Poodle là giống chó cần sự chăm sóc cao, đặc biệt là việc vệ sinh và tắm rửa nên khá tốn kém chi phí khi nuôi. Vì vậy, nhiều gia đình đã chọn cách tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu các bước cụ thể để vệ sinh định kỳ cho bé cún nhà bạn nhé

Sponsor

Vì sao cần phải vệ sinh thường xuyên cho Poodle

Poodle nổi tiếng với bộ lông dày, xoăn và mọc dài mãi như tóc người thay vì rụng, hoặc nếu có rụng phần lông đó cũng sẽ rơi ngược vào bộ lông nên dễ gây ra tình trạng rối lông, mất thẩm mỹ. Thế nên, việc tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà 5 – 7 ngày 1 lần là cách để giữ cho bé có 1 bộ lông đẹp và mềm mượt.

Bên cạnh đó, Poodle còn rất hay mắc bệnh viêm da và viêm tai do bộ lông dày dễ bẩn cũng như trong tai bé cũng có lông. Việc tắm rửa và vệ sinh tai định kỳ sẽ phòng ngừa những căn bệnh này ở bé.

Ngoài ra việc tắm rửa, vệ sinh đều đặn còn giúp ngăn ngừa các ký sinh trên cơ thể như ve, rận,…cũng như giúp bé luôn thơm tho để chúng ta tha hồ cưng nựng.

Tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để bé cún luôn xinh đẹp, khỏe mạnh.
Tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để bé cún luôn xinh đẹp, khỏe mạnh (Ảnh: Internet)

Các bước tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà cơ bản nhất

Dưới đây là 10 bước tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà cơ bản nhất mà các bạn có thể làm theo để tiết kiệm chi phí chăm sóc các bé. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa quen tất cả các bước, đặc biệt là vệ sinh tai và cắt móng, bạn có thể mang bé đến spa nhé!

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

  • Sữa tắm chuyên dụng (Lưu ý tùy vào màu lông bé đậm hay nhạt mà bạn lựa chọn loại sữa tắm cho phù hợp.)
  • Khăn lau chuyên dụng.
  • Lược chải lông.
  • Máy sấy tóc.
  • Bột nhổ lông tai.
  • Nhíp.
  • Tăm bông.
  • Dung dịch vệ sinh tai.
  • Kéo cắt tỉa lông.
  • Tông đơ cạo lông cho thú cưng.
  • Kìm cắt móng cho chó.

Bạn có thể tham khảo những dòng sữa tắm tốt cho bé trên thị trường qua video dưới đây:

Bước 2: Chải lông cho Poodle

Lông Poodle thường rất dày và dài nên khi tắm dễ bị rối. Vậy nên, bạn cần chải lông thật kỹ cho bé trước khi tắm để hạn chế tình trạng này nhé.

Bạn có thể tham khảo video dưới đây để học cách chải lông cho bé:

Bước 3: Làm ướt người bé với nước ấm

Khi tắm cho bé, ta nên ưu tiên sử dụng nước ấm để tránh bé bị cảm hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, nếu phải tắm bằng nước lạnh, bạn cố gắng tắm thật nhanh cho bé nhé.

Bạn có thể dùng vòi sen hoặc vòi xịt trong nhà vệ sinh để làm ướt toàn bộ lông của bé. Hãy đưa thật sát vòi vào chân lông để đảm bảo lông được làm ướt từ trong ra ngoài.

Khi làm ướt phần lông đầu, bạn hãy ép thật chặt 2 tai của bé lại để tránh nước vào tai bé, dẫn đến bệnh viêm tai.

Bước 4: Vắt tuyến hôi cho Poodle

Chó có 1 tuyến hôi nằm ở phần hậu môn, là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi ở bé dù đã tắm rửa sạch sẽ. Vậy nên, khi vệ sinh cho chó Poodle tại nhà, bạn cần phải vắt tuyển hôi để loại bỏ nguyên nhân này nhé.

Hãy tham khảo video dưới đây để biết cách vắt tuyến hôi cho Poodle:

Bước 5: Tắm lần 2 với sữa tắm

Đầu tiên, bạn cần pha loãng sữa tắm với nước thay vì cho trực tiếp sữa tắm lên người bé cún. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm lượng sữa tắm cũng như giúp sữa tắm phù đều người bé hơn.

Cho sữa tắm lên người bé và bắt đầu massage lần 1. Ở lần đầu tiên, tắm do bụi bẩn nên bọt sẽ không tạo được nhiều. Tuy nhiên, bạn cứ massage đều cho bé và xả nước nhé.

Ở lần tắm thứ 2 với sữa tắm, lúc này, bọt sẽ tạo được nhiều hơn. Bạn hãy massage kĩ các vùng mông, miệng, bụng và bàn chân của bé. Đây là những bộ phận tiếp xúc nhiều với thức ăn và chất thải nên sẽ nặng mùi hơn các phần còn lại.

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn cần xả thật kỹ sữa tắm trên người bé với nước lạnh. Bước này cực kỳ quan trọng vì dư lượng sữa tắm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm da.

Sponsor

Bước 6: Lau khô người bé

Sau khi xả sạch sữa tắm, bạn hãy lau khô người bé bằng khăn tắm chuyên dụng. Loại khăn này hút nước rất tốt nên nếu lau kỹ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian sấy lông.

Khăn tắm cho chó mèo siêu thấm hút
Khăn tắm cho chó mèo siêu thấm hút (Ảnh: Internet)

Bước 7: Sấy lông cho chó

Sấy lông bé thật khô với máy sấy tóc hoặc nếu bạn có điều kiện có thể mua cho bé lồng sấy tự động. Việc sấy khô lông sẽ đảm bảo lông không bị mùi ẩm khó chịu và ngăn ngừa bệnh viêm da.

Bước 8: Vệ sinh tai cho chó

Vệ sinh tai cho bé sẽ có 2 bước nhỏ là nhổ lông tai và lấy ráy tai.

Để nhổ lông tai, bạn cho vào tai bé 1 ít bột nhổ lông tai chuyên dụng, massage để bột phù đều lông và dùng tay nhổ cho bé. Những phần lông ở sâu bạn có thể dùng nhíp để nhổ.

Để lấy ráy tai, bạn dùng tăm bông nhúng cùng dung dịch vệ sinh tai và ngoáy cho bé thôi. Lưu ý khi thực hiện bước này bạn nên làm ở nơi có ánh sáng đầy đủ để tránh tổn thương cho nhé.

Sponsor

Bạn có thể tham khảo video dưới đây để học thêm cách nhổ lông tai cho Poodle:

Bước 9: Cắt móng chân cho chó

Để cắt móng chân cho bé, bạn nên dùng loại kìm chuyên dụng và lưu ý đừng cắt quá sâu dễ phạm vào thịt của bé gây đau đớn, chảy máu. BlogAnChoi khuyên bạn nên mua loại kìm có đèn chiếu sáng để giúp bạn thấy rõ phần móng và phần thịt hơn.

Hãy tham khảo video dưới đây để biết cách cắt móng cho Poodle chuẩn spa nhé!

Bước 10: Tỉa lông cho Poodle

Bước cuối cùng chính là tỉa lông cho bé cún. Tuy nhiên, khi tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà, ta khó có thể tỉa cho bé đẹp như ở spa. Vậy nên, ta chủ yếu cắt tỉa vì mục đích vệ sinh là chính.

Vùng lông đầu tiên bạn cần xử lý là lông hậu môn và lông bụng, vì nếu phần lông này quá dài khi bé đi vệ sinh chất thải rất dễ bám lại.

Hãy xem video dưới đây để biết cách dùng tông đơ cạo lông 2 vùng này cho bé nhé!

Sponsor

Sau đó, bạn dùng kéo tỉa bớt phần lông ở mõm cho gọn gàng để hạn chế thức ăn bám vào gây mùi hôi. Bạn hãy tiếp tục dùng tông đơ cạo phần lông bàn chân cho bé nhé bởi phần lông này tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên rất dễ bẩn.

Tắm rửa sạch sẽ, cún khỏe xinh yêu.
Tắm rửa sạch sẽ, cún khỏe xinh yêu (Ảnh: Internet)

BlogAnChoi hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách tắm rửa và vệ sinh cho chó Poodle tại nhà chuẩn như spa. Bên cạnh đó, việc dành thời gian tắm rửa và vệ sinh cho cún yêu cũng là cách bạn thể hiện tình thương với các bé đó.

Bạn có thể quan tâm:

Sponsor
Xem thêm

Tại sao mèo hay chải lông cho nhau? Chúng đang vệ sinh hay làm gì khác?

Có thể bạn đã nhìn thấy điều này rất nhiều lần: những chú mèo liếm lông cho nhau, một cảnh tượng thật dễ chịu phải không? Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo hay chải lông cho nhau? Tại sao loài mèo thích sống độc lập nhưng lại quan tâm chăm sóc cho nhau như vậy?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

2 BÌNH LUẬN

  1. Mình đang cố gắng viết những bài viết tốt hơn cho các bạn đọc. Các bạn có thể giúp mình bằng cách để lại ý kiến của mình không?

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(