Được coi là một trong “Ba đại bí mật thế kỷ”, trong suốt hơn 100 năm qua, Tunguska luôn là một dấu hỏi lớn khiến cho các nhà khoa học phải đau đầu. Vụ nổ này có sức công phá khủng khiếp nhưng may mắn thay, nó không gây thiệt hại gì về người. Cho tới nay, nguyên nhân gây ra vụ nổ vẫn còn là một bí ẩn lớn.

Tunguska theo lời kể của nhân chứng

Vào đầu thế kỷ XX, thế giới lần đầu được biết cái tên Tunguska. Cụ thể, vào khoảng 7 giờ 15 phút sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, tại khu vực Siberi Nga, những người Tungus bản địa và những người định cư quanh đó nói rằng họ đã trông thấy một vệt sáng xanh xé ngang bầu trời. Ánh sáng phát ra từ nó có thể nói là sánh ngang với độ chói loà của mặt trời.

Ảnh minh hoạ tia sáng xanh xé ngang bầu trời Siberi Nga (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ tia sáng xanh xé ngang bầu trời Siberi Nga (Nguồn: Internet)

10 phút sau đó, một tiếng nổ ầm trời vang vọng khắp khu vực hồ Baikal. Theo sau âm thanh chói tai ấy là những đợt sóng xung kích lớn hất ngã mọi thứ trên đường đi của chúng và phá vỡ hàng loạt cửa sổ cách đó hàng trăm dặm. Kỳ lạ ở chỗ, đa số nhân chứng chỉ đề cập đến ánh sáng chói loà và tiếng nổ chói tai chứ không hề quan sát thấy vụ nổ.

Vụ nổ ấy đã tạo ra những chấn động lớn và đã được các trạm địa chấn Âu – Á quan sát và ghi nhận được. Những tác động từ vụ nổ đã gây ra các dao động bất thường trong khí quyển đủ để các áp kế mới được phát minh ra thời ấy có thể phát hiện ra. Và trong vài ngày sau vụ nổ, bầu trời về đêm sáng loá một màu đỏ bất thường. Thậm chí, tại những trạm khí tượng ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã xem xét thấy được sự giảm sút mật độ đáng kể kéo dài suốt vài tháng.

Những thiệt hại mà Tunguska gây ra

Với sức công phá lớn, vụ nổ kinh hoàng đã gây ra những tổn thất lớn cho cả thiên nhiên lẫn con người ở vùng Siberi Nga. Theo tính toán của các nhà khoa học, vụ nổ kinh hoàng có sức công phá tương đương với khoảng 15 triệu tấn thuốc nổ TNT – tức là gấp khoảng 1000 lần quả bom nguyên từ mà đế quốc Mỹ đã dội xuống thành phố Hiroshima.

Vụ nổ bí ẩn đã san phẳng 2000 km² rừng, xoá sổ khoảng 60 triệu cây cối ở khu vực này. Ngoài ra nó còn tác động gây ra thiệt hại lớn về cây cối và mùa màng của dân cư bản địa, hàng loạt gia súc gia cầm chết vì sóng xung kích gây ra bởi vụ nổ.

Hơn 60 triệu cây xanh bị phá huỷ trong sự kiện Tunguska (Nguồn: Internet)
Hơn 60 triệu cây xanh bị phá huỷ trong sự kiện Tunguska (Nguồn: Internet)

Điều may mắn duy nhất là không có thiệt hại nào về người được ghi nhận. Thử tưởng tượng nếu một quả bom hạt nhân có sức mạnh tương đương như vậy phát nổ trên vùng trời Siberi thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hàng tấn tro bụi và phóng xạ phát tán ra một khu vực rộng lớn. Khi ấy, thiệt hại về người và cơ sở vật chất là cực kỳ khủng khiếp, ảnh hưởng lớn tới thiên nhiên khí hậu Trái Đất trong một thời gian dài.

Một số giả thuyết về nguyên nhân của Tunguska

Dù đã trải qua hơn một thế kỷ nhưng cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến vụ nổ thế kỷ này vẫn còn là một bí ẩn. Có một số giả thuyết đã được đưa ra nhưng chưa có suy đoán nào là thực sự thuyết phục.

Thiên thạch

Đây là một giả thuyết nhận được nhiều sự ủng hộ nhất của giới khoa học. Theo các nhà khoa học, vụ nổ trên được gây ra bởi một thiên thạch có đường kính từ 6 – 10 km lao vào Trái Đất với tốc độ khoảng 10 km/s và phát nổ ngay trong bầu khí quyển. Xác suất những thiên thạch cỡ lớn thế này bay vào khí quyển Trái đất xảy ra không nhiều, chỉ khoảng 300 năm mới xảy ra 1 lần.

Thiên thạch là một giả thuyết được ủng hộ nhất trong sự kiện Tunguska (Nguồn: Internet)
Thiên thạch là một giả thuyết được ủng hộ nhất trong sự kiện Tunguska (Nguồn: Internet)

Khi thiên thạch bay vào khí quyển Trái Đất, nhiệt lượng phía trước thiên thạch sẽ làm chúng bốc cháy trước khi rơi xuống mặt đất. Dù cho chỉ phát nổ trên không trung nhưng vụ nổ Tunguska đã gây ra những thiệt hại nhất định cho khu vực Siberi. Một số nhà khoa học phản đối giả thuyết này thì cho rằng một thiên thạch cỡ lớn như vậy không thể nào bốc hơi hết trong tầng khí quyển. Cho nên, thiên thạch có thể vẫn chưa phải là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi thế kỷ này.

Tháp Wardenclyffe

Tháp Wardenclyffe của Tesla cũng có thể là một khả năng gây ra vụ nổ bí ẩn (Nguồn: Internet)
Tháp Wardenclyffe của Tesla cũng có thể là một khả năng gây ra vụ nổ bí ẩn (Nguồn: Internet)

Nhiều ý kiến khác lại cho rằng người đứng sau vụ nổ kinh hoàng ấy là nhà khoa học Nikola Tesla và tháp Wardenclyffe của ông. Lịch sử đã chỉ ra rằng có những cơ sở nhất định chứng minh cho giả thuyết này.

Khi còn sống, nhà khoa học Tesla đã có những phát minh đi trước thời đại, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của khoa học công nghệ thời điểm đó. Tháp Wardenclyffe là một trong những công trình vĩ đại của ông. Thậm chí ông từng tuyên bố rằng ông hoàn toàn có thể xẻ đôi Trái Đất ra làm 2 nếu muốn. Tuy nhiên tại thời điểm diễn ra sự kiện thế kỷ ấy, hầu hết các hoạt động tại tháp đều đã ngừng lại. Cho nên, giả thuyết vụ nổ Tunguska là do Nikola Tesla vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục.

UFO

Giả thuyết UFO cũng nhận được nhiều sự đồng tình (Nguồn: Internet)
Giả thuyết UFO cũng nhận được nhiều sự đồng tình (Nguồn: Internet)

Vật thể bay không xác định cũng là một ý kiến thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Cùng với sự ủng hộ của những người theo giả thuyết về UFO và tin vào chúng, câu chuyện về người ngoài hành tinh gây ra vụ nổ trên càng được thêu dệt một cách chi tiết. Giả thuyết cho rằng vụ nổ bí ẩn là do một vụ nổ phi thuyền của người ngoài hành tinh, rằng trong quá trình đi tìm nguồn nước tại hồ Baikal, họ đã gặp sự cố về phi thuyền và đã phát nổ trên bầu trời.

Hàng tá những câu chuyện khác nhau về người ngoài hành tinh được thêu dệt và được sự đồng tình của khá nhiều người thời điểm đó. Tuy nhiên chưa có một video, hình ảnh hay bằng chứng rõ ràng nào cho nguyên nhân của Tunguska cả. Tất cả chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.

Hố đen

Vào năm 1973, giả thuyết về một hố đen nhỏ gây ra vụ nổ tại Siberi được đưa ra bởi Jackson và Ryan. Tuy nhiên, ý kiến này cũng nhanh chóng bị bác bỏ ngay sau đó. Lý do được đưa ra bởi nhà thiên văn học Stephen Hawking và lý thuyết bức xạ Hawking của ông. Theo Hawking, một hố đen với kích thước nhỏ sẽ tan biến từ lâu trước khi có thể tiếp cận được Trái Đất.

Trải qua thời gian, Tunguska luôn là một vụ nổ bí ẩn nhất lịch sử thế giới hiện đại. Tàn tích về vụ nổ sẽ còn thách thức những nhà khoa học trong tương lai. Nhưng theo tôi, với sự phát triển của khoa học công nghệ, một ngày nào đó không xa, một trong “ba đại bí mật thế kỷ” sẽ có lời giải đáp thoả đáng.

Một số chủ đề khác mà có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật các tin tức mới nhất nhé!

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận