Bên cạnh những tác động mang tính tàn phá của con người cùng sự nóng lên của Trái Đất, những nơi này có nguy cơ sẽ biến mất hoàn toàn ở tương lai. Vì vậy, hãy tranh thủ điểm qua xem đâu là những nơi chúng ta cần phải đặt chân đến để trải nghiệm trước khi quá muộn.
1.Đảo Madagascar
Đảo Madagascar là một trong những hòn đảo hoang dã nổi tiếng nhất thế giới về sự đa dạng sinh học, sự trù phú của thiên nhiên. Không chỉ là một điểm đến lý tưởng để thỏa mãn việc khám phá những điều thú vị, kỳ thú mà Madagascar còn là nơi tập hợp rất nhiều chủng loại động vật và thực vật quý hiếm khó mà có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Đặc biệt phải kể đến là sự phong phú của loài cọ, 165 trong số 170 loại cọ Madagascar chỉ có thể sinh sống và phát triển ở nơi này. Tuy nhiên, với tốc độ tàn phá rừng để chiếm đất xây dựng ruộng vườn, nhà cửa thì chỉ khoảng 50 năm nữa toàn bộ diện tích rừng quốc đảo này sẽ biến mất, mang theo hệ sinh vật độc nhất vô nhị trên toàn hành tinh này trôi vào dĩ vãng.
2. Thành phố Venice, Ý
Được mệnh danh là “Thành phố của các kênh đào”, Venice thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm bởi vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính nhưng cũng rất kiêu sa của nó. Tuy nhiên, thành phố nổi này đang phải đối mặt với nguy cơ “tuyệt chủng”, biến mất khỏi thế giới trong vòng vài chục năm nữa.
3. Maldives
4. Nam Cực
Nam Cực – một trong những điểm đến siêu thực nhất trên Trái Đất sẽ chỉ còn là một giấc mơ nếu như nhân loại ngày càng tàn phá môi trường khiến cho nhiệt độ toàn cầu nóng dần lên. Phía tây bán đảo Nam Cực đang ấm lên nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các nơi khác trên Trái Đất. Nhiều nhà khoa học cho biết chính việc đánh bắt quá mức các loài động vật cùng việc xả rác thải bừa bãi xuống biển đã góp phần khiến cho nơi này mất đi vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy. Và người ta dự đoán rằng, trong tương lai khi những tảng băng lớn tan chảy hết thì cũng là lúc Nam Cực sẽ phải bị nhấn chìm vĩnh viễn.
5. Biển Chết
Nằm trong thung lũng Jordan, Biển Chết nổi tiếng là nơi có nồng độ muối cực cao trong nước biển và là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Những sản phẩm làm đẹp ở nơi đây như bùn khoáng, muối,… thường được dùng trong ngành công nghệ mỹ phẩm giúp chống lão hóa và phục hồi da. Hơn thế nữa, với hàm lượng muối cao, bạn có thể ngả lưng trên mặt biển và thưởng thức cảnh đẹp xung quanh.
Tuy nhiên, thật tiếc là chỉ trong vòng 50 năm tới, Biển Chết sẽ không còn là nơi mà khách du lịch đến tham quan cũng như tìm các sản phẩm từ muối, bởi mực nước biển đang sụt giảm nghiêm trọng.
6. Đền Taj Mahal
Đền Taj Mahal – viên ngọc châu của Ấn Độ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch lớn nhất ở đất nước này. Công trình biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu này nổi tiếng nhờ vẻ đẹp lộng lẫy và câu chuyện tình lãng mạn của vị vua Shah Jahan dành cho Hoàng hậu của mình. Với một lượng khách khổng lồ hàng năm, ngành du lịch Ấn Độ đang cân nhắc việc đóng cửa ngôi đền biểu tượng này để tránh việc ô nhiễm không khí cùng khí thải CO2 đang dần ăn mòn những kiến trúc bằng đá trắng này.
7. Dãy Alps
Dãy Alps – một trong những dãy núi hùng vĩ nhất châu Âu nổi tiếng với việc đón hàng trăm nghìn người đam mê thể thao và leo núi mỗi năm. Tuy nhiên sự thay đổi khí hậu đã khiến cho những ngọn núi phủ băng tuyết này đối mặt với nguy cơ biến mất. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong 100 năm qua, dãy Alps ngày càng bị thu hẹp diện tích do sông băng trên núi đang tan chảy và nhiệt độ gia tăng ở mức báo động. Các khu nghỉ mát trượt tuyết cũng đang cố gắng duy trì nhưng cũng chẳng còn bao lâu nữa.
8. Lòng chảo Congo
Là rừng mưa nhiệt đới đứng thứ hai trên thế giới sau rừng Amazon, lòng chảo Congo là một trong số những khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Trải dài qua 6 quốc gia Trung Phi, nơi đây là địa điểm trú ẩn của hơn 10.000 loài cây, 1.000 loài chim và 400 loài động vật có vú cùng hệ thống rừng, sông ngòi, đầm lầy dày đặc cung cấp 40% lượng oxy cho trái đất.
Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 2/3 lượng rừng cùng hệ động thực vật phong phú tại đây sẽ biến mất vào năm 2040. Nạn khai thác gỗ lậu, khai thác khoáng sản trái phép, đốt rừng để làm đất nông nghiệp và chiến tranh liên miên đang hủy hoại dần dần khu vực lòng chảo này mỗi năm.