Thời trẻ không mãi thắm hoài, vì vậy hãy sử dụng quãng thời gian của tuổi trẻ quý giá này để “ nâng cấp” bản thân thêm hoàn thiện, đặc biệt là thời sinh viên. Vậy bây giờ hãy cùng BlogAnChoi highlight lại những dòng dưới đây để cùng học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để đời bạn nhé.
- 1. Bạn cần có lối suy nghĩ và cách sống độc lập
- 2. Làm công chức nhà nước, kinh doanh hay học thuật?
- 3. Không có chuyên ngành nào nóng hoặc lạnh, không có trường nào cao hoặc thấp
- 4. Một nghìn nét vẽ sẽ tốt hơn một công việc quen thuộc
- 5. Sinh viên có nên bỏ tiết không?
- 6. Bạn phải học cách quản lý tiền bạc
- 7. Sử dụng laptop một cách hợp lý
- 8. Trau dồi kĩ năng giao tiếp
- 9. Tận dụng sức mạnh vô hạn của internet
- 10. Tình yêu đến bất ngờ, bạn có thể mong đợi nhưng không thể tạo ra
- 11. Thị trường nhân tài là một bãi mìn đó bạn ơi!
- 12. Sơ yếu lý lịch xin việc phải làm nổi bật khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn
- 13. Thùng rác là nơi đặt nhân tài không đúng chỗ
- 14. Học làm người ở công ty lớn, học làm việc ở công ty nhỏ
- 15. Một con lạc đà gầy còn hơn một con ngựa béo
- 16. Lúc học đại học nhất định phải lên thư viện
1. Bạn cần có lối suy nghĩ và cách sống độc lập
Một người kiên định với những quan điểm sai trái thông qua tư duy độc lập sẽ đáng được ghi nhận hơn một người chấp nhận những quan điểm đúng đắn mà không suy nghĩ. Đừng trở thành nạn nhân của nền giáo dục rập khuôn! Hãy luôn biết sáng tạo và đổi mới.
2. Làm công chức nhà nước, kinh doanh hay học thuật?
Tóm lại, mọi người đã được định sẵn để đi theo một trong ba con đường này. Khi lập kế hoạch nghề nghiệp, bạn có thể sử dụng những điều này làm điểm xuất phát. Căn cứ vào từng nghề nghiệp khác nhau để định hình khả năng cạnh tranh cốt lõi của bản thân. Chỉ khi biết bản thân muốn làm gì trong tương lai, bạn mới có thể biết được mình nên học gì.
3. Không có chuyên ngành nào nóng hoặc lạnh, không có trường nào cao hoặc thấp
Sẽ không có nhà tuyển dụng nào nghĩ rằng bạn đại diện cho một trường học hoặc chuyên ngành của bạn. Đừng tự mãn vì bạn là sinh viên của một trường đại học nổi tiếng hay một chuyên ngành phổ biến. Bạn cũng không cần phải cảm thấy tự ti vì ngôi trường của bạn không tốt hoặc chuyên ngành của bạn không được nhiều người theo. Vì thời đại này, người ta còn đánh giá dựa trên năng lực của bạn.
4. Một nghìn nét vẽ sẽ tốt hơn một công việc quen thuộc
Mười phần trăm không phải là một trăm phần trăm mà là con số không. Nếu bạn có mười công việc mà mỗi công việc sẽ làm được mười phần trăm, thì trong mắt nhà tuyển dụng, bạn sẽ chẳng biết gì cả. Vì vậy, bạn phải trang bị cho mình năng lực cốt lõi: học một biết mười. “Người tài năng” chỉ có ý nghĩa trên cơ sở là “Chuyên gia” mà thôi.
5. Sinh viên có nên bỏ tiết không?
Phải nắm vững tính chủ động trong học tập, không bị thầy cô dắt mũi như hồi cấp hai, cấp ba nữa. Trốn tiết không có gì sai cả, nhưng đừng bỏ nhầm lớp. Trốn tiết nếu bạn thấy cần thiết, nhưng phải sử dụng thời gian đó làm những điều có ích để phát triển bản thân. Đừng để thời sinh viên trôi qua vô nghĩa để khi tốt nghiệp rồi có hối hận cũng đã muộn.
6. Bạn phải học cách quản lý tiền bạc
Đối với sinh viên nghèo, việc đầu tiên phải làm không phải là kiếm tiền mà là tiết kiệm, nhiều sinh viên khi còn đi học tiêu rất nhiều tiền, nhưng sau khi ra trường, tiền lương một tháng còn không đủ để trả nửa tháng tiền nhà.
7. Sử dụng laptop một cách hợp lý
Sinh viên đại học phải thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng cần thiết, nhưng trong nhiều trường hợp máy tính sẽ trở thành cái cớ để bạn lãng phí thời gian. Rất nhiều sinh viên đại học có máy tính, nhưng nhiều người trong số họ thậm chí không biết sử dụng Excel sau khi tốt nghiệp đại học, thậm chí còn không thể làm được một bài PowerPoint cho tử tế.
8. Trau dồi kĩ năng giao tiếp
Một người có bao nhiêu tiền không có nghĩa là anh ta sở hữu bao nhiêu tiền mà là anh ta có quyền sử dụng bao nhiêu tiền. Một người có bao nhiêu năng lực, không phải chỉ có một mình anh ta làm được cái gì, mà còn phụ thuộc vào những gì anh ta có thể làm thông qua sự đánh giá từ người khác. Đối với một người kiếm được tiền, 12.5% là dựa vào kiến thức của bản thân, 87.5% là từ các mối quan hệ cá nhân. Trước ba mươi tuổi, hãy kiếm tiền bằng sự chuyên nghiệp. Sau ba mươi, hãy kiếm tiền bằng những mối quan hệ. Cho nên, hãy cố mà trân trọng những mối quan hệ được tạo dựng ở thời đại học. Những người bạn quen biết trong vài năm qua có thể là tài sản quý giá nhất của bạn sau khi tốt nghiệp đấy.
9. Tận dụng sức mạnh vô hạn của internet
Nhưng nếu bạn nghiện trò chuyện trực tuyến (Chat online) hay các trò chơi trực tuyến (Game online), số tiền lãng phí đó có thể được bù đắp nhưng thanh xuân đã lãng phí thì sẽ không bao giờ quay trở lại. Đối với nhiều sinh viên đại học, quán net đôi khi là một hố đen đẫm máu.
10. Tình yêu đến bất ngờ, bạn có thể mong đợi nhưng không thể tạo ra
Hoa nở cũng có thể tàn nhưng đừng để hoa tàn cành. Một người có mười triệu tiêu hết một triệu vì bạn, thì bạn chỉ chiếm một phần trăm của anh ta; nhưng một người chỉ có một trăm ngàn nhưng vì bạn tiêu hết một triệu, thì bạn đã trở thành tất cả của anh ta.
11. Thị trường nhân tài là một bãi mìn đó bạn ơi!
Không có gì sai khi tìm việc bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng đừng đói bụng ăn bậy. Chỉ cần nhà tuyển dụng nói rằng bạn phải trả tiền cho họ, bạn quay lưng bỏ đi luôn cũng được, vì đó đích thị là đa cấp nhé.
12. Sơ yếu lý lịch xin việc phải làm nổi bật khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn
Khi đi xin việc, bạn không cần phải nghiêm túc “Có sao nói vậy”, nói dối khi cần thiết sẽ rất hữu ích cho bạn đấy. Chỉ cần sử dụng một tờ giấy A4 làm sơ yếu lý lịch là đủ rồi. Hồ sơ xin việc của nhiều cô gái giống như cuốn album ảnh vậy, không chỉ lãng phí tiền bạc mà còn không dùng được gì khi đi xin việc. Các cuộc phỏng vấn thực ra đều có quy luật như nhau và tất cả những gì bạn cần làm là đọc thuộc lòng những câu trả lời chuẩn trong mỗi cuộc phỏng vấn là được.
13. Thùng rác là nơi đặt nhân tài không đúng chỗ
Cho nên, khi đi xin việc bạn phải đặt mình vào vị trí khiến bạn trở thành nhân tài thay vì rác rưởi. Tất nhiên, tiền đề là bạn phải biết mình muốn làm gì và phù hợp với công việc nào. Bi kịch lớn nhất trên đời là có quá nhiều người trẻ tuổi chưa bao giờ biết mình thực sự muốn làm gì. Cưỡi lừa tìm ngựa là đúng, nhưng không phải cứ có lừa là bạn có thể tìm được tuấn mã. Vì vậy, hãy coi trọng công việc đầu tiên của bạn.
14. Học làm người ở công ty lớn, học làm việc ở công ty nhỏ
Sau khi vào công ty, bạn phải hòa nhập vào “văn phòng chính trị” càng sớm càng tốt. Nhân viên có được thăng chức hay không, không phụ thuộc vào sự chăm chỉ làm việc của bạn, mà là sự đánh giá cao của sếp đối với bạn. Chúng ta phải học cách tự bảo vệ mình trong môi trường tranh đấu của “văn phòng chính trị”.
15. Một con lạc đà gầy còn hơn một con ngựa béo
Gan lớn thì chết no, gan nhỏ thì chết đói. Bạn phải có lòng can đảm và dũng cảm để bắt đầu kinh doanh, nếu bạn hài lòng với việc làm việc cho người khác, thì dù mức lương của bạn có cao đến đâu, bạn cũng sẽ mãi là một kẻ nghèo hèn. Ngay cả với mức lương mười triệu hàng tháng, kể cả ở những nơi như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, tiền tiết kiệm một năm cũng không thể mua được nổi một phòng tắm nhỏ đâu.
16. Lúc học đại học nhất định phải lên thư viện
Nếu bây giờ bạn không đọc nhiều sách, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đọc lại chúng. Mặc dù không phải cuốn sách nào cũng hữu ích, nhưng vì bạn không biết cuốn nào có ích trong tương lai, nên bạn phải đọc nhiều sách hơn và loại bỏ những suy nghĩ thực dụng đó đi. Dù mỗi lần đánh bắt cá chỉ cần một cú mắc lưới, nhưng muốn bắt được cá thì phải đan lưới.
Cuộc sống đại học chính là hành trình đầu tiên mà bạn phải vượt qua để bước vào cuộc đời phức tạp này. Nên hãy luôn không ngừng học hỏi để trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân bạn nhé. Các bạn sinh viên nên nhớ những điều này. Có thể trong tương lai bạn sẽ phải tìm đọc lại bài viết này đó. Chúc cuộc sống đại học của bạn thật nhiều may mắn và thành công.
Một số bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:
- 10 kinh nghiệm “xương máu” dành cho tân sinh viên để “sống còn” trong môi trường đại học
- 5 cuốn sách hay dành cho các bạn tân sinh viên bán chạy trên Tiki
Hi vọng qua cẩm nang 16 điều trên BlogAnChoi đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích, cần thiết. Và đừng quên ghé chuyên mục Bạn đọc tại BlogAnChoi để góp nhặt thêm những gợi ý thú vị cho cuộc sống bạn nhé!
Bài viết có ý nghĩa cho những sinh viên lắm ạ <3 cảm ơn vì đã chia sẻ những đièu bổ ích nhaa
Hợp lý
Mình là sinh viên năm nhất nên cx có nhiều nỗi lo lắm… 🙁
Cảm ơn nè. Mình cg mới là sv năm 1 đó bạn 🙂 . Hành trình còn dài nên bạn cố gắng hết mình trong đời sv nhé ❤
Cảm ơn bạn đã động viên nha, hi vọng bạn cx đc như thế!!
Lần đầu sống xa nhà khó khăn biết bao