Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng. Cúng Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, cùng tham khảo cách cúng, mâm cúng, văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất nhé.

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu

Trong dân gian, người Việt xưa thường có câu “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vậy quan niệm này có đúng không? Cúng ngày rằm tháng Giêng là một trong những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của người Việt từ xưa tới nay và quan niệm trên nhằm thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của ngày lễ này đối với người Việt Nam.

Rằm tháng Giêng cúng chay hay mặn: Cách cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất cúng rằm tháng Giêng kiêng kỵ mâm cúng rằm tháng Giêng rằm tháng Giêng thần tài văn khấn rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu (Ảnh: Internet)

Trước đây, Tết Nguyên Tiêu còn thường được gọi là “Tết muộn”, bởi những gia đình khá giả ngày xưa thường tiếp tục ăn Tết và chơi hoa mai, hoa đào nở muộn. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để những người đau ốm, người đi làm ăn xa quê, bộ đội đi công tác, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù. Chính vì vậy mà từ lâu trong tâm thức người Việt, ngày rằm tháng Giêng luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không khác gì ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, theo lịch nông nghiệp của người Việt, rằm tháng Giêng cũng là ngày khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Do đó, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cúng để cầu cho một năm bội mùa.

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu (Ảnh: Internet)
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu (Ảnh: Internet)

Ngày nay, có rất nhiều người theo đạo Phật quan niệm rằng ngày rằm tháng Giêng là ngày vía Phật và thường có câu “lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày rằm tháng Giêng”. Đối với những người theo đạo Phật thì ngày rằm tháng Giêng và ngày mùng 1 Tết thì là những ngày lễ đầu tiên rất quan trọng trong năm. Vào ngày này, các Phật tử thường lên chùa thắp hương để cầu xin mọi sự bình an và may mắn. Bên cạnh đó, nhiều nơi trên cả nước cũng thường tổ chức những lễ hội lớn nhỏ để tưởng nhớ công ơn của các vị thành hoàng, những người có công với Tổ quốc để cầu mong một năm mới an lành, may mắn và thành công.

Cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào?

Rằm tháng Giêng (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch.

Nếu cúng ngày 14/1 âm lịch:

  • Giờ Thìn (7h – 9h)
  • Giờ Ngọ (11h – 13h)
  • Giờ Mùi (13h – 15h)

Nếu cúng vào đúng ngày rằm 15/1 âm lịch:

  • Giờ Thìn (7h – 9h)
  • Giờ Tỵ (9h – 11h)
  • Giờ Thân (15h – 17h)
  • Giờ Dậu (17h – 19h)

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng được coi là ngày rằm quan trọng bậc nhất của người Việt Nam, cùng với rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) và rằm tháng 8 (Tết Trung Thu). Theo quan niệm của người Việt xưa, “đầu xuôi thì đuôi lọt”, vì vậy, trong ngày rằm đầu tiên của năm, người ta thường tổ chức nghi lễ thờ cúng rất long trọng, đi chùa thắp hương… để cầu mong có một năm suôn sẻ, thuận hòa, vạn sự như ý. Nghi thức cúng rằm tháng Giêng cũng vì vậy mà được rất nhiều người quan tâm.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Internet)

Theo đúng cách cúng rằm tháng Giêng của ông cha ta từ bao đời nay, mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm những thứ sau:

  • Rượu
  • Nước
  • Trầu cau
  • Đèn cầy (hoặc thay thế bằng nến)
  • Vàng mã
  • Nhang
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Bình hoa tươi

Ngoài ra, mỗi gia đình thường dâng thêm một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay để cúng thần linh, gia tiên và Phật. Thông thường, cỗ chay thường dùng để lễ Phật, lễ mặn thường dùng cúng thần linh, gia tiên. Tuy nhiên, cũng có gia đình thích sử dụng cỗ chay thì thường cúng cả cỗ chay cho thần linh và gia tiên luôn.

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn?

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Thật ra, không có một tài liệu nào ghi rõ phải cúng chay hay cúng mặn trong ngày rằm này. Với các gia đình theo đạo Phật, thông thường họ sẽ cúng lễ chay để bày tỏ lòng thành kính với Phật.

Còn với những gia đình không theo đạo Phật, họ vẫn có thể cúng cơm chay nếu muốn, hoặc họ có thể chuẩn bị cả cỗ chay lẫn cỗ mặn, thậm chí chỉ chuẩn bị mâm cỗ mặn.

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn?
Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? (Ảnh: Internet)

Dù là cúng cỗ chay hay cỗ mặn thì quan trọng nhất vẫn chính là lòng thành của gia chủ hướng tới Phật, Thánh, Thần linh và ông bà, tiên tổ.

Bên cạnh đó, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng không nhất thiết phải chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém. Tùy vào từng vùng miền, tập tục của địa phương, điều kiện kinh tế của gia đình mà các món ăn trong mâm cúng có thể sẽ khác biệt.

Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn

Trước khi thực nghi lễ cúng rằng tháng Giêng 2024 tại nhà, gia chủ cần phải tắm rửa chay sạch, ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm. Sau đó, gia chủ đốt một vài nén hương (lưu ý chỉ thắp số lẻ vì số lẻ tượng trưng cho phần âm), thắp ở mỗi bát hương từ 1 đến 3 nén hương rồi thành tâm đọc bài văn khấn rằm tháng Giêng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu dưới đây.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng

Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)
Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:..

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, gia chủ vái ba vái rồi chờ cho đến khi hương cháy hết thì đem vàng mã đi hóa.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng ngoài trời

Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)
Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)

Vào ngày rằm tháng Giêng, bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng trong nhà, các gia đình còn chuẩn bị mâm cúng ngoài trời để cúng thần linh. Dưới đây là 2 mẫu văn khấn ngày rằm tháng Giêng ngoài trời để cầu may mắn, bình an và khỏe mạnh.

Bài văn khấn số 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:..

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được vạn sự tốt lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy)

(Văn khấn ngày rằm tháng Giêng theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hóa Thông tin.)

Văn khấn Thần Tài rằm tháng Giêng

Ngoài lễ cúng gia tiên thì lễ cúng Thần Tài ngày rằm cũng được người Việt chú trọng. Để lễ cúng Thần Tài vào rằm tháng Giêng được diễn ra suôn sẻ thì bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng tươm tất, bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn rằm tháng Giêng ban Thần Tài. Hãy cùng tham khảo mẫu văn khấn cúng Thần Tài dưới đây nhé!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy)

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:… Ngụ tại:… Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):… Kinh doanh…

Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:…

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân, có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy).

Văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng Giêng

Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)
Vân khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn (Ảnh: Internet)

Cúng Thổ Công vào ngày rằm là một nét truyền thống văn hóa dân gian của người Việt. Thông thường lễ cúng này thường được thực hiện trước khi làm lễ cúng tổ tiên trong nhà. Sau đây là mẫu văn khấn Thổ Công vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài Tiền hậu, Địa chủ, Tài thần.

Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:… cùng toàn gia quyến

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Gia chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Gia chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (vái 3 lạy)

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại chùa

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại chùa
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại chùa (Ảnh: Internet)

Rằm tháng Giêng cũng là dịp để người dân đến chùa cầu an. Thông thường khi khấn cầu bình an tại chùa sẽ được sự hướng dẫn của các vị tăng sư tại chùa. Trường hợp bạn đến chùa cầu bình an không có sự hướng dẫn thì có thể tham khảo mẫu văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại chùa dưới đây.

Dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương (đọc 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ tát,

Thành tựu hương Như Lai. (vái 1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dường rồi, dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương. (vái 1 lạy, thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô thượng Chí tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (đọc 3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam bảo. (vái 1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo chủ Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát (vái 1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (vái 1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (vái 1 lạy, quỳ đọc)

Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất thoái. (vái 1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (vái 1 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Những kiêng kỵ ngày rằm tháng Giêng

Vào ngày rằm tháng Giêng 15/1 Âm lịch hằng năm, các bạn có thể tham khảo những điều kiêng kỵ ngày rằm tháng Giêng dưới đây để có một năm may mắn nhất nhé.

  • Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình không nên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã bất hòa. Cha mẹ cũng tránh để con cái khóc lóc, bởi vì người ta quan niệm rằng tiếng khóc của trẻ sẽ không đem lại may mắn.
  • Bạn cần cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói những điềm gở nếu không sẽ bị xui xẻo cả năm.
  • Không nên mặc quần áo rách rưới, bởi theo quan niệm của người Việt xưa thì mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.
  • Bạn cũng nên kiêng mặc đồ màu đen trắng vào ngày rằm tháng Giêng, bởi vì đây là hai màu của người đã khuất.
  • Trong ngày rằm tháng Giêng đầu năm này, các bạn không nên sát sinh động vật, nếu không thì vận mệnh của bạn sẽ bị suy giảm, sức khỏe yếu kém, hay gặp bệnh tật.
  • Các cặp đôi, vợ chồng nên kiêng gần gũi để tránh rước vận hạn đen đủi.
  • Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt xưa cũng thường kiêng đi câu cá, bởi vì hành động này sẽ mang đến những điều không may mắn.
  • Ngày rằm tháng Giêng có thể nói là ngày âm khí mạnh nhất, chính vì thế sau 10h đêm thì các bạn không nên ra ngoài, không nên đi đêm một mình kẻo gặp nguy hiểm cho bản thân.
  • Ngoài ra, vào ngày rằm tháng Giêng, người ta cũng thường kiêng một số món ăn như thịt vịt, thịt chó, thịt mèo…
  • Gia đình cần cẩn thận trong việc bảo quản đồ đạc và tài sản. Nếu như chẳng may mất tài sản vào ngày này thì cả năm công việc của bạn có thể sẽ khó phát triển.
  • Bạn không nên cho người khác vay tiền trong ngày rằm tháng Giêng, mọi người quan niệm rằng cho vay tiền vào ngày này đồng nghĩa với việc bạn cho đi tài lộc của mình.
  • Bạn không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng, điều này ám chỉ cả năm sẽ mất mùa, đói kém, do vậy hãy đổ đầy thùng đựng gạo nhà mình bạn nhé.
  • Bạn tránh làm đổ vỡ hay làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì đây cũng được cho là dấu hiệu của sự sụp đổ.
Xem thêm

101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng

Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe "dừng khoảng chừng 2 tiếng" vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu "khoan" thì là khoan tiếp hay dừng? Vì sao thứ 7 rất gần chủ nhật mà chủ nhật lại rất xa thứ 7...?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận