quốc gia) và trả lời các câu hỏi của nhà báo bằng biểu tượng cảm xúc “poop”. Mối thù của vị tỷ phú với các nhà báo đã khiến nhóm người dùng này quyết tâm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Twitter. Và Threads đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó.

Mối thù của Elon Musk với các nhà báo đã khiến nhóm người dùng này quyết tâm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Twitter. Và Threads đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó (Ảnh: Internet)
Mối thù của Elon Musk với các nhà báo đã khiến nhóm người dùng này quyết tâm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Twitter. Và Threads đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó (Ảnh: Internet)

Sự dịch chuyển của hàng loạt các nhà báo sang Threads có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng hơn trên Twitter. Ngoài ra, các nhóm người dùng cốt lõi khác, chẳng hạn như nhà quảng cáo, marketer hay giám đốc điều hành thương hiệu – những người thường xuyên theo dõi cánh báo giới – có khả năng thực hiện chuyển đổi tương tự. Và tiền quảng cáo mà họ đang chi cho Twitter cũng sẽ được “di dời”. Elon Musk đã nhiều lần bày tỏ mong muốn về việc thu hút thêm những người có sức ảnh hưởng và nhà sáng tạo đến với Twitter, nhưng ông đã đánh giá thấp tiềm năng và giá trị của việc giữ chân phóng viên. Đây là một thời cơ cho Mark Zuckerberg để tiếp tục cung cấp các tính năng Threads nhằm thu hút các nhà báo và lan toả sức ảnh hưởng của mình.

Sự dịch chuyển của các nhà báo sang Threads có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng hơn trên Twitter (Ảnh: Internet)
Sự dịch chuyển của các nhà báo sang Threads có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng hơn trên Twitter (Ảnh: Internet)

Sự thay đổi trong cách tiếp cận truyền thông của Mark Zuckerberg

Cuộc tìm kiếm sự chú ý tích cực từ cánh báo giới và công chúng của Mark Zuckerberg đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, với những hành động kỳ lạ như chuyến chu du khắp nước Mỹ, hay video Sweet Baby Ray’s với tính chất “biểu diễn”, pha trò. CEO của Meta đã cố gắng rất nhiều để thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng hiệu ứng truyền thông được tạo ra lại trái ngược hoàn toàn.

Tuy nhiên, gần đây, cách tiếp cận này đã thay đổi một cách tích cực. Sự xuất hiện của Mark Zuckerberg trên podcast Joe Rogan vào năm ngoái tuy là một động thái gây tranh cãi, nhưng CEO Meta cũng đã thành công trong việc tự thể hiện rằng mình không còn cố gắng làm hài lòng mọi người bằng những nội dung giải trí, điều đó khiến cho CEO Meta trở nên chân thật, gần gũi hơn.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Điểm qua những ý tưởng thiết kế bao bì hàng gia dụng được đánh giá cao trên thế giới

Sáng tạo một bao bì đóng gói vừa độc đáo vừa thể hiện được trọn vẹn tinh thần thương hiệu cũng như thông tin sản phẩm không phải chuyện dễ dàng. Hãy cùng xem các thương hiệu đã thành công trong việc này như thế nào.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận