Biển cả và đại dương tưởng như đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng bạn có biết rằng con người mới chỉ khám phá được 5% của đại dương? Vì sao lại ít như vậy? Dưới đây là những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết!

1. Tại sao hiểu biết của con người về vũ trụ lại nhiều hơn so với các đại dương?

Tính đến hiện tại đã có 12 phi hành gia từng đi bộ trên mặt trăng, nhưng chỉ có 4 thủy thủ đoàn từng đi bộ ở rãnh Mariana – rãnh sâu nhất dưới đáy đại dương của Trái đất.

Nguyên nhân là vì áp suất ở rãnh Mariana lớn hơn gấp 1000 lần so với trên bề mặt, nhiệt độ xuống rất thấp, tầm nhìn bằng 0. Vì vậy, việc đưa con người xuống rãnh Mariana khó hơn rất nhiều việc đưa họ vào không gian, yêu cầu thủy thủ đoàn là những người có thể lực cực tốt và dung tích phổi lớn.

Môi trường dưới đáy đại dương cực kỳ khắc nghiệt (Ảnh: Internet).
Môi trường dưới đáy đại dương cực kỳ khắc nghiệt (Ảnh: Internet).

Việc lập bản đồ của đáy đại dương còn khó hơn rất nhiều so với lập bản đồ các hành tinh trong vũ trụ. NASA có thể dùng sóng vô tuyến để thăm dò, ghi lại các hình ảnh trong vũ trụ nhưng công nghệ này không thể sử dụng để thăm dò đại dương vì bị hàng tỉ tỉ tấn nước cản đường.

Dãy núi dài nhất thế giới: dãy Mid- Ocean Ridge dài gần 65.000 km cũng giấu mình trong lòng đại dương. Đến hiện tại các nhà khoa học cũng chỉ tìm hiểu được 1% về dãy núi này. Hiểu biết của con người về nó còn ít hơn hiểu biết về bề mặt của sao Hỏa hoặc sao Kim.

Thám hiểm dưới đáy đại dương là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm (Ảnh: Internet).
Thám hiểm dưới đáy đại dương là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm (Ảnh: Internet).

Theo ước tính của các nhà khoa học, trên Trái Đất có khoảng 10 triệu loài sinh vật. Một số người thậm chí đưa ra dự đoán có thể lên đến 30 triệu loài. Trong khi đó số loài đã được nhận biết cho đến nay chỉ khoảng 1,4 triệu. Như vậy có thể thấy rằng còn rất nhiều điều về thế giới sinh vật mà chúng ta chưa khám phá được.

Trong số các loài động vật đã biết, côn trùng có khoảng 780.000 loài, chiếm 3/4 đến 4/5 tổng số. Nhưng có khoảng 94% là sinh vật sống dưới nước, các vùng đại dương, và 2/3 trong số chúng chưa được xác định. Ngày càng có nhiều loài sinh vật mới được phát hiện dưới lòng đại dương như cá mập yêu tinh, cá răng nanh, v.v.

Cá mập yêu tinh - loài cá có vẻ ngoài xấu xí. (Nguồn: Internet).
Cá mập yêu tinh – loài cá có vẻ ngoài xấu xí. (Nguồn: Internet).
Cá răng nanh. (Nguồn: Internet)
Cá răng nanh. (Nguồn: Internet)

2. Những sự thật thú vị về đại dương có thể bạn chưa biết

Trong lòng đại dương chứa hơn 20 triệu tấn vàng, nhưng chúng nằm rải rác trên khắp các châu lục nên con người không thể khai thác chúng theo bất cứ phương pháp tiết kiệm chi phí nào. Trong khi đó tổng số vàng mà con người khai thác được từ trước đến nay chỉ khoảng 100.000 tấn.

Điều đó có nghĩa là nếu như khai thác hết được số vàng trong lòng đại dương thì mỗi người trên Trái Đất sẽ có được khoảng 4kg vàng.

Trong đại dương có rất nhiều vàng, nhưng không dễ để khai thác chúng (Ảnh: Internet).
Trong đại dương có rất nhiều vàng, nhưng không dễ để khai thác chúng (Ảnh: Internet).

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng khí oxi trên Trái đất được tạo ra nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Nhưng sự thật là có tới 50-80% lượng khí oxi trên hành tinh được tạo ra từ các sinh vật biển trong đại dương như tảo, san hô, các loại rong rêu,… San hô cũng tự tạo ra một lớp “kem chống nắng” tự nhiên đề bảo vệ chúng khỏi ánh nắng trực tiếp.

Các loại san hô tuyệt đẹp của đại dương (Ảnh: Internet).
Các loại san hô tuyệt đẹp của đại dương (Ảnh: Internet).

Điểm Nemo – nơi được mệnh danh là điểm cô lập nhất hành tinh, được xác định sẽ là “nơi an nghỉ” của Trạm vũ trụ Quốc tế khi kết thúc sứ mệnh của nó. Điểm Nemo còn được gọi là “Cực không thể tiếp cận” là vị trí nằm trên đại dương cách xa đất liền nhất.

Thực ra nơi được coi là cô độc nhất trên Trái đất này chỉ là một điểm tọa độ địa lý nằm giữa Thái Bình Dương rộng lớn, chứ không phải là một vùng đất hay hòn đảo nào cả. Nó cách nơi gần nhất có sự sống con người khoảng 2.688km.

Điểm Nemo được mệnh danh là vị trí không thể tiếp cận (Ảnh: Internet).
Điểm Nemo được mệnh danh là vị trí không thể tiếp cận (Ảnh: Internet).

Bất kỳ ai muốn đến được điểm Nemo sẽ phải lênh đênh trên biển ít nhất là 15 ngày tính từ điểm xuất phát. Địa điểm này hầu như không bao giờ xuất hiện bóng dáng con người qua lại, trừ một số hoạt động phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đó chính là lý do mà các nhà khoa học chọn đây làm nơi an nghỉ cho các tàu vũ trụ khi không còn sử dụng được nữa. “Nhân vật” tiếp theo sẽ hạ cánh xuống điểm Nemo chính là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), theo dự kiến là vào năm 2024.

Có thể thấy rằng, không cần đi đâu xa hay tìm hiểu bí ẩn của những hành tinh cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng, ngay trên Trái đất cũng có một nơi thách thức khoa học và sự hiểu biết của con người – đại dương.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

Du hành thời gian liệu có khả thi không?

Bạn đã bao giờ mơ mộng về việc du hành thời gian chưa, có thể đi đến thời gian mấy trăm năm sau và nhìn thấy trước được tương lai? Vậy việc này có khả thi không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá và tìm ra câu trả lời nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 71077ab8

hay
â