Pad Thái là món ăn truyền thống của xứ sở chùa Vàng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Món ăn dân dã này có mặt tại tất cả các nhà hàng cũng như trên bàn ăn của các gia đình tại Thái Lan. Bạn không cần đến tận Thái Lan để thưởng thức món ăn này. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá cách làm Pad Thái ngay tại nhà nhé!

Giá trị dinh dưỡng của món Pad Thái

Nguyên liệu không thể thiếu trong món Pad Thái truyền thống chính là tôm (có thể là tôm khô hoặc tôm tươi). Trong đó tôm khô là nguyên liệu có nguồn dinh dưỡng cao hơn cả. Theo như nghiên cứu thì tôm khi được sấy khô sẽ có hàm lượng đạm gần như cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, hàm lượng protein trong 100g tôm khô còn cao hơn cả thịt bò, thịt lợn.

Ngoài ra, tôm khô còn là nguồn cung cấp canxi lý tưởng có chức năng quan trọng trong phát triển hệ xương. Một khi cơ thể hấp thụ canxi, chúng sẽ tham gia vào quá trình cốt hóa xương và bù đắp lượng canxi bị mất qua mồ hôi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị (phần ăn cho 4 người)

  • 1 gói mì gạo khô Mua mỳ gạo khô tại đây
  • 2 muỗng canh nước mắm
  • 2 muỗng canh đường
  • 1 muỗng canh giấm gạo
  • 2 bìa đậu hũ
  • Bắp cải
  • 1-2 muỗng canh dầu đậu phộng (có thể dùng các loại dầu khác) Mua dầu đậu phộng tại đây
  • Hành lá, tỏi, giá đỗ
  • 28g bột me
  • 2 quả trứng gà
  • Đậu phộng đã bóc vỏ
  • Ớt tươi
  • 1 quả chanh

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Chảo
  • Bếp
  • Lò nướng
  • Rây lọc

Cách làm món Pad Thái

Sơ chế các nguyên liệu

Bước 1: Rang đậu phộng. Làm nóng lò ở nhiệt độ 400 độ C. Trải đều đậu phộng lên khay nướng, rắc thêm chút muối. Rang đậu phộng trong khoảng 15 phút, cho đến khi chúng có mùi thơm và ngả màu vàng nâu. Có thể rang đậu phộng trên chảo thay cho lò nướng.

Rang đậu phộng tròng lò trong khoảng 15 phút (Ảnh: Internet)

Rang đậu phộng tròng lò trong khoảng 15 phút (Ảnh: Internet)Bước 2: Rửa sạch và làm khô hành lá, sau đó thái nhỏ. Băm thêm vài tép thỏi.

Thực hiện băm nhỏ hành lá và tỏi (Ảnh: Internet)
Thực hiện băm nhỏ hành lá và tỏi (Ảnh: Internet)

Bước 3: Ngâm mì trong một tô nước ấm trong vài phút. Khi mì đã mềm, để ráo nước và đặt sang một bên.

Ngâm mì bằng nước ấm đến khi mềm (Ảnh: Internet)
Ngâm mì bằng nước ấm đến khi mềm (Ảnh: Internet)

Bước 4: Chiên đậu hũ. Cắt đậu hũ thành những miếng vừa ăn. Làm nóng dầu đậu phộng trong chảo trên lửa lớn. Khi dầu nóng, đặt đậu hũ vào chảo và chiên cho đến khi đậu chuyển sang màu nâu vàng. Tiếp tục lật sang mặt bên và chiên cho đến khi vàng đều cả hai mặt.

Chiên đậu hũ vàng đều cả 2 mặt (Ảnh: Internet)
Chiên đậu hũ vàng đều cả 2 mặt (Ảnh: Internet)

Làm nước xốt me

Bước 1: Khuấy bột me vào 3/4 cốc nước sôi. Sau 5 phút, lọc qua rây để loại bỏ cặn. Nêm thêm nước mắm, đường và giấm gạo và khuấy đều các thành phần với nhau tạo thành hỗn hợp nước xốt chua ngọt.

Nếu không có bột me có thể sử dụng me khô để thay thế. Chuẩn bị 1 vắt me khô, ngâm vào nước bóp nhẹ để phần thịt me tơi ra, sau đó lọc lấy nước cốt me qua một cái rây rồi tiếp tục tiến hành làm nước xốt.

Hỗn hợp nước xốt me chua ngọt (Ảnh: Internet)
Hỗn hợp nước xốt me chua ngọt (Ảnh: Internet)

Xào mì

Bước 1: Bắc chảo lên bếp đổ vào một muỗng cà phê dầu đậu phộng (có thể dùng dầu thường). Thực hiện xào hành lá với tỏi trên lửa lớn trong 30 giây.

Thực hiện xào tỏi và hành lá đến khi dậy mùi thơm (Ảnh: Internet)
Thực hiện xào tỏi và hành lá đến khi dậy mùi thơm (Ảnh: Internet)

Bước 2: Đổ tiếp trứng đã đánh vào chảo, và ngay lập tức khuấy đều để trứng tan ra. Trứng nên nấu không quá 30 giây trước khi thêm các thành phần còn lại.

Đổ trứng vào chảo và tiếp tục khuấy đều (Ảnh: Internet)
Đổ trứng vào chảo và tiếp tục khuấy đều (Ảnh: Internet)

Bước 3: Đặt phần mì đã ngâm vào chảo, thực hiện xào nhanh tay để sợi mì được tơi. Đổ nước xốt me lên mì và tiếp tục đảo đều trong khoảng 30 giây.

Đổ mì vào chảo và tiếp tục xào với nước xốt me (Ảnh: Internet)
Đổ mì vào chảo và tiếp tục xào với nước xốt me (Ảnh: Internet)

Bước 4: Xào thêm bắp cải và giá đỗ vào chung với mì.

Xào thêm bắp cải và giá đỗ vào chung với mì (Ảnh: Internet)
Xào thêm bắp cải và giá đỗ vào chung với mì (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thêm tôm khô và một nửa phần lạc rang giã nhỏ, tiếp tục đảo đều trong 1 phút. Sau đó tắt bếp.

Thêm tôm khô và một nửa phần lạc rang giã nhỏ, tiếp tục đảo đều trong 1 phút (Ảnh: Internet)
Thêm tôm khô và một nửa phần lạc rang giã nhỏ, tiếp tục đảo đều trong 1 phút (Ảnh: Internet)

Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí

Món Pad Thái với sợi mì dai giòn, ăn kèm với đậu hũ chiên (Ảnh: Internet)
Món Pad Thái với sợi mì dai giòn, ăn kèm với đậu hũ chiên (Ảnh: Internet)

Đổ mì ra đĩa. Rắc số hành lá và đậu phộng còn lại lên trên bề mặt mì và ăn kèm với đậu hũ chiên giòn. Có thể rắc thêm một chút hạt tiêu nếu bạn muốn có thêm vị cay.

Món Pad Thái khi hoàn thành có sợi mì vừa chín tới vẫn còn giữ được độ dai, giòn. Các nguyên liệu hòa quyện với nhau, thấm đều gia vị. Nước xốt có độ chua mặn ngọt vừa phải.

Cách thưởng thức món Pad Thái

Phục vụ món Pad Thái làm món ăn chính với đầy đủ chất dinh dưỡng, nên dùng ngay sau khi nấu. Khi thưởng thức có thể vắt thêm một chút chanh nếu muốn có thêm vị chua.

Lưu ý khi chế biến món Pad Thái

Do sợi mì rất nhanh chín nên khi xào chú ý đảo nhanh và đều tay để sợi mì được tơi và không bị nhão.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các công thức nấu ăn khác tại đây:

Đừng quên ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để khám phá thêm nhiều công thức nấu ăn ngon, hấp dẫn bạn nhé!

Xem thêm

Cách làm món thịt ngâm nước mắm đón xuân 2023!

Tết đang đến cận kề rồi các bạn ơi!!! Các bạn đã chuẩn bị được những món ăn gì để chiêu đãi gia đình mình chưa, nếu đang chần chừ thì hãy để BlogAnChoi gợi ý cho các bạn một vài món ăn nhé! Hôm nay chúng ta cùng vào bếp chế biến món Thịt ngâm nước mắm cực ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận