Warp Drive hay động cơ Warp là một hệ thống đẩy tàu vũ trụ, cho phép chúng di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Đây được xem là một phương pháp hoàn toàn khả thi trên phương diện lý thuyết và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Cùng mình tìm hiểu về sự kỳ diệu của loại động cơ này nhé!

Sponsor

Warp Drive thực sự là gì?

Động cơ Warp được đề cập lần đầu tiên vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Cụ thể, khởi điểm của loại động cơ này là khi nhà vật lý người Mexico Miguel Alcubierre nêu lên khái niệm về một loại động cơ bẻ cong không-thời gian vào năm 1994. Theo nhà vật lý Alcubierre, loại động cơ thần kỳ này có thể giúp các con tàu vũ trụ di chuyển bằng hoặc thậm chí nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng.

Warp Drive di chuyển bằng cách bẻ cong không-thời gian (Nguồn: Internet)
Warp Drive di chuyển bằng cách bẻ cong không-thời gian (Nguồn: Internet)

Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thì du hành nhanh hơn vận tốc ánh sáng luôn là một giả thuyết thú vị. Dù là có thể khả thi về mặt lý thuyết nhưng động cơ bẻ cong này vẫn là một thứ gì đó nằm xa tầm với của con người. Tuy nhiên, mới đây nhà vật lý Erik Lentz đã đưa ra một lý thuyết mới về động cơ Warp cho phép chúng ta có thể di chuyển với vận tốc ánh sáng trong những điều kiện bình thường.

Nguyên lý hoạt động của Warp Drive như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của động cơ Warp là làm biến dạng không-thời gian, đẩy tàu vũ trụ đi với tốc độ tỉ lệ thuận với sự giãn nở của vùng không-thời gian bị bẻ cong đó. Theo đó, bằng cách sử dụng động cơ đẩy Warp tạo ra một trường năng lượng xung quanh tàu khiến cho phần không gian và thời gian phía trước nó co lại còn phần sau thì nở ra, con tàu lúc này sẽ di chuyển trong một vùng không gian phẳng ở giữa.

Warp Drive di chuyển trên vùng không-thời gian bị nó bẻ cong (Nguồn: Internet)
Warp Drive di chuyển trên vùng không-thời gian bị nó bẻ cong (Nguồn: Internet)

Cách di chuyển này của con tàu vũ trụ có sử dụng động cơ Warp tương tự như cách lướt sóng. Lợi dụng những con sóng không thời gian để lướt lên chúng và di chuyển theo cách mà chúng ta muốn.

Cách mà Warp Drive di chuyển tương tự như việc lướt sóng (Nguồn: Internet)
Cách mà Warp Drive di chuyển tương tự như việc lướt sóng (Nguồn: Internet)

Và như chúng ta đã biết, không-thời gian có thể được bẻ cong đến vô hạn nên việc một con tàu vũ trụ có trang bị động cơ Warp có thể di chuyển gấp nhiều lần vận tốc ánh sáng trên lý thuyết là hoàn toàn có thể.

Một số hạn chế của Warp Drive

Trên lý thuyết, có thể nói việc di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng của động cơ đẩy Warp bị hạn chế bởi thuyết tương đối của Albert Einstein: E=mc²

Nhà bác học Albert Einstein và thuyết tương đối (Nguồn: Internet)
Nhà bác học Albert Einstein và thuyết tương đối (Nguồn: Internet)

Theo đó, con người và gần như tất cả các loại vật chất khác trong vũ trụ đều có khối lượng. Mà một vật có khối lượng khi di chuyển với tốc độ càng nhanh thì khối lượng và năng lượng cần để di chuyển càng lớn. Cho nên, theo thuyết tương đối thì việc di chuyển với một tốc độ tiệm cận với ánh sáng đã là cực kỳ khó rồi chứ đừng nói đến việc di chuyển ngang bằng thậm chí là nhanh hơn ánh sáng.

Tuy nhiên trên thực tế mọi thứ không thực sự giống như vậy. Nguyên lý hoạt động của Warp Drive chỉ là bẻ cong không-thời gian và lướt trên chúng. Con tàu vũ trụ sử dụng động cơ đẩy trên không thực sự di chuyển mà chỉ đơn thuần là lướt trên con sóng không-thời gian đó thôi. Cho nên thuyết tương đối trong trường hợp này còn có một số sơ hở.

Năng lượng là rào cản lớn trong việc nghiên cứu Warp Drive (Nguồn: Internet)
Năng lượng là rào cản lớn trong việc nghiên cứu Warp Drive (Nguồn: Internet)

Vấn đề mà chúng ta thực sự gặp phải ở đây là năng lượng. Theo nhà vật lý Alcubierre, để tạo ra một trường năng lượng âm bao quanh tàu vũ trụ và bẻ cong không-thời gian quanh chúng cần phải có một nguồn năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã tính toán lại về năng lượng đủ để cung cấp cho động cơ Warp thông qua quả bom Little Boy đã được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Hoá ra, chúng ta chỉ cần một nguồn năng lượng tương đương năng lượng của tàu Voyager 1 nặng 700 kg. Thế nhưng trên thực tế, con người cần nhiều hơn những điều kiện khác ngoài năng lượng để có được công nghệ tiên tiến này.

Một số thiết kế tàu vũ trụ có sử dụng Warp Drive

Việc con người có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng nghe có vẻ vẫn còn hơi mơ hồ đối với nhiều người. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc để tiến gần hơn với động cơ đẩy Warp bằng việc xây dựng ra được mô hình của những con tàu vũ trụ có sử dụng động cơ Warp. Một trong số đó là IXS Enterprise.

IXS Enterprise - Mô hình tàu vũ trụ có sử dụng Warp Drive (Nguồn: Internet)
IXS Enterprise – Mô hình tàu vũ trụ có sử dụng Warp Drive (Nguồn: Internet)

Được thiết kế bởi tiến sĩ Harold G. White đến từ NASA, IXS Enterprise là tàu vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng bằng cách sử dụng động cơ đẩy Warp. Con tàu được chia thành 3 bộ phận chính. Hai chiếc vòng lớn và dày ở đầu và đuôi tàu có nhiệm vụ tạo ra từ trường Warp, co lại ở phía trước và nở ra ở phía sau. Phần ở giữa là thân tàu là nơi của các phi hành gia làm việc và được dùng để chứa hàng hoá và trang thiết bị.

Sponsor

Dù cho ở thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều về tính khả thi của Warp Drive, nhưng hy vọng mà công nghệ hiện đại này mang lại cho con người là vô cùng lớn. Mặc dù có thể tồn tại được trên lý thuyết nhưng chắc vẫn phải mất thêm một khoảng thời gian nữa chúng ta mới có thể chứng minh được tính đúng đắn của động cơ đẩy này. Và nếu động cơ Warp thực sự hoạt động thì đó sẽ là bước chân vĩ đại của loài người trong công cuộc khai phá vũ trụ.

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức mới nhất hàng ngày nhé!

Sponsor
Xem thêm

Khoai tây đã giúp phương Tây phát triển vượt trội như hiện nay?

Khoai tây là một trong 4 loại lương thực quan trọng nhất đối với nhân loại, bên cạnh gạo, bắp và lúa mì. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ, khoai tây đã từng bị cả châu Âu kì thị, gắn cho tên gọi là "trái táo quỷ". Vậy có phải khoai tây đã giúp phương Tây phát ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(