Tập yoga đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe về nhiều mặt, vừa giúp tinh thần thư giãn nhẹ nhàng vừa tăng cường vận động và thể chất nói chung. Vậy đối với những người muốn tập để xương chắc khỏe thì sao, động tác yoga nào là tốt nhất? Hãy cùng xem những gợi ý của chuyên gia dưới đây nhé!

Bác sĩ Loren Fishman là một nhà nghiên cứu chuyên về phục hồi chức năng tại New York (Mỹ), đồng thời đã tập yoga 50 năm và là người sáng tạo ra “phương pháp Fishman” dành cho người bị loãng xương. Ông nói rằng yoga có nhiều tác dụng giúp tăng mật độ xương về lâu dài, tức là giúp xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt, bác sĩ Fishman đã đưa ra 12 bài tập yoga tốt nhất cho xương đã được ông nghiên cứu năm 2021 và đăng trên tạp chí Orthopedic Nursing.

Bác sĩ Loren Fishman đã nghiên cứu về yoga nhiều năm (Ảnh: Internet).
Bác sĩ Loren Fishman đã nghiên cứu về yoga nhiều năm (Ảnh: Internet).

Theo bác sĩ Fishman, tất cả 12 bài tập này “đều vận hành bằng cách tạo áp lực lên xương với mức độ và thời gian đủ nhiều”, từ đó có thể “kích thích các nguyên bào xương tạo ra nhiều xương hơn”.

Như vậy tập yoga không chỉ giúp thư giãn tức thời mà còn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cơ thể kéo dài về sau. Dưới đây là 12 tư thế tốt cho xương mà bạn nên tập thường xuyên, và lưu ý đối với tất cả các tư thế này phải luôn giữ thẳng cột sống, không được cong lưng trong suốt quá trình thực hiện.

1. Tư thế cái cây (Vriksasana)

Tư thế cái cây tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế cái cây tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Tư thế này giúp bạn tập trung tối đa để tâm trí trở nên tĩnh lặng, ngoài ra bác sĩ Fishman cho biết nó cũng tạo áp lực giúp tăng cường sức mạnh cho xương đùi và hông. Một nghiên cứu của Đại học Nam California (Mỹ) cho thấy áp lực tăng 60% kể cả khi bàn chân co lên đặt ở 3/4 phía dưới của chân trụ.

Bác sĩ Fishman cho biết tư thế cái cây “cũng cực kỳ có giá trị trong việc cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tránh té ngã”, nhưng đặc biệt lưu ý rằng bàn chân co lên phải đặt ở phía trên hoặc dưới đầu gối chứ không được đặt trực tiếp vào khớp gối.

2. Tư thế hình tam giác (Trikonasana)

Tư thế hình tam giác tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế hình tam giác tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Tư thế này “tạo lực xoắn lên cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, hông và xương sườn,” bác sĩ Fishman cho biết, đồng thời nó cũng giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

3. Tư thế tam giác vặn (Parivrtta Trikonasana)

Tư thế hình tam giác vặn tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế hình tam giác vặn tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Bác sĩ Fishman giải thích tư thế này tạo ra áp lực lớn ở phần chỏm xương đùi (là phần nằm ở đầu trên của xương đùi gắn vào khớp hông) cũng như phần hông và lưng dưới.

Tư thế tam giác vặn cũng tạo ra áp lực có lợi ở xương sườn và cổ tay, và cũng giúp rèn luyện giữ thăng bằng rất tốt.

4. Tư thế chiến binh 2 (Virabhadrasana II)

Tư thế chiến binh 2 tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế chiến binh 2 tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Bác sĩ Fishman cho biết tư thế này tạo áp lực lớn lên toàn bộ xương đùi của chân phía trước, trong khi chân phía sau duỗi thẳng và xoay, tác động lên phần đầu xương đùi và hông giúp tăng cường sức mạnh của các bộ phận này. Đây cũng là tư thế giúp tăng khả năng giữ thăng bằng.

5. Tư thế nghiêng bên (Parsvakonasana)

Tư thế nghiêng bên tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế nghiêng bên tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Không chỉ rèn luyện thăng bằng, tư thế này còn tạo lực xoay ở phần lưng dưới và đầu trên của xương đùi, đồng thời kích thích xương ở phần hông chắc khỏe hơn.

6. Tư thế châu chấu (Salabhasana)

Tư thế châu chấu tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế châu chấu tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Tư thế này “làm tăng áp lực, kích thích tạo xương ở các phần phía sau của cột sống,” bác sĩ Fishman nói, đồng thời cũng giúp kéo giãn các xương sườn ra phía sau để cân bằng lại so với các tư thế đã nêu trước.

Một tác dụng nữa là tư thế châu chấu giúp tăng cường các cơ duỗi lưng, giúp dáng người đẹp hơn và tránh cột sống lưng trên bị gù về phía trước có thể dẫn đến gãy xương.

7. Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)

Tư thế cây cầu tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế cây cầu tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Bác sĩ Fishman cho biết tư thế này có thể giúp tăng cường sức mạnh cho xương sườn và phần dưới của cột sống.

8. Bàn tay giữ ngón chân cái 1 (Supta Padangusthasana I)

Tư thế bàn tay giữ ngón chân cái 1 tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế bàn tay giữ ngón chân cái 1 tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Động tác này được cho là có tác dụng kéo giãn gân kheo đồng thời tạo áp lực lớn vào xương đùi, hông, xương chậu (đặc biệt là ụ ngồi – phần xương tiếp xúc với mặt đất khi chúng ta ngồi), và cột sống.

Các biến thể kiểu ngồi và nằm nghiêng của tư thế này ít tạo áp lực hơn, nhưng bác sĩ Fishman lưu ý rằng “Biến thể kiểu ngồi có khả năng gây nguy hiểm. Hãy giữ thẳng cột sống và dựa vào lưng ghế. Không được cong lưng”.

9. Bàn tay giữ ngón chân cái 2 (Supta Padangusthasana II)

Tư thế bàn tay giữ ngón chân cái 2 tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế bàn tay giữ ngón chân cái 2 tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Động tác này tương tự như trên, chỉ khác là dang chân sang bên thay vì giơ thẳng lên cao. Tư thế này tạo áp lực lớn lên đầu trên của xương đùi, hông, xương mu, xương sườn và cột sống.

10. Ngồi duỗi chân vặn người (Marichyasana)

Tư thế ngồi duỗi chân vặn người tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế ngồi duỗi chân vặn người tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Động tác này tạo áp lực lớn vào phần ụ ngồi và khung chậu, cũng như “áp lực lớn nhưng an toàn” lên cột sống.

11. Ngồi co chân vặn người (Matsyendrasana)

Tư thế ngồi co chân vặn người tốt cho xương (Ảnh: Internet).
Tư thế ngồi co chân vặn người tốt cho xương (Ảnh: Internet).

Động tác biến thể này tạo áp lực lớn lên xương chậu và đầu trên của xương đùi cũng như “áp lực lớn nhưng an toàn” lên các đốt sống.

12. Tư thế xác chết (Savasana)

Theo bác sĩ Fishman, tư thế này thực ra không tác động gì tới xương “nhưng thực sự quan trọng đối với sức khỏe tâm thần và sinh lý nói chung vào cuối buổi tập”, giúp thư giãn cơ bắp, xương khớp và cả tâm trí. Điều đó cũng cần thiết không kém gì các bài tập vận động nêu trên.

Trên đây là những bài tập yoga tốt cho xương được chuyên gia gợi ý nên tập thường xuyên. Bạn đã có ý định thử tập những động tác này tại nhà ngay hôm nay chứ? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những chất bổ sung cho người tập gym đã được khoa học chứng minh an toàn và hiệu quả

Bên cạnh chế độ tập luyện và ăn uống bình thường thì các gymer hay truyền tai nhau những chất bổ sung giúp tăng cơ và tăng lực nhanh chóng. Nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau, tốt xấu lẫn lộn và đôi khi còn gây hại cho sức khỏe. Vậy những chất ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận