Năm mới ai cũng chúc nhau “tiền vào như nước”, nhưng thực tế làm sao để giàu đây? Trong lúc đang gãi đầu nghĩ cách “kéo” tiền về, sao bạn không thử áp dụng những cách tiết kiệm đơn giản nhưng hiệu quả cực cao đến nỗi ngay cả các tỷ phú cũng thực hiện mỗi ngày. Cùng BlogAnChoi khám phá bí mật của họ nhé!

Sponsor

Làm giàu không khó, mà là… rất khó

Ai chẳng muốn túi luôn đầy tiền, nhưng phải làm gì để được như vậy? (Ảnh: Internet).
Ai chẳng muốn túi luôn đầy tiền, nhưng phải làm gì để được như vậy? (Ảnh: Internet).

Điểm khác biệt giữa người giàu và người “chưa giàu” nằm ở khả năng quản lý tiền bạc. Về chuyện này thì chắc phải cần cả một khóa học kéo dài vài năm mới nói hết chuyện bởi có quá nhiều thứ cần phải học. Hầu hết chúng ta khi sinh ra đều không giàu, do đó nếu muốn “bớt nghèo” ta phải nỗ lực và học hỏi rất nhiều.

Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cuốn sách dạy làm giàu ở mọi nơi mọi lúc, từ đơn giản đến cao siêu, từ triệu phú đến tỷ phú, từ tài chính đến kinh doanh… Nhưng tất nhiên nói luôn dễ hơn làm, nếu có một công thức nhanh gọn để tiền về đầy túi thì có lẽ giờ bạn đang đi nghỉ mát ở thiên đường nào đó chứ chẳng phải ngồi đọc bài viết này!

Có chắc đọc hết những cuốn này chúng ta sẽ biết cách làm giàu không nhỉ? (Ảnh: Internet).
Có chắc đọc hết những cuốn này chúng ta sẽ biết cách làm giàu không nhỉ? (Ảnh: Internet).

Nhưng nói như vậy chẳng lẽ chúng ta không bao giờ có thể giàu lên? Lẽ nào viễn cảnh “đi shopping không cần nhìn giá” mãi mãi chỉ là câu nói đùa cho vui?

Hãy học cách tiết kiệm trước khi học cách kiếm tiền

Bạn vẫn nhớ thói quen "bỏ ống heo" lúc nhỏ chứ? (Ảnh: Internet).
Bạn vẫn nhớ thói quen “bỏ ống heo” lúc nhỏ chứ? (Ảnh: Internet).

Để trở thành người giàu, trước tiên hãy tập thói quen giống như họ: tiết kiệm chi tiêu. Hãy tưởng tượng bạn kiếm được 10 triệu một tháng nhưng tiêu hết 5 triệu, còn một người khác kiếm được gấp đôi nhưng tiêu đến gấp ba, như vậy tính ra mỗi tháng số tiền dư còn lại đều bằng nhau, chẳng phải bạn cũng “giàu” ngang họ còn gì!

Tất nhiên đó chỉ là ví dụ vui thôi, rốt cuộc chuyện giàu nghèo không thể đơn giản như vài con số đó được. Tuy nhiên phép so sánh đó cũng cho chúng ta thấy việc tiết kiệm có tầm quan trọng đến thế nào, chẳng kém việc kiếm tiền là mấy.

Hãy xem qua video này để thấy vì sao bạn cần phải tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt nhé:

Nếu chỉ giỏi kiếm ra mà không biết tiết kiệm, rốt cuộc bạn vẫn phải khổ sở vì chuyện tiền nong (Ảnh: Internet).
Nếu chỉ giỏi kiếm ra mà không biết tiết kiệm, rốt cuộc bạn vẫn phải khổ sở vì chuyện tiền nong (Ảnh: Internet).

Chính vì tiết kiệm quan trọng như vậy mà ngay cả các tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn ngày ngày thực hiện việc đó, và thực ra chính nhờ thói quen này mà họ mới có thể đi lên từ những ngày gian khổ. Nhiều người trong số họ thực sự đã làm giàu từ hai bàn tay trắng, thậm chí xuất phát điểm có khi còn không bằng chúng ta!

Sponsor

Vậy nhân dịp đầu năm ai cũng tràn trề hứng khởi đón tài lộc vào nhà, sao không thử tìm hiểu vài tuyệt chiêu tiết kiệm tiền đơn giản mà cực kỳ hữu dụng? Chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra tài khoản của mình đã “đầy đặn” hơn trước. Và cuối cùng – có thể là ngày này năm sau – giấc mơ “đi shopping không cần nhìn giá” cuối cùng sẽ trở thành hiện thực. Đến lúc đó thì ngày nào chẳng là Tết!

1. Quy tắc 24 giờ khi muốn mua một thứ gì đó

Đây là ví dụ để chứng minh "đợi chờ là hành phúc"! (Ảnh: Internet).
Đây là ví dụ để chứng minh “đợi chờ là hành phúc”! (Ảnh: Internet).

Hầu hết chúng ta không nhiều thì ít đều có đôi lần “nổi hứng” muốn mua ngay một món đồ hoặc sử dụng một dịch vụ hay ho nào đó vừa mới nhìn thấy. Tâm lý thích sự mới lạ là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu không biết kiểm soát bạn sẽ trở thành “nô lệ tinh thần” của thói quen này và chẳng mấy chốc tiêu hết số tiền mình đã dành dụm cho những việc thực sự cần thiết.

Để khắc phục tình trạng chi tiền vội vã như vậy, hãy tự dặn lòng chờ 24 tiếng trước khi quyết định mua hàng. Chẳng có gì thần kỳ ở quy tắc này cả, đơn giản là sau khoảng thời gian 24 giờ, “cơn nghiện mua sắm” của bạn sẽ hạ nhiệt bớt và lúc đó bạn sẽ đủ tỉnh táo để tự suy nghĩ lại xem mình có thực sự cần mua món đồ đó hay không.

Hãy mua thứ mình cần chứ không phải thứ mình thích (Ảnh: Internet).
Hãy mua thứ mình cần chứ không phải thứ mình thích (Ảnh: Internet).

Một biến thể của quy tắc này mà có lẽ các bà nội trợ đã từng nghe, đó là đừng đi chợ với cái bụng đói! Khi tâm trí đang bị cơn đói điều khiển, bạn rất dễ sa đà mua sắm nhiều món mà đến lúc về nhà mới nhận ra là chẳng cần thiết chút nào, thậm chí toàn đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Sponsor

Bên cạnh tác dụng tiết kiệm tiền, thói quen kìm lòng và tính toán cẩn thận trước những ham muốn tức thời sẽ giúp bạn rất nhiều trong mọi hoạt động khác của đời sống. Hẳn bạn cũng đồng ý rằng những người chín chắn chững chạc sẽ thành công hơn người bốc đồng nông nổi đúng không?

2. Dùng tiền mặt khi mua bán

Dùng thẻ có thể tiện lợi hơn, nhưng cũng có mặt trái của nó (Ảnh: Internet).
Dùng thẻ có thể tiện lợi hơn, nhưng cũng có mặt trái của nó (Ảnh: Internet).

Nghe có vẻ “đi ngược xu thế” nhỉ? Thời buổi công nghệ ngày càng phát triển, các loại thẻ thanh toán, ví điện tử và ứng dụng chuyển tiền ngày càng xuất hiện nhan nhản mọi lúc mọi nơi, tự dưng lại khuyên dùng tiền mặt như thời “đồ đá”! Nhưng thực ra đó là cách để bạn kiểm soát số tiền của mình hiệu quả hơn đấy.

Hãy tưởng tượng bạn có một số tiền kha khá trong tài khoản, và bạn đi vào siêu thị với chiếc thẻ trong túi, yên tâm rằng mua bao nhiêu cũng có đủ tiền để thanh toán. Như vậy chẳng phải bạn đã tự cho phép mình chi tiêu “thả ga” với toàn bộ số tiền đang có hay sao? Nói cách khác, giới hạn duy nhất có thể dừng cơn nghiện mua sắm của bạn chính là khi hết sạch tiền mà thôi.

Thẻ tín dụng thực chất đang khiến bạn mắc nợ nhiều hơn (Ảnh: Internet).
Thẻ tín dụng thực chất đang khiến bạn mắc nợ nhiều hơn (Ảnh: Internet).

Thay vì quẹt thẻ hay quét mã thanh toán, khi đi mua đồ hãy rút sẵn ra một số tiền mà bạn cho là vừa đủ và coi đó là hạn mức chi tiêu của mình trong một lần mua sắm. Đến lúc chọn hàng, bạn sẽ tự động cân nhắc tổng giá trị của chúng có vượt quá số tiền mang theo hay không.

Ngoài tác dụng tự đặt ra định mức như vậy, việc sử dụng tiền mặt còn tạo cảm giác “thật” hơn so với những con số khô khan trong tài khoản. Khi cầm tờ polyme trong tay, bạn sẽ bật chế độ “cảnh giác” trong đầu mình và cẩn thận hơn trước mỗi quyết định mua sắm. Thay vì chờ máy tính tiền cộng trừ các con số, bạn sẽ phải tự nhẩm tính ngay từ lúc cầm món hàng lên. Vừa tiết kiệm tiền lại vận động trí óc, lợi quá còn gì!

3. Quy tắc 6 lọ

Bạn có thể "chế biến" lại thành quy tắc 6 ly hay 6 con lợn đất cũng được nhé! (Ảnh: Internet).
Bạn có thể “chế biến” lại thành quy tắc 6 ly hay 6 con lợn đất cũng được nhé! (Ảnh: Internet).

Cũng giống như bất kỳ vấn đề nào khác trong cuộc sống, từ bài toán tiểu học cho đến dự định tương lai, nếu muốn giải quyết thành công bạn đều phải lập kế hoạch chi tiết cho chúng. Quy tắc 6 lọ chính là phương pháp để quản lý tiền bạc bằng cách lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng cụ thể.

Được phát minh bởi Harv Eker, một doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng với cuốn sách Secret of Millionaire Mind (Bí mật tư duy triệu phú), quy tắc này khuyên chúng ta nên bỏ tiền vào 6 chiếc lọ khác nhau, với tỷ lệ số tiền cũng không giống nhau:

  1. Khoản chi tiêu cần thiết: 55%
  2. Tiết kiệm cho tương lai: 10%
  3. Chi tiêu cho giáo dục: 10%
  4. Tự do tài chính: 10%
  5. Chi tiêu để hưởng thụ: 10%
  6. Tiền làm từ thiện: 5%
Hãy chia số tiền kiếm được thành các phần khác nhau để quản lý chặt chẽ hơn (Ảnh: Internet).
Hãy chia số tiền kiếm được thành các phần khác nhau để quản lý chặt chẽ hơn (Ảnh: Internet).

Như bạn thấy, mỗi phần tiền có mục đích khác nhau và điều quan trọng là mọi đồng tiền mà bạn kiếm được bất kể từ nguồn nào đều phải được chia vào 6 lọ chính xác như vậy.

Sponsor

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các khoản chi tiêu cần thiết trong cuộc sống như ăn uống, chỗ ở, điện nước và những thứ để đảm bảo nhu cầu cơ bản của mỗi người. Tiếp đó là những khoản chi lớn cần tiết kiệm lâu dài như mua nhà, mua xe, con cái,…

Khoản chi càng lớn càng cần lên kế hoạch cẩn thận từ sớm (Ảnh: Internet).
Khoản chi càng lớn càng cần lên kế hoạch cẩn thận từ sớm (Ảnh: Internet).

Giáo dục cũng là một phần quan trọng, bởi đầu tư cho tri thức của bản thân không bao giờ là lỗ cả. Bên cạnh đó là khoản chi để hưởng thụ cuộc sống, khi tâm trí thoải mái vui vẻ bạn sẽ có thêm động lực và hứng khởi để tiếp tục làm việc kiếm tiền.

Chiếc lọ thứ 5 là khoản tự do tài chính. Nói cho dễ hiểu thì đây là những việc mà bạn có thể dùng tiền để đẻ ra tiền, chẳng hạn như gửi ngân hàng, chơi chứng khoán, đầu tư kinh doanh… Mục đích của số tiền này là để bạn có thể kiếm tiền ngoài việc đi làm thông thường, từ đó đạt được trạng thái “tự do tài chính”.

Những khoản đầu tư để tiền tự tăng thêm giúp bạn kiếm tiền ngay cả khi không làm việc (Ảnh: Internet).
Những khoản đầu tư để tiền tự tăng thêm giúp bạn kiếm tiền ngay cả khi không làm việc (Ảnh: Internet).

Và cuối cùng là tiền để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Tất nhiên chúng ta có thể lấy một phần số tiền trong lọ này để cho vào những lọ khác khi thực sự cần thiết, nhưng dù thế nào cũng nên dành ra một khoản nho nhỏ để làm việc tốt cho mọi người xung quanh. Cho đi chính là nhận lại mà!

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Cùng xem lại cách chia tiền vào 6 chiếc lọ qua video vui nhộn này nhé:

4. Hãy mua những thứ giúp bạn kiếm thêm tiền

Mỗi món đồ mà bạn mua có thể góp phần làm bạn giàu lên hoặc nghèo đi (Ảnh: Internet).
Mỗi món đồ mà bạn mua có thể góp phần làm bạn giàu lên hoặc nghèo đi (Ảnh: Internet).

Nghe có vẻ rất kỳ diệu đúng không? Trên đời này lại có cách mua mà được thêm tiền sao?

Xin thưa là có, thậm chí rất nhiều. Bản thân việc “mua” là hành động chi tiền, nhưng nếu bạn biết mua đúng những món đồ có ý nghĩa thì chúng sẽ giúp bạn kiếm lại tiền từ những nguồn khác. Đó chính là điểm khác biệt giữa người giàu và những người còn lại.

Hãy lấy ví dụ thế này: bạn muốn mua một chiếc laptop mới, và có rất nhiều chủng loại cùng mức giá khác nhau được bày ra trước mặt. Thay vì mua một chiếc tầm trung để lướt Facebook, chơi game và xem YouTube giải trí, hãy bỏ thêm một chút tiền nữa để mua một chiếc máy cấu hình mạnh và tốc độ nhanh có thể chạy được những phần mềm lập trình, đồ họa phục vụ công việc hoặc giúp bạn theo dõi thị trường chứng khoán với những biến động từng phút từng giây.

Chiếc laptop với người này chỉ là công cụ giải trí, nhưng với người khác lại là cần câu kiếm tiền (Ảnh: Internet).
Chiếc laptop với người này chỉ là công cụ giải trí, nhưng với người khác lại là cần câu kiếm tiền (Ảnh: Internet).
Sponsor

Hoặc khi mua quần áo, thay vì chọn những bộ lòe loẹt thật đẹp chỉ để khoe với bạn bè lấy le, hãy chọn những bộ đẹp tương tự hoặc thậm chí thua một chút cũng được nhưng tạo vẻ chững chạc, sang trọng. Bất kể là nhân viên công sở hay giám đốc công ty, ngoại hình gây thiện cảm khiến đối phương nể trọng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong sự nghiệp đấy.

Nói tóm lại quy tắc này tập trung vào 2 khái niệm mà rất nhiều người không phân biệt được, đó là tiêu sảntài sản. Trong thuật ngữ chuyên môn, tiêu sản là những khoản chi tiêu đơn thuần chỉ để thỏa mãn ham muốn của bản thân, trong khi tài sản là những thứ có thể tạo ra thêm giá trị sau này. Nói cách khác: tiêu sản là con cá, còn tài sản là cái cần câu.

Hãy thử kiểm tra xem những món đồ bạn mua là tiêu sản hay tài sản nhé (Ảnh: Internet).
Hãy thử kiểm tra xem những món đồ bạn mua là tiêu sản hay tài sản nhé (Ảnh: Internet).

Đa số chúng ta có thể chi vài triệu để mua những thứ mình thích, dù chưa chắc chúng đã đem lại giá trị gì ngoài niềm vui sướng tức thời. Trái lại, những người giàu sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu để mua những thứ đắt hơn rất nhiều, với điều kiện nó giúp họ kiếm về tiền tỷ. Đó là hai cách nghĩ khác nhau về việc mua sắm.

Vậy lần tới, trước khi rút hầu bao để “tậu” một món gì đó, bạn hãy suy nghĩ thử xem thứ đó sẽ trở thành cần câu hay chỉ là con cá nhé!

Cùng phân tích sự khác biệt giữa hai khái niệm tiêu sản và tài sản qua video dưới đây nào:

Sponsor

5. Hãy dành ra những ngày không chi tiêu

Nghe thì đơn giản nhưng quy tắc này cũng không dễ thực hiện đâu (Ảnh: Internet).
Nghe thì đơn giản nhưng quy tắc này cũng không dễ thực hiện đâu (Ảnh: Internet).

Đôi khi cách làm tốt nhất lại là… không làm gì cả. Đặc biệt khi nói đến tiết kiệm và quản lý chi tiêu, rõ ràng việc “nhịn” mua sắm một ngày sẽ giúp tài khoản của bạn nếu không tăng lên thì ít nhất cũng chẳng hề giảm đi một xu một cắc.

Tuy vậy cũng đừng hiểu quy tắc này theo nghĩa “nhịn ăn nhịn mặc”, bất chấp mọi nhu cầu để giữ cho số dư tài khoản được sướng mắt. Bạn vẫn phải ăn uống, đi lại, làm những việc cần thiết để đảm bảo cuộc sống tiếp diễn bình thường. Chỉ là đừng mua sắm những thứ ngoài danh mục nhu yếu phẩm tối thiểu mà thôi.

Thỉnh thoảng hãy dành ra một ngày để thực hiện lối sống tối giản thử xem sao (Ảnh: Internet).
Thỉnh thoảng hãy dành ra một ngày để thực hiện lối sống tối giản thử xem sao (Ảnh: Internet).

Số lượng “ngày không chi tiêu” trong một tuần hoặc một tháng hoàn toàn là quyết định của bạn. Đó có thể là những ngày cuối tuần dành cho gia đình, tự nấu những bữa ăn đơn giản tại nhà. Cũng có thể là một ngày nghỉ phép khi bạn có thể gạt công việc sang một bên và tận hưởng một bản nhạc hay giữa không gian trong lành buổi sáng sớm. Cũng có thể là bất cứ ngày nào trong tuần khi bạn bỗng cảm thấy cuộc sống của mình đã đủ đầy và không cần sắm sửa thêm thứ gì nữa.

Dù bạn tự đặt ra “ngày không chi tiêu” của mình vào lúc nào và số lượng nhiều hay ít thì điều quan trọng là hãy tuân thủ đúng kỷ luật đã đề ra. Hãy tập thói quen kiểm soát những ham muốn của bản thân, bởi đó không chỉ là cách tiết kiệm tiền mà còn giúp bạn nhận ra hạnh phúc giản dị luôn tồn tại trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta.

Sponsor

6. Hãy chi tiền cho những dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian

Hãy tiết kiệm thời gian nếu thời gian đó tạo ra được nhiều tiền hơn (Ảnh: Internet).
Hãy tiết kiệm thời gian nếu thời gian đó tạo ra được nhiều tiền hơn (Ảnh: Internet).

Nhiều người thường có suy nghĩ tự làm mọi việc để tiết kiệm tiền, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Mọi thứ trên đời đều có giá của nó, khi tự làm việc này bạn sẽ không còn thời gian để làm việc khác, và như vậy thay vì mất tiền thuê người làm giùm bạn lại “mất” tiền để mua thời gian.

Ngày nay có rất nhiều dịch vụ giúp chúng ta không phải động chân tay mà vẫn được việc, chẳng hạn như giao đồ ăn, giao hàng tận nơi, thuê người giúp việc, các tiệm giặt là… Mức giá cho những dịch vụ này cũng rất hợp túi tiền của hầu hết mọi người, do đó nếu bạn quá mải mê với công việc thì đây là lựa chọn không tồi chút nào.

Các dịch vụ giao hàng giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian đê làm việc khác (Ảnh: Internet).
Các dịch vụ giao hàng giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian đê làm việc khác (Ảnh: Internet).

Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian để làm ra nhiều tiền hơn, số tiền mà bạn trả cho những dịch vụ này cũng coi như để mua sự thoải mái tinh thần và tránh mệt mỏi cho cơ thể. Có ai lại thích đội nắng đi chợ ngày này qua ngày khác, hay làm đi làm lại việc nhà đến chán ngấy đâu cơ chứ? Khi cảm thấy quá tải vì những áp lực đến từ mọi phía, hãy giảm bớt một phía bằng cách thuê người làm giúp mình.

7. Hãy sửa đồ cũ trước khi vứt đi

Tự sửa một chiếc giày không hề khó mà lại giúp bạn tiết kiệm một khoản chi tiêu (Ảnh: Internet).
Tự sửa một chiếc giày không hề khó mà lại giúp bạn tiết kiệm một khoản chi tiêu (Ảnh: Internet).
Sponsor

Thường thì rất ít người trong chúng ta hiểu biết tường tận về tất cả những đồ đạc vật dụng có trong nhà mình, từ đơn giản như chiếc giày chiếc dép cho đến phức tạp như máy tính, tivi. Do đó khi một món đồ bị hư ta thường vứt bỏ chúng đi không thương tiếc và chỉ đem sửa nếu thứ đó có giá trị quá lớn mà thôi.

Tuy nhiên ngày nay bạn có thể học cách sửa hầu như tất cả mọi thứ, và học miễn phí nữa, chính là từ YouTube! Những “chuyên gia online” này sẵn sàng chia sẻ hiểu biết của họ đến cộng đồng và hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh trực quan sinh động. Hay nhất là bạn có thể tua đi tua lại hoặc tua chậm tùy thích, công nghệ đã làm cuộc sống dễ dàng hơn nhiều rồi!

Đến máy tính cũng có thể tự sửa được, nhưng chỉ những lỗi nhẹ thôi nhé! (Ảnh: Internet).
Đến máy tính cũng có thể tự sửa được, nhưng chỉ những lỗi nhẹ thôi nhé! (Ảnh: Internet).

Còn nếu bạn bận rộn đến nỗi không thể “ngâm cứu” tự sửa thì sao? Như quy tắc trên đã nói, hãy đem ra tiệm để đỡ mất thời gian. Tất nhiên cách này chỉ đúng nếu tiền sửa ít hơn tiền mua mới thôi.

Ngoài tiết kiệm tiền thì một lợi ích cực lớn của việc học cách tự sửa đồ dùng trong nhà là bạn sẽ tăng thêm vốn hiểu biết của mình trong lĩnh vực “đồ đạc học”, có thể giúp đỡ người thân bạn bè mọi lúc mọi nơi và gây ấn tượng với mọi người xung quanh bằng tài lẻ này nữa chứ. Chưa hết, tận dụng đồ cũ cũng có nghĩa là bạn đang góp phần giảm bớt rác thải, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giữ cho Trái đất luôn xanh sạch đẹp. Quá nhiều lợi ích chỉ trong một hành động nhỏ, tội gì mà không làm ngay nào!

8. Tránh vay nợ nếu có thể

Nghe đến chữ "nợ" là thấy mệt mỏi rồi, tốt nhất là nên tránh! (Ảnh: Internet).
Nghe đến chữ “nợ” là thấy mệt mỏi rồi, tốt nhất là nên tránh! (Ảnh: Internet).
Sponsor

Đâu phải tự nhiên mà các dịch vụ cho vay ngày càng nở rộ như nấm mọc sau mưa. Từ kiểu truyền thống như ngân hàng đến hiện đại như app cho vay, hầu như lúc nào cũng đầy khách. Thậm chí hình thức cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” cũng nhiều lần lên báo với những nạn nhân bị siết nợ nhiều vô số. Tại sao một hành động khiến người ta lâm vào cảnh khốn khổ lại được thực hiện nhiều đến như vậy?

Lý do là vì chúng ta thường có tâm lý khá “dễ dãi” với chuyện vay nợ, cho rằng đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống, có vay rồi sẽ có trả. Đơn giản như mượn bạn bè vài đồng gửi xe, vay ít tiền trả hóa đơn cuối tháng, mượn tạm vài triệu đóng tiền nhà, rồi cứ thế đến lúc nào đó chúng ta coi khoản vay vài tỷ để mua nhà mua xe cũng là chuyện bình thường mà thôi!

Nhiều người coi vay nợ là chuyện bình thường, rồi sau đó phải còng lưng trả nợ (Ảnh: Internet).
Nhiều người coi vay nợ là chuyện bình thường, rồi sau đó phải còng lưng trả nợ (Ảnh: Internet).

Lối suy nghĩ đó thực sự đang khiến bạn nghèo đi từng ngày. Thực chất việc vay tiền không hề phức tạp và cũng chẳng nguy hiểm, với điều kiện lãi suất không quá cao và bạn phải chắc chắn mình có khả năng trả được nợ. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tốt nhất bạn nên tránh việc vay tiền “như tránh dịch bệnh”. Thật đấy, không đùa đâu!

Và kể cả khi đáp ứng đủ hai tiêu chí trên thì cũng chẳng có lý do gì để ôm cục nợ vào mình nếu bạn có thể để dành được số tiền đó bằng cách tiết kiệm chi tiêu hằng ngày. Việc vay mượn về bản chất cũng giống như mua một món hàng do ham muốn tức thời, vì vậy chỉ nên thực hiện trong hai tình huống: món nợ đó giúp bạn sống sót qua một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và cấp bách, hoặc bạn có thể dùng số tiền vay đó để kiếm thêm nhiều tiền hơn.

Hãy suy tính kỹ trước khi quyết định vay nợ bất kể mục đích là gì (Ảnh: Internet).
Hãy suy tính kỹ trước khi quyết định vay nợ bất kể mục đích là gì (Ảnh: Internet).
Sponsor

Ngoài ra một lợi ích khác của việc tránh vay nợ là bạn sẽ có thể “kê cao gối mà ngủ” mỗi đêm! Hãy tưởng tượng lúc nào trong đầu cũng hiện lên con số tiền vay mà mỗi ngày đều nhích lên một chút do lãi suất, như vậy liệu bạn có thể yên tâm mà làm việc và học tập được không, nói gì đến tận hưởng niềm vui trong cuộc sống nữa chứ!

9. Đừng coi thường tiền lẻ

Tiền lẻ tuy nhỏ, nhưng khi đủ nhiều cũng sẽ thành to (Ảnh: Internet).
Tiền lẻ tuy nhỏ, nhưng khi đủ nhiều cũng sẽ thành to (Ảnh: Internet).

Có phải bạn hay bỏ qua những đồng tiền thối nhỏ nhặt khi đi mua đồ trong siêu thị, hoặc nhận vài viên kẹo thay thế cho vui mà thực ra chẳng có giá trị gì? Hoặc ở nhà bạn ít khi để ý những tờ một hai ngàn vứt lung tung và nghĩ rằng lỡ mất cũng có gì nghiêm trọng đâu? Đó là thói quen của rất nhiều người, và nếu cũng đang “nghĩ thoáng” về tiền lẻ như vậy thì bạn nên thay đổi ngay hôm nay đi.

Bản chất của tiết kiệm, làm giàu hay bất kỳ thành tựu lớn nào trong cuộc sống, nói cho cùng là tích tiểu thành đại. Nếu mỗi ngày bạn không ăn một ít thì làm sao từ một đứa bé “tí hon” lúc mới sinh có thể lớn thành vài chục ký lô như bây giờ? Tương tự, nếu không có những đồng tiền nhỏ tích góp mỗi ngày thì làm sao ra được một cọc tiền lớn mai sau? Đó chính là sức mạnh của những điều nhỏ nhặt mà nhiều người không nhận ra.

Nếu để dành được số tiền lẻ như thế này thì còn hơn cả "tiền chẵn" ấy chứ (Ảnh: Internet).
Nếu để dành được số tiền lẻ như thế này thì còn hơn cả “tiền chẵn” ấy chứ (Ảnh: Internet).

Tâm lý chúng ta thường coi trọng những cái to lớn vĩ đại mà bỏ quên thứ nhỏ bé tầm thường. Nhưng bạn hãy nghĩ thử xem, 365 có phải là con số lớn không? Còn 1000 thì sao? Và nếu nhân hai số đó với nhau thì kết quả có còn là nhỏ? Thế đấy, chỉ cần mỗi ngày giữ lại 1000 đồng tiền lẻ thì đến cuối năm bạn đã có thể mở một bữa tiệc liên hoa ra trò rồi. Đó là chưa nói đến những tờ tiền lẻ lớn hơn 1000 đồng!

Sponsor

Thay vì bỏ mặc những đồng tiền lẻ hoặc tiêu thoải mái vào bất cứ việc gì, hãy để dành chúng vào một quỹ riêng. Một thời gian sau nhìn lại bạn sẽ bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được. Mặt khác, khi đi mua sắm hãy yêu cầu nhân viên thanh toán trả lại chính xác số tiền thừa thay vì những viên kẹo nhìn vui mắt nhưng có thể không ngang giá. Thật đấy, bạn hãy tự kiểm tra thử xem!

10. Sử dụng dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản lương

Hãy lưu ý dịch vụ này khi mở tài khoản tại ngân hàng nhé (Ảnh: Internet).
Hãy lưu ý dịch vụ này khi mở tài khoản tại ngân hàng nhé (Ảnh: Internet).

Có thể nhiều người vẫn chưa biết đến tính năng này khi lập tài khoản tại ngân hàng. Cũng chẳng có gì cao siêu phức tạp cả, chỉ đơn giản là mỗi khi tài khoản của bạn nhận được tiền từ bất kỳ nguồn nào đó (thường là lương), hệ thống máy tính sẽ tự động trích một phần tiền này chuyển sang tài khoản tiết kiệm cho bạn. Tỷ lệ cụ thể sẽ do bạn tự quyết định, thường từ 10 đến 20% là hợp lý nhất.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với những “chiêu” tiết kiệm tiền khác. Dễ thấy nhất là sự chính xác của máy móc giúp bạn không phải đau đầu tính toán số tiền dành ra để bỏ ống heo mà có khi tính rồi vẫn sai. Thứ hai là việc trích tiền được thực hiện ngay lập tức, khi tiền vừa về tài khoản chính cũng là lúc tài khoản tiết kiệm được bổ sung một số “ngân lượng” tương ứng. Điều này giúp tránh tình trạng “cao hứng” khi mới được nhận lương khiến bạn vung tay mua sắm quá đà trước khi nhớ đến nhiệm vụ tiết kiệm.

Hiện nay đã có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ rất hay ho và tiện lợi này (Ảnh: Internet).
Hiện nay đã có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ rất hay ho và tiện lợi này (Ảnh: Internet).

Bản chất của dịch vụ này là bạn ủy quyền cho ngân hàng giữ tiền tiết kiệm giúp mình, để bạn không phải vất vả “đấu tranh tư tưởng” mỗi khi cân nhắc giữa tiết kiệm và chi tiêu. Đối với nhiều người việc để dành tiền dường như rất khó khăn và tiêu tiền mới đem lại cảm giác sung sướng, khi đó hãy giao cho ngân hàng quản lý giùm để đảm bảo mình luôn có một khoản dự trữ phòng khi cấp bách.

Sponsor

Hiện nay một số nơi còn có dịch vụ trích tiền tiết kiệm nếu số dư tài khoản vượt ngưỡng. Chẳng hạn bạn đăng ký mức giới hạn tài khoản là 10 triệu, thì mỗi khi số dư tăng lên quá con số này ngân hàng sẽ tự động chuyển số tiền thừa sang tài khoản tiết kiệm. Nói cách khác bạn sẽ tự đặt ra hạn mức chi tiêu của mình không được vượt quá 10 triệu đồng ở bất kỳ thời điểm nào.

Tất nhiên bạn vẫn có thể rút tiền từ tài khoản tiết kiệm bất cứ khi nào muốn, dù gì tiền cũng là để tiêu mà. Tuy nhiên việc tách riêng hai tài khoản khác nhau như vậy sẽ buộc bạn phải cân nhắc đến hai chữ “tiết kiệm” mỗi lần muốn dùng và cảm thấy hơi “áy náy” khi đụng đến số tiền mà lẽ ra phải luôn tăng lên chứ không phải giảm xuống.

Hãy tiết kiệm tiền ngay từ hôm nay, và 5 năm sau bạn sẽ tự cảm ơn mình vì điều đó! (Ảnh: Internet).
Hãy tiết kiệm tiền ngay từ hôm nay, và 5 năm sau bạn sẽ tự cảm ơn mình vì điều đó! (Ảnh: Internet).

Trên đây là 10 cách đơn giản để bạn bắt đầu hành trình “bỏ ống heo” của mình. Thay vì đút tiền nuôi lợn như trước, ngày nay có rất nhiều công cụ và tiện ích giúp chúng ta kiểm soát chi tiêu và quản lý tiền bạc hiệu quả hơn, dần dần hiện thực hóa giấc mơ “đi shopping không cần nhìn giá”!

Nhưng nói gì thì nói, mọi phương tiện dù hiện đại và nghiêm ngặt đến đâu cũng không thể vượt qua ý muốn của con người. Số tiền để dành được không phụ thuộc vào cách thức tiết kiệm, mà quan trọng nhất là ý thức của chính chúng ta. Hãy luôn tự dặn lòng rằng bạn không chỉ sống trong hiện tại mà còn phải dự tính cho tương lai. Hãy thực hiện 10 quy tắc này ngay hôm nay và chúc bạn không bao giờ bị “viêm túi”!

Cùng đọc tiếp những bài viết thú vị khác của BlogAnChoi bạn nhé:

Sponsor

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhưng không cần “thắt lưng buộc bụng”?

Những cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho cô nàng “nghiện” shopping

Sponsor
Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 398 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(