Tết không chỉ là thời điểm để chúng ta gác lại công việc và lo toan để sum họp bên những người thân yêu, cùng cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới mà còn là dịp để tôn vinh những nét đẹp văn hóa đã có từ lâu. Vậy nên, dù bận rộn đến đâu, bạn cũng đừng quen những truyền thống và phong tục Tết Nguyên Đán này nhé.

Đưa tiễn Táo quân về trời

Trong tín ngưỡng của người Việt, mỗi hộ gia đình đều có bộ ba vị thần gọi chung là “Ông Công ông Táo” – hay “ Táo quân” . Ở trong bếp, họ trông chừng sinh hoạt của gia đình và cuối năm trở về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng.

Người dân phóng sinh cá vào ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Internet)
Người dân phóng sinh cá vào ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Internet)

Nghi lễ được tiến hành hàng năm vào ngày 23 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này, người dân Việt Nam mua cá vàng hoặc cá chép ở chợ và thả chúng xuống sông, hồ vì tin rằng những con cá này sẽ trở thành vật cưỡi đưa ông Táo về trời.

Một cảnh trong chương trình Gặp Nhau Cuối Năm. (nguồn ảnh: Internet)
Một cảnh trong chương trình Gặp Nhau Cuối Năm. (nguồn ảnh: Internet)

Phong tục này cũng đã trở thành chủ đề cho chương trình hài kịch nổi tiếng “Gặp nhau cuối năm” – nơi các nghệ sĩ hài nổi tiếng đảm nhận vai Táo quân để thảo luận về những sự kiện lớn xảy ra trong năm một cách hài hước. Trong hơn một thập kỷ qua, chương trình luôn được hàng triệu người Việt mong chờ trong dịp Tết.

Gói bánh chưng

Một phần không thể thiếu trong ngày Tết là bánh chưng – một loại bánh truyền thống cần phải có trên mỗi mâm cơm của gia đình Việt. Bánh chưng có nguồn gốc từ thời các Vua Hùng – tổ tiên của dân tộc Việt Nam chúng ta. Hình vuông và màu xanh của bánh đại diện cho trái đất.

Trước đây, hầu hết các hộ gia đình Việt thường tự làm bánh chưng trong những ngày giáp Tết. Những người sinh ra trong thập niên 80, 90 có lẽ vẫn nhớ nhung đêm se lạnh quây quần bên nồi bánh chưng đang sôi sùng sục trong vòng tay cha mẹ và tiếng nổ lách tách của than hồng cháy.

Gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh chưng cho Tết là giây phút đầm ấm và hạnh phúc. (Nguồn: Internet)
Gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh chưng cho Tết là giây phút đầm ấm và hạnh phúc. (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên ngày nay, truyền thống này ít còn được thấy ở các thành phố lớn nữa, và hầu hết mọi người đều chọn mua bánh chưng luộc sẵn. Dù sao đi nữa bằng một cách nào đó, món ăn này vẫn là món cần phải có trên bàn ăn trong ngày Tết.

Mua đào mai chơi Tết

Tết đến, theo phong tục các gia đình miền Bắc thường trưng cây đào đang nở rộ trong nhà. Trong khi đó, người miền Nam sử dụng cây mai để trang trí nhà cửa dịp này.

Ở miền Bắc, thấy hoa đào có nghĩa là thấy Tết. (Ảnh: internet)
Ở miền Bắc, thấy hoa đào có nghĩa là thấy Tết. (Ảnh: internet)

Những bông hoa nở là biểu tượng của sự phát triển, thịnh vượng và cũng được cho là có sức mạnh xua đuổi ma quỷ. Chúng phản ánh hy vọng của người dân về một năm mới bội thu.

Đoàn tụ gia đình vào đêm giao thừa

Trong văn hóa Việt Nam, bữa tối cuối cùng của năm âm lịch là bữa ăn dành để sum họp gia đình. Vào ngày này, mọi người gác lại mọi công việc làm ăn để về quê dùng bữa với bố mẹ, anh chị em và họ hàng.

Những món ăn truyền thống trong bữa cơm tất niên. (Ảnh: Internet)
Những món ăn truyền thống trong bữa cơm tất niên. (Ảnh: Internet)

Bữa ăn bao gồm các món ăn truyền thống như bánh chưng, nem – giò, gà luộc, xôi… Thức ăn trước tiên phải được dâng lên bàn thờ tổ tiên cùng với một mâm ngũ quả mà loại quả cụ thể được sử dụng sẽ khác nhau ở các tỉnh thành trên cả nước.

Ngắm pháo hoa

Xem pháo hoa trong đêm giao thừa để đón chào năm mới đã trở thành truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vào ngày này, bạn hãy ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, tòa nhà Landmark 81 cao chót vót của Sài Gòn hoặc các địa danh chính ở các thành phố lớn khác để hòa mình vào không khí lễ hội thực sự.

Xem pháo hoa ở hồ Hoàn Kiếm. (nguồn ảnh: Internet)
Xem pháo hoa ở hồ Hoàn Kiếm. (nguồn ảnh: Internet)

Từ những cặp tình nhân tay trong tay đến những bậc cha mẹ cõng con trên vai, tất cả đều mặc trang phục đẹp nhất với nụ cười tươi trên môi khi háo hức chờ đợi khoảnh khắc một năm kết thúc và một năm tiếp theo bắt đầu.

Xông đất đầu năm

Thuật ngữ “xông đất” dùng để chỉ khi ai đó trở thành người đầu tiên bước vào nhà – dù là của họ hay của người khác trong năm mới. Theo quan niệm của người Việt, vận may của người này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cả năm.

Người xông đất, mở màn đầu năm vô cùng quan trọng. (Nguồn: Internet)
Người xông đất, mở màn đầu năm vô cùng quan trọng. (Nguồn: Internet)

Vì vậy, gia chủ thường chọn một người, thường là bạn bè hoặc người thân “xông đất” cho mình để cầu may. Người được chọn có thể là người có sức khỏe tốt, thành công trong cuộc sống, hoặc đơn giản là người có cung hoàng đạo phù hợp với gia chủ và năm mới.

Đi thăm người thân, bạn bè và đổi lì xì

Trong 3 ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta đi thăm gia đình, họ hàng, bạn bè và làng xóm để trao đi những món quà và lời chúc. Đây là phần mà nhiều đứa trẻ mong chờ, vì chúng được người lớn tặng bao lì xì – một hành động gọi là “mừng tuổi”, tượng trưng cho hy vọng rằng chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tài năng.

Đi lễ chùa

Mỗi năm vào dịp Tết, các chùa, đền ở các thành phố lớn đều chật kín người dân địa phương đến thắp hương cầu nguyện. Mọi người tin rằng bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật và các vị thần khác trong dịp đặc biệt này là một cách khác để mang lại tài lộc cho gia đình của họ.

Những ngôi chùa luôn chật kín người trong đầu năm mới. (nguồn ảnh: Internet)
Những ngôi chùa luôn chật kín người trong đầu năm mới. (nguồn ảnh: Internet)

Hãy ghé thăm chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn hoặc các chùa lớn khác trong dịp này nếu bạn muốn tham gia vào các hoạt động tâm linh.

Trưng bày thư pháp

Một phong tục Tết Nguyên Đán đặc sắc mà chúng ta vẫn giữ gìn được cho đến ngày nay là trưng bày thư pháp hay còn gọi là “xin chữ”. Thường vào ngày mùng 2 hoặc mùng 3 Tết thì các ông đồ sẽ bắt đầu hoạt động này.

Xin chữ - nét đẹp văn hóa cần được trân trọng. (Nguồn: Internet)
Xin chữ – nét đẹp văn hóa cần được trân trọng. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm thấy các thư pháp gia tại Văn Miếu lịch sử ở Hà Nội, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam có tuổi đời gần một thiên niên kỷ. Ngược lại, nếu bạn ở Sài Gòn, hãy ghé qua Nhà văn hóa Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch.

Lối sống hiện đại chắc chắn đã làm thay đổi nhiều phong tục xưa, nhưng dù có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa thì Tết vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người Việt. Tết Nguyên Đán 2021 còn đặc biệt hơn khi rất nhiều truyền thống đã buộc phải dừng lại do đại dịch như tổ chức lễ hội, thậm chí rất nhiều người đã không thể trở về quê sum họp. Hy vọng rằng ở bất cứ đâu, chúng ta cũng sẽ luôn hướng về cội nguồn, tôn vinh tổ tiên và giữ vững những truyền thống có từ hàng nghìn năm trước.

Xem thêm

200+ stt hay, bài thơ về hoa bằng lăng tím đầy lãng mạn

Mùa hạ không chỉ có tán phượng đỏ mà còn có hoa bằng lăng tím, mang đến vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, xoa dịu các nắng hè. Đọc những stt hay, câu thơ về hoa bằng lăng tím đầy cảm xúc dưới đây để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của loài hoa này nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận