Xã hội ngày càng phát triển kèm theo với đó là nhiều loại bánh ngon mang phong cách Tây Âu, Hàn, Trung, Nhật ra đời. Vậy nên đôi khi chúng ta quên mất rằng nước ta cũng có rất nhiều loại bánh truyền thống thơm ngon mà bổ, rẻ. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá xem đó là những loại bánh gì nào nhé!

1. Bánh gai

Bánh gai là một loại bánh nhân ngọt truyền thống với các dạng hình khác nhau. Bánh chủ yếu được làm từ bột gạo nếp nên khi ăn sẽ cảm nhận được tính dẻo, mềm, dai dai của vỏ. Bánh có một đặc trưng là vỏ ngoài màu đen bóng lạ mắt khác hẳn so với màu các loại bánh khác, sở dĩ như vậy là do có sự xuất hiện của lá gai – một loại lá thường dùng để làm bánh gai người ta đã xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt hòa vào trong bột nếp.

Bánh gai với vỏ ngoài đen bóng (nguồn Internet)

Bánh gai với vỏ ngoài đen bóng (nguồn Internet)Phần quan trọng nhất là nhân bên trong quyết định đến sự thơm ngon hấp dẫn của cả bánh với sự kết hợp giữa đường, đậu xanh, dừa nạo (mỗi một vùng miền có thể sẽ có một cách thức làm nhân khác nhau nhưng đây là công thức chung mà hầu hết người làm bánh gai dùng).

Nhân được sên cẩn thận ở một mức lửa vừa phải rồi được vo tròn bỏ bên trong vỏ bánh đã chuẩn bị trước. Cuối cùng là bánh được đem đi hấp ở một khoảng thời gian nhất định. Bánh gai rất dễ để tìm mua: ngoài chợ truyền thống hay các cửa hàng bán bánh truyền thống. Vì vậy bánh gai là một thức quà quê thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua.

2. Bánh rợm

Bánh rợm còn có tên gọi khác là bánh nếp. Loại bánh này có 2 loại nhân mặn và ngọt. Nhưng vỏ bên ngoài vẫn giống nhau. Bánh cũng có phần khá giống với bánh gai. Vỏ ngoài được làm từ bột gạo nếp đã xay nhuyễn nên mang có màu trắng và tính dẻo. Gói ở bên ngoài là lớp lá chuối.

Bánh rợm nhân ngọt và mặn (nguồn Internet)
Bánh rợm nhân ngọt và mặn (nguồn Internet)

Bánh nhân mặn có sự hòa quyện của đỗ xanh, thịt băm nhỏ và chút tiêu xay. Còn bánh nhân ngọt vẫn là sự đơn giản nhưng rất đặc trưng của đỗ xanh và đường, thêm chút dừa. Đây chắc chắn là hương vị đặc trưng khiến những người đi xa nhớ mãi không quên hương vị mà bánh rợm đã mang lại.

3. Bánh hòn

Bánh hòn có thể sẽ ít người biết đến hơn bánh gai hay bánh rợm. Thế nhưng không nghĩa là nó không ngon và bánh hòn vẫn là biểu tượng của món quà đặc trưng tại một số vùng miền trên nước ta. Nhắc đến bánh hòn, ta sẽ nghĩ ngay đến bánh hòn của Hương Canh- Vĩnh Phúc.

Bánh hòn ăn kèm nước chấm và rau sống (Nguồn Internet)

Bánh hòn ăn kèm nước chấm và rau sống rắc thêm chút lạc (Nguồn Internet)Bánh được làm từ bột gạo tẻ khác với gạo của loại bánh mang họ bánh nếp. Nhân bên trong bao gồm thịt lợn, hành khô, mộc nhĩ, thêm lạc giã nhỏ, nhân được trộn lẫn và nêm nếm với các gia vị khác vừa vặn. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng. Cách ăn bánh hòn truyền thống là ăn cùng với nước mắm chấm pha loãng, ngọt nhẹ giống nước mắm ăn bánh cuốn. Nếu ai không thích chấm thì ăn nguyên bánh không thôi cũng rất ngon. Chắc chắn sau khi ăn bánh hòn xong bạn sẽ mê loại bánh này giống như tôi.

4. Bánh tẻ

Bánh tẻ hay là bánh răng bừa. Bánh răng bừa có thể ta chưa nghe đến nhưng bánh tẻ thì chắc chắn ta đã nghe đến một hoặc nhiều lần quá quên thuộc. Nghe tên ta đã phần nào đoán được nguyên liệu chính để làm ra loại bánh này đúng không nào? Đúng vậy, bánh tẻ được làm từ bột gạo tẻ khô hòa lẫn với nước. Vỏ bên ngoài màu trắng đục, ăn mềm, thơm.

Bánh tẻ được gói bằng lá dong xanh (nguồn Internet)
Bánh tẻ được gói bằng lá dong xanh (nguồn Internet)

Phần nhân là sự kết hợp đa dạng của: Thịt lợn xay có cả nạc và mỡ xay nhỏ béo ngậy. Hành khô thái hạt lựu. Nấm hương, mộc nhĩ, hành lá thái nhỏ. Sau đó hỗn hợp thịt lợn, hành khô, nấm hương, mộc nhĩ được trộn đều rắc thêm chút gia vị nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt vừa phải. Sau đó gói bánh trong lá dong hoặc lá chuối còn tươi. Chúng ta nên thưởng thức bánh khi bánh còn nóng hổi để cảm nhận được cái ngon của bánh.

5. Bánh chưng

Trong các loại bánh truyền thống, có lẽ bánh chưng là môt trong những loại bánh được mọi người biết đến nhiều nhất. Đây là loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết đến xuân về gắn liền với sự tích bánh trưng, bánh giầy vào đời Vua Hùng thứ 6. Về nguyên liệu, rất đơn giản và dễ kiếm tìm ở bất cứ đâu. Nguyên liệu chính là lá dong xanh, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp nước nắm, hạt tiêu.

Bánh chưng xanh được cắt làm tám phần bằng dây lạt ( Ảnh Internet)
Bánh chưng xanh được cắt làm tám phần bằng dây lạt ( Ảnh Internet)

Tỉ mỉ và khéo léo, người gói lần lượt xếp lá dong, đổ lần lượt gạo nếp lượt 1 rồi đến đổ đỗ xanh lượt 1, xếp thịt lợn, đổ đỗ xanh lượt 2 và gạo nếp lượt 2 rồi gói vuông vắn, thắt bằng dây lạt chẻ mỏng bằng ống bương. Bánh chưng không dùng dao để cắt mà dùng chính dây lạt xếp lần lượt rồi cắt và rút dây lần lượt, ta sẽ có một chiếc bánh được cắt đẹp mắt trên đĩa. Khi ăn ta có thể ăn cùng với dưa hành để cảm nhận được đúng hương vị Tết và để không bị ngấy.

Trên nước ta còn rất nhiều loại bánh truyền thống ngon và hấp dẫn mà ta chưa từng nếm thử. Hãy trải nghiệm nhiều hơn, giới thiệu đến bạn bè của chúng ta và bạn bè quốc tế để các loại bánh ngon ấy ngày càng được nhiều người biết đến bạn nhé !

Xem thêm

3 địa điểm bán món Hoa ngon nổi tiếng tại Quận 5 luôn tấp nập khách

Có thể bạn đã biết, ngay tại lòng Sài Gòn có một khu phố của người Hoa tại quận 5. Nơi đây nổi bật với văn hóa, phong tục truyền thống của người Hoa vào các dịp lễ giữa Sài Gòn nhộn nhịp. Tại Quận 5 không chỉ gây ấn tượng về kiến trúc đặc trưng của người Hoa ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận