Bạn đã bao giờ mơ mộng về việc du hành thời gian chưa, có thể đi đến thời gian mấy trăm năm sau và nhìn thấy trước được tương lai? Vậy việc này có khả thi không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá và tìm ra câu trả lời nhé.

Sergei Krikalev – nhà du hành thời gian vĩ đại nhất trong lịch sử

Sergei Krikalev là phi hành gia người Liên Xô và được coi là “công dân cuối cùng của quốc gia Liên Xô”. Nguyên nhân là do Sergei Krikalev đã bị “bỏ rơi” trên trạm vũ trụ Mir, và đến ngày trở về thì đất nước Liên Xô của ông đã không còn tồn tại. Ông là người giữ kỷ lục về tổng thời gian có mặt trên vũ trụ, tổng cộng 803 ngày, 9 giờ, 39 phút.

Sergei Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga. (Nguồn: Internet).
Sergei Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga. (Nguồn: Internet).

Trong khoảng thời gian ở ngoài vũ trụ, ông đã du hành vào tương lai của chính mình trong 0,2 giây. Di chuyển với vận tốc 17.500 dặm/giờ, ông đã trải nghiệm một hiệu ứng được biết đến là sự giãn thời gian. Và một ngày kia, chính hiệu ứng tương tự có thể giúp ta du hành thời gian để đến một thời điểm trong tương lai.

Các thí nghiệm về sự giãn thời gian

Thí nghiệm của Albert Michelson và Edward Morley

Mùa xuân năm 1887 tại Cleveland, Ohio, Mỹ, 2 nhà khoa học Albert Michelson và Edward Morley đã thực hiện một thí nghiệm được coi là bằng chứng đầu tiên bác bỏ giả thuyết bức xạ điện từ truyền trong môi trường ê-te, hơn nữa còn đưa ra số liệu đo đạc chính xác về tốc độ ánh sáng và tạo cơ sở cho một tiên đề trong thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein sau này.

Chân dung hai nhà khoa học Albert Michelson và Edward Morley. (Nguồn: Internet)
Chân dung hai nhà khoa học Albert Michelson và Edward Morley. (Nguồn: Internet)

Albert Michelson và Edward Morley đã cố gắng đo lường xem chuyển động của trái đất quanh mặt trời có tác động thế nào đối với tốc độ ánh sáng. Theo giả thuyết của họ, khi một chùm ánh sáng di chuyển cùng hướng với trái đất, ánh sáng sẽ di chuyển nhanh hơn, và khi trái đất di chuyển theo hướng ngược lại, ánh sáng sẽ di chuyển chậm hơn. Nhưng kết quả của cuộc thí nghiệm là vận tốc ánh sáng vẫn như nhau.

Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein

2 thập kỷ sau thất bại của thí nghiệm Michelson – Morley, Albert Einstein đã suy nghĩ về những hệ quả của việc không bao giờ thay đổi được tốc độ của ánh sáng. Năm 1905, trong thuyết tương đối hẹp (special theory of relativity), Albert Einstein đã chỉ ra rằng hiệu ứng giãn nở chính là bản chất tự nhiên của thời gian, và lần đầu tiên khẳng định về tính tương hỗ hay tính đối xứng của nó.

Thuyết tương đối hẹp nói về mối quan hệ giữa không gian và thời gian, đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi. (Nguồn: Internet)
Thuyết tương đối hẹp nói về mối quan hệ giữa không gian và thời gian, đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi. (Nguồn: Internet)

Khoảng thời gian giữa hai sự kiện trong một hệ quy chiếu sẽ có giá trị thay đổi so với khi được đo trong một hệ quy chiếu khác đang chuyển động tương đối với hệ thứ nhất. Một đồng hồ trong hệ quy chiếu chuyển động sẽ chạy chậm hơn đồng hồ giống hệt như vậy nhưng đặt trong hệ quy chiếu đứng yên. Kết luận này đã mở ra cánh cửa vào thế giới của du hành xuyên thời gian.

Thí nghiệm Hafele–Keating

Thí nghiệm Hafele – Keating là một bài kiểm tra thuyết tương đối. Vào tháng 10 năm 1971, nhà vật lý Joseph C. Hafele, và Richard E. Keating, một nhà thiên văn học, đã mang 4 đồng hồ nguyên tử siêu chính xác lên máy bay thương mại.

Họ đã bay 2 lần vòng quanh thế giới, lần đầu tiên theo hướng Đông, sau đó là hướng Tây, và so sánh chúng với những đồng hồ khác vẫn ở Đài quan sát Hải quân Mỹ. Khi tái hợp, các đồng hồ được phát hiện là không đồng nhất với nhau và sự khác biệt của chúng phù hợp với các dự đoán của thuyết tương đối rộng và hẹp.

Du hành thời gian có khả thi không?

Theo lý thuyết, bạn đi càng nhanh thì thời gian bạn trải qua càng chậm. Các nhà khoa học đã thực hiện một số thí nghiệm như trên để chứng minh rằng điều này là đúng. Phép toán về du hành thời gian vẫn ảnh hưởng đến những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng cỗ máy thời gian để du hành hàng trăm năm về quá khứ hoặc tương lai.

Vấn đề là, để khiến những vật nặng như con người, hay thậm chí là tàu không gian di chuyển với vận tốc như thế cần một nguồn năng lượng lớn không thể tưởng tưởng được. Phải có một máy gia tốc hạt khổng lồ như Large Hardon Collider để tăng tốc các hạt nguyên tử đến gần mức tốc độ ánh sáng.

Large Hadron Collider là máy gia tốc hạt nhiều năng lượng và lớn nhất thế giới. (Nguồn: Internet).
Large Hadron Collider là máy gia tốc hạt nhiều năng lượng và lớn nhất thế giới. (Nguồn: Internet).

Khả năng của con người là không có giới hạn. Biết đâu trong tương lai chúng ta có thể phát triển các công cụ để tăng tốc bản thân đạt được vận tốc tương tự, chúng ta có thể du hành thời gian đến tương lai và khám phá được nhiều điều mới mẻ.

Đọc thêm các bài viết khác:

Cảm ơn các bạn độc giả đã dành thời gian đọc bài viết này. Hãy để lại suy nghĩ của mình dưới phần bình luận và theo dõi BlogAnChoi để khám phá nhiều điều thú vị!

Xem thêm

Bộ ảnh độc lạ lấy cảm hứng từ những ngày COVID của nghệ sĩ Zhong Lin

Trong năm 2020 và 2021, chúng ta phải đối mặt với tai họa mà người ta ví như "sự thanh lọc của Mẹ Thiên Nhiên", đó là . Trong dự án 365 của mình, nhiếp ảnh gia Zhong Lin đã cho ra mắt bộ ảnh lấy cảm hứng từ để phác họa lên nhiều khía cạnh khác nhau của ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận