Bàn chải đánh răng là vật dụng cá nhân không thể thiếu với mỗi người. Các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày để giữ gìn răng miệng. Tuy nhiên có những thói quen thường ngày vô tình lại khiến bàn chải đánh răng trở thành nơi chứa đầy vi khuẩn. Cùng xem đó là gì và loại bỏ ngay nếu bạn đang như vậy nhé!

1. Sử dụng chung bàn chải

Các dụng cụ vệ sinh cá nhân bạn tuyệt đối không nên sử dụng chung với người khác. Điều này vừa mất vệ sinh, vừa có nguy cơ lây chéo bệnh tật và phát tán vi khuẩn.

Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác (Ảnh: Internet).
Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác (Ảnh: Internet).

Bàn chải đánh răng là dụng cụ dùng riêng cho răng miệng của mỗi người. Khi đánh răng, bàn chải tiếp xúc trực tiếp với nướu (lợi), nếu một người mắc các bệnh về răng miệng thì khả năng lây lan sang người khác khi dùng chung bàn chải là rất cao. Đừng khiến dụng cụ vốn để làm sạch răng miệng cho mình biến thành ổ chứa vi khuẩn nhé!

2. Không vệ sinh đầu lông bàn chải sau khi sử dụng

Việc đánh răng là để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng sau mỗi bữa ăn. Nếu chỉ đánh răng xong mà không làm sạch đầu lông bàn chải, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã tiếp tay cho ổ vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày và trực tiếp vào miệng sẽ gây nên các bệnh về răng miệng rất nguy hiểm. Hãy nhớ vệ sinh thật sạch đầu lông và toàn bộ bàn chải sau khi sử dụng xong để đảm bảo an toàn nhé.

Đầu lông bàn chải chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành ổ bệnh (Ảnh: Internet).
Đầu lông bàn chải chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành ổ bệnh (Ảnh: Internet).

3. Đặt bàn chải đánh răng gần các thiết bị vệ sinh

Thông thường chúng ta có thói quen để các thiết bị vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, sữa rửa mặt, dầu gội… trong khu vực phòng tắm. Đa số thiết kế các phòng tắm hiện nay sẽ có có cả bồn cầu vệ sinh. Nếu bàn chải đánh răng không may rơi xuống sàn hoặc chạm vào các thiết bị vệ sinh, lượng vi khuẩn bám vào bàn chải quả thật rất đáng sợ. Hơn nữa, vi khuẩn cũng có thể văng ra khi bạn xả nước bồn cầu.

Không nên để bàn chải đánh răng gần các thiết bị vệ sinh (Ảnh: Internet).
Không nên để bàn chải đánh răng gần các thiết bị vệ sinh (Ảnh: Internet).

4. Để bàn chải chung với nhiều người

Nếu như sử dụng chung bàn chải khả năng lây lan vi khuẩn cực kỳ cao thì khi để chung bàn chải khả năng này cũng cao không kém, nhất là nếu bàn chải của mọi người vừa sử dụng xong còn đang ẩm ướt. Lúc này, chỉ cần một người có bệnh về răng miệng thì khả năng lây lan sang những người còn lại là không thể tránh khỏi.

Không để chung bàn chải đánh răng với nhiều người để hạn chế vi khuẩn lây lan (Ảnh: Internet).
Không để chung bàn chải đánh răng với nhiều người để hạn chế vi khuẩn lây lan (Ảnh: Internet).

5. Để bàn chải trong hộp nhựa

Trong hộp nhựa kín, vi khuẩn phát triển mạnh và không thoát ra được không gian rộng nên chúng sẽ bám chắc bên trong hộp. Chính vì vậy đừng nhầm lẫn rằng cất bàn chải trong hộp nhựa và đóng kín là đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Nên dùng khay treo bàn chải để đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Internet).
Nên dùng khay treo bàn chải để đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Internet).

Nếu như bạn để cả phần lông bàn chải còn đang ướt vào hộp, điều này thậm chí còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Hãy làm sạch phần lông bàn chải, sấy khô và bảo quản bằng giá treo chuyên dụng hoặc sử dụng các thiết bị bảo quản bằng thuỷ tinh nhé.

6. Để dụng cụ đựng bàn chải lâu không vệ sinh

Cũng như tất cả những đồ dùng thông thường khác, nếu bạn không vệ sinh thường xuyên thì chúng sẽ trở thành nơi tụ tập phát triển của vi khuẩn, từ đó bám vào bàn chải và gây nên các bệnh răng miệng khi sử dụng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh dụng cụ đựng bàn chải cũng như toàn bộ khu vực bồn rửa mặt ít nhất 1 tuần 1 lần.

Chú ý vệ sinh dụng cụ đựng bản chải ít nhất 1 tuần 1 lần (Ảnh: Internet).
Chú ý vệ sinh dụng cụ đựng bản chải ít nhất 1 tuần 1 lần (Ảnh: Internet).

Theo nghiên cứu của Đại học Manchester tại Anh, trên chiếc bàn chải đánh răng bé xíu có chứa đến khoảng 10 triệu vi khuẩn, trong đó bao gồm cả E.coli và tụ cầu khuẩn. Đừng để những thói quen đơn giản hàng ngày của mình biến thành nguy cơ gây bệnh đáng sợ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan nhiều hơn.

Chú ý thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần hoặc khi thấy các dấu hiệu như lông bàn chải biến dạng (xù, cứng, đứt gãy, ố vàng…) để luôn có hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi rạng rỡ nhé!

Nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần (Ảnh: Internet).
Nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần (Ảnh: Internet).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. BlogAnChoi còn nhiều chuyên mục bổ ích và hấp dẫn nữa, mời bạn ghé thăm.

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Học người Nhật 4 thói quen đơn giản giúp giảm nguy cơ ung thư cực hiệu quả

Người dân xứ sở mặt trời mọc vốn nổi tiếng về lối sống tối giản, lành mạnh và khoa học. Chính vì thế tỷ lệ mắc các bệnh ung thư ở Nhật Bản luôn ở mức thấp nhất trên thế giới. Cùng theo dõi bài viết Học người Nhật duy trì 4 thói quen đơn giản giúp giảm tỷ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận