Cúng giao thừa cần những gì? Cúng giao thừa hay cúng sang canh là lễ cúng vào lúc 0h ngàymùng 1 Tết âm lịch để chính thức bắt đầu một năm mới. Không chỉ cần chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa mà bạn cần có cả bài văn khấn, văn cúng giao thừa đúng, đủ để lễ cúng giao thừa chỉn chu, chuẩn chỉnh. Dưới đây là các hướng dẫn bày mâm cúng, văn cúng giao thừa chuẩn chỉnh, chính xác và đầy đủ nhất, bạn hãy tham khảo nhé.

Vì sao phải cúng giao thừa?

Theo quan niệm của văn hóa Phương Đông, trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, và việc cúng Giao thừa ngoài trời đã có cội nguồn từ cổ xưa. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới là thời khắc quan trọng, luôn mang đến cảm giác đặc biệt cho mỗi người. Khởi đầu một năm suôn sẻ, sẽ mang đến một năm thành công bình an cho gia đình. Nên việc cúng Giao thừa trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là nghi thức vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình Việt.

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa. (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa. (Ảnh: Internet)

Giao thừa cũng là thời điểm trời đất giao hòa, để vạn vật sinh sôi và bừng sức sống. Thế nên, hầu như tất cả các gia đình Việt đều xem đêm giao thừa là quan trọng nhất trong 3 ngày tết. Nghi thức cúng giao thừa cũng là nét đẹp của văn hóa được gìn giữ từ hàng nghìn năm qua.

Nghi thức cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp. Thông thường, chỉ những người đàn ông trong nhà mới phụ trách việc thắp hương làm lễ. Đây cũng là một điều mang đậm nét văn hóa Á Đông, khi nam giới đại diện cho dương khí, là trụ cột của gia đình.

Ý nghĩa cúng giao thừa là bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt cho cả gia đình. Bởi giao thừa của năm âm lịch được xem là thiêng liêng, có ngụ ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ rước mới).

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngoài trời để tiễn điều xấu, đón điều mới tốt đẹp. Bởi theo quan niệm dân gian, mỗi năm đều có một ông hành khiển trông coi việc trần; đúng lúc giao thừa, ông tiền nhiệm sẽ bàn giao công việc cho ông kế nhiệm. Vì vậy, ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời để các ông chứng giám lòng thành kính của gia chủ.

Bên cạnh đó, ý nghĩa cúng giao thừa trong nhà cũng quan trọng. Vì người Việt cũng tin rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút chuyển giao của đất trời có liên quan tới mọi sự hay, dở của cả năm mới.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời?

Cúng giao thừa là một nghi lễ rất quan trọng trong dịp Tết nguyên đán. Để đón may mắn và những điều tốt đẹp, gia đình luôn hạnh phúc, thuận hòa, cần cúng cả ngoài trời và trong nhà. Theo phong tục truyền thống, cần làm 2 lễ cúng riêng.

Cúng giao thừa phải cúng ở ngoài sân và ở trong nhà. (Ảnh: Internet)
Cúng giao thừa phải cúng ở ngoài sân và ở trong nhà. (Ảnh: Internet)

Khi đến giờ, thực hiện nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm tiến quan hành khiển cũ, đón quan hành khiển mới. Mâm lễ cúng ngoài trời được bày lên bàn ở trước cửa nhà. Người chủ gia đình sẽ thắp đèn, rót rượu, rót trà, và đọc văn khấn.

Sau khi cúng ngoài trời xong sẽ cúng giao thừa trong nhà. Mâm lễ cúng sẽ được bày lên bàn thờ, hoặc bàn riêng trước bàn thờ nếu nhiều món. Dân gian cũng quan niệm rằng, không được quên thắp hương cúng Thần Bếp bởi ông là vị thần cai quản mọi việc trong gia đình.

Cúng giao thừa cần những gì

Chuẩn bị cúng giao thừa ngoài trời

Cúng giao thừa ngoài trời. (Ảnh: Internet)
Cúng giao thừa ngoài trời. (Ảnh: Internet)
  1. Hướng đặt mâm lễ là hướng bắc, hoặc hướng đông tuỳ theo vị trí và thế nhà của từng gia đình.
  2. Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn.
  3. Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên hành khiển.
  4. Một mâm lễ gồm gà trống đỏ hoặc gà trống trắng, xôi đỏ, bánh chưng xanh, cùng các loại đồ ăn khác, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
  5. 9 chén rượu, trong đó 3 chén rượu trắng, 3 chén rượu đỏ, 3 chén rượu vàng, có thể dùng rượu vang: Màu đỏ để làm tăng vận khí, màu trắng để làm tăng tài lộc, màu vàng để lấy sự bình yên, may mắn trong năm mới.
  6. 9 chén nước trà với 9 loại hương vị trà khác nhau. Ví dụ: trà sen, trà nhài, trà bưởi, trà xanh…
  7. Một mâm ‘ngũ quả’ đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ. Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá mỗi loại tối thiểu là 99 nén.
  8. Thắp 9 ngọn nến đỏ trên đàn lễ hoặc 9 cây đèn dầu phía trước đàn lễ (quý vị có thể thắp nhiều nến xung quanh đàn lễ sao cho trang trọng, uy nghi và đẹp mắt).

Lưu ý: Không đốt tiền âm phủ trong lễ đón giao thừa để tránh các vong âm lai vãng

Chuẩn bị cúng giao thừa trong nhà

Sau khi cúng ngoài trời xong sẽ cúng giao thừa trong nhà. Mâm lễ cúng sẽ được bày lên bàn thờ, hoặc bàn riêng trước bàn thờ nếu nhiều món.

  1. Ngũ quả
  2. Hương nhang
  3. Hoa tươi
  4. Nến
  5. Trầu cau
  6. Muối, gạo
  7. Rượu
  8. Trà
  9. Quần áo và mũ nón mũ thần linh (vàng mã)
Cúng giao thừa trong nhà. (Ảnh: Internet)
Cúng giao thừa trong nhà. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như quan điểm. Thông thường, người dân sẽ chuẩn bị mâm lễ mặn với các món ăn như: Gà luộc, heo quay, xôi mặn, giò lụa… Còn nếu làm cỗ chay, gia chủ có thể chuẩn bị các món xôi chè, bánh, gỏi chay, giò chay…

Dân gian cũng quan niệm rằng, không được quên thắp hương cúng Thần Bếp. Bởi ông là vị thần cai quản mọi việc trong gia đình.

Văn khấn cúng giao thừa chuẩn nhất

Văn khấn cúng giao thừa đầy đủ nhất. (Ảnh: Internet)
Văn khấn cúng giao thừa đầy đủ nhất. (Ảnh: Internet)

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

1. Văn khấn khi đốt nến chuẩn bị cúng giao thừa:

Khởi tâm thắp nến

Hào quang sáng bừng

Tâm thân thanh tịnh

Gạt bỏ phiền ưu

Thái thượng đại đan

Từ quang phổ chiếu

Thần Tiên chứng đàn

Đọc kinh khi thắp nhang:

Hương phần bảo đỉnh

Khí đạt huyền không

Thần nhân hợp nhất

Yết kiến nguyệt cung

Thần thông linh hiển

Pháp hiện cửu vân

Đan điền linh tụ

Tâm quy mệnh lễ

Cáo hạ thần Tiên…

2. Văn khấn cúng giao thừa

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ

Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ

Kính lạy chư vị Đại Đế ở ngoại thiên

Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế

Kính lạy Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế.

Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn.

Kính lạy Càn Khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.

Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy tứ đức Thánh Mẫu.

Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới hạ đàn chứng giám.

Kính lạy cựu niên hành khiển, cựu hành binh chi thần, cựu phán quan.

Kính lạy đương niên hành khiển, đương niên hành binh chi thần, đương niên phán quan.

Giờ phút giao thừa năm …. chuyển sang năm mới năm …., tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… Nguyên quán… hiện thường trú tại…

Vào giờ phút linh thiêng này trước sự giám tra của chư ngài Nhị Thập Bát Tú Tinh Quân, Trị Niên Thái Tuế Tinh Quân, chư ngài Tào Quan cùng chư ngài Thần Tiên, Phật Thánh Mẫu trong tam giới. Con xin phép được tạ ơn và dâng lễ cung thỉnh tiễn nghinh cựu niên hành khiển và kính rước chư vị đương niên hành khiển, đương niên hành binh chi thần, đương niên phán quan.

Các ngài đã vâng mệnh Ngọc Hoàng Đại Đế, giám tra trần thế thị sát muôn dân, trước là tiêu trừ nghiệp chướng giải hạn trừ tà, sau là ban tài ban lộc ban phúc ban thọ và sự bình an cho muôn dân thiên hạ.

Con xin kính mời các ngài cựu niên hành khiển, kính mời các ngài đương niên hành khiển, hạ đàn chứng giám cho tấm lòng kính lễ của con.

3. Văn khấn khi hạ lễ:

Con xin đa tạ chư ngài Tinh Quân, chư ngài Thần Tiên Phật Thánh Mẫu cùng cựu niên hành khiển đã ban ơn, ban phước lộc, sức khoẻ và sự bình an cho muôn dân trong năm qua.

Kính lạy chư ngài, chúng con lòng thành sửa soạn lễ vật tiền vàng cùng sơn hào hải vị, hoa quả, rượu trà nhang đăng, thỉnh cầu bái mời Thượng Đế cùng chư ngài thụ hưởng chứng giám, phù hộ cho bách gia trăm họ cùng gia đình chúng con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang, tài lộc như ý, vận khí hanh thông.

Cầu cho đất nước Việt Nam luôn được nhân an vật thịnh, cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu lộc lộc tồn, hưởng vinh thụ huệ, thế thế chi an, thiên thiên thu, vạn vạn tuế.

Chúng con xin nguyện tu tâm dưỡng tính làm điều tốt đẹp mang lại lợi ích cho quê hương cho đất nước cho nhân dân, trước là kính lễ Thượng Đế cùng chư ngài, sau là báo ơn chư vị Đế Vương Việt Nam cùng gia tiên dòng tộc.

Chúng con nguyện một lòng xây dựng quê hương, xây dựng đất nước giàu đẹp, hùng mạnh, đoàn kết, thân ái, hoà bình.

Kính mong Thượng Đế, cùng chư ngài Thần Tiên, Phật Thánh Mẫu cai quản 10 phương tam giới, cùng chư vị đế vương Việt Nam và tổ tiên Bách Việt chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Chúng con xin đa tạ, chúng con xin đa tạ, chúng con xin đa tạ.

(Cúng xong thì bái lạy 9 lạy, sau đó bái lạy đủ 8 hướng mỗi hướng một lạy. Cuối cùng quay mặt vào hướng ban thờ gia tiên bái vọng thêm một lạy nữa. Lùi ra ba bước mới được đi. )

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại chư vị tiên linh

Nay là phút giao thừa năm Bính Thân với năm Đinh Dậu, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: …………………., tỉnh/thành phố: ……………………

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Cúng lgiao thừa là việc làm tốt nhưng chúng ta cần hiểu bản chất thực sự của việc cúng lễ. Không phải cứ bày mâm cao, cỗ đầy thì sẽ được quan Hành Khiển (ông Thần mà dân gian quan niệm là vị Thần điều khiển các việc của gia đình trong năm) phù hộ cho gia đình may mắn cả năm. Mà may mắn, phúc lộc phải xuất phát từ chính bản thân mỗi người, tu tập để được phúc báu, nếu bạc phúc thì không thể có lộc.

Mong rằng quý vị hãy chia sẻ rộng rãi cách cúng giao thừa vừa đơn giản, đầy đủ lại mang đến nhiều may mắn, phúc lộc trong năm mới.

Một số thông tin khác rất hữu ích có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

500+ bài thơ về trăng hay, thơ thả thính về trăng ấn tượng, lãng mạn nhất

Ánh trăng đi vào thơ ca với sự lãng mạn, man mác buồn và sự nhớ nhung da diết. Tham khảo 500+ bài thơ về trăng hay, thơ thả thính về trăng, thơ về trăng buồn lãng mạn, ấn tượng nhất dưới đây.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận