Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất năm đối với mỗi người dân Việt Nam. Hãy cùng BlogAnChoi điểm qua 12 phong tục truyền thống dịp Tết cổ truyền có từ thời xa xưa để hiểu rõ hơn về mùa lễ quan trọng này nhé!

12 phong tục ngày Tết dưới đây đã có từ xa xưa, qua bao nhiêu gió bụi thời gian, các phong tục này vẫn còn lưu giữ, là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam mà ai nấy đều tự hào. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay để ghi nhớ cho bản thân và gia đình nhé các bạn!

1. Cúng tiễn Táo quân về trời – phong tục ngày Tết nhà nào cũng biết

Có thể nói, cái Tết chính thức không chỉ là vào đêm Giao thừa, mà thật ra đã ghé đến gia đình Việt từ 23 tháng Chạp. Đó là khi chúng ta chuẩn bị đồ cúng và cá chép để cúng tiễn ông Táo vượt Vũ Môn về trời.

Cúng táo quân
Người Việt luôn cúng tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp. (Nguồn: Internet)

Tương truyền, ông Táo sẽ ghi chép lại những tốt xấu mà gia chủ làm trong năm qua, vào ngày 23 sẽ về trời để kịp báo cáo với Ngọc Hoàng vào giao thừa. Vì vậy, ngoài nhang, nên, trái cây, vàng mã, hai mũ ông, một mũ bà, người Việt thường cúng thêm ba con cá chép thật hoặc bằng giấy để làm phương tiện cho ông Táo về trời.

2. Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đón Tết của người Việt. Nếu thiếu đi hương vị nếp thơm, dẻo ngọt của món bánh này thì Tết có cảm giác không được trọn vẹn. Chính vì vậy, dù không thể tự làm, người Việt cũng sẽ nhờ người quen gói hộ hoặc ít ra thì sẽ mua về.

Gói bánh
Gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh chưng cho Tết là giây phút đầm ấm và hạnh phúc. (Nguồn: Internet)

Công đoạn làm bánh cũng là khoảng thời gian đẹp khi các thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị, gói bánh rồi quây quần bên bếp lửa chờ bánh chín. Trong không khí se lạnh ngày Tết, mọi người sum họp, ngồi bên nhau và chia sẻ những chuyện vui buồn của năm qua là điều tuyệt vời nhất.

3. Chuẩn bị mâm ngũ quả ê 

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, mâm ngũ quả cũng không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của dân Việt. Mỗi miền sẽ có cách trình bày mâm quả khác nhau.

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thờ Tết. (Nguồn: Internet)

Nhưng nhìn chung, 5 loại quả sẽ thường thường xếp lại thành một thông điệp, ví dụ như “cầu vừa đủ xài thơm” (có 5 quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm (khóm, dứa), hoặc thêm quả phật thủ, loại quả nào mang ý nghĩa tốt tùy ý… để cầu chúc cho một năm tới may mắn, hạnh phúc, bình an, tài lộc,…

Mâm ngũ quả cũng làm bàn thờ Tết trông đầy đặn và đẹp mắt hơn. Chính vì vậy, việc đi chợ Tết và chọn mua trái cây về bày đã là phong tục lâu đời của người Việt.

4. Chơi hoa ngày Tết

Không khí chào đón năm mới chắc chắn sẽ tràn đầy hương hoa khoe sắc như hoa cúc, tulip, hướng dương,… Trong đó, phổ biến nhất là sắc hồng xinh đẹp của hoa đào miền Bắc và màu nắng vàng ươm của hoa mai miền Nam. Người chơi hoa sẽ tước bớt lá cho hoa vào những ngày trước tết để hoa nở rộ đúng ngày đầu năm mới.

Đường hoa ngày Tết
Chợ hoa, đường hoa luôn là những điểm nhấn rực rỡ sắc màu của không khí ngày xuân. (Nguồn: Internet)

Nếu không phải là dân chuyên cây cảnh, người dân Việt cũng sẽ mua hoa về trang trí để tạo không khí Tết cho nhà cửa. Các chợ hoa lớn nhỏ mọc lên khắp mọi miền đất nước, người dân nô nức đi tham quan và lựa chọn các loại hoa mình thích là điều không còn xa lạ mỗi dịp Tết đến, xuân về.

5. Xin chữ

Khi đi chợ Tết, người xưa thường ghé qua thầy đồ xin chữ. Thời ấy, con chữ vô cùng quý giá, người ta xin về thờ để cầu phước cho gia đình. Sau một thời gian, phong tục này có phần thuyên giảm. Song, hiện nay, cuộc sống đủ đầy thì con người đang dần tìm lại những nét đẹp xưa.

Xin chữ
Xin chữ – nét đẹp văn hóa cần được trân trọng. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh những chữ thường được chọn để thờ là Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Đức,… người dân Việt cũng chuộng những câu đối Tết đầy ý nghĩa để treo trong nhà. Ngoài ra, tặng chữ cũng là một nét đẹp đáng được trân trọng ngày Tết.

6. Tổng vệ sinh nhà cửa

Để chào đón những ngày đầu năm vô cùng ý nghĩa, hầu như mỗi gia đình đều tiến hành dọn dẹp và trang hoàng lại nhà cửa. Các đồ vật, từ bàn ghế, chén bát cho đến phòng ốc, sân vườn đều được dọn dẹp sạch sẽ.

Dọn nhà
Vệ sinh, dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, cùng chào đón xuân về. (Nguồn: Internet)

Nhà cửa phải thật tinh tươm để chào đón giây phút chuyển giao năm mới thiêng liêng. Các thành viên trong gia đình sẽ tranh thủ ngày Tết để cùng nhau dọn dẹp.

Ngoài ra, vào ngày mùng 25 tết, con cháu cũng sẽ đến thăm viếng và dọn dẹp mộ ông bà tổ tiên, gọi là đi “tảo mộ”.

7. Cúng tất niên và đón giao thừa

Vào chiều cuối năm, tức mùng 30 (có năm là mùng 29), các gia đình thường làm mâm cơm, mời gia tiên về dùng bữa gia đình. Đây là giây phút các thành viên quây quần bên nhau, ăn bữa cơm cuối để tiễn năm cũ và đón năm mới.

Tất niên
Mâm cơm tất niên là bữa cơm cuối cùng của năm cũ mà gia đình bên nhau. (Nguồn: Internet)

Sau đó, gia đình Việt sẽ cùng nhau đón thời khắc giao thừa thiêng liêng. Lễ cúng trừ tịch sẽ được thực hiện ngoài trời, để bỏ lại năm cũ phía sau, chào đón những điều tuyệt vời của chu kỳ 365 ngày tiếp theo. Mọi người có thể chúc phúc, nhận lì xì và đi ngắm pháo hoa.

8. Chúc tết và mừng tuổi mới, lì xì

Chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè và người quen đã là phong tục không thể thiếu của người Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là dịp để gửi lời chúc hạnh phúc, sức khỏe, tài lộc đến những người mình yêu quý.

Lì xì
Chúc Tết và mừng tuổi là phong tục không thể thiếu để mọi người bày tỏ tình cảm với nhau. (Nguồn: Internet)

Mùng một Tết, con cháu nhỏ tuổi sẽ thường chúc thọ và mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, ngươi lớn tuổi sẽ lì xì lại con cháu để mừng tuổi, lấy may và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất. Số tiền trong phong bao lì xì không được đánh giá ở giá trị, mà chủ yếu là ở ý nghĩa. Bạn có thể tìm mua các mẫu phong bao lì xì đẹp tại đây.

Bạn có thể tham khảo bài viết “Tổng hợp 33 câu chúc tết hay & độc đáo năm Mậu Tuất 2018” tại đây.

9. Xuất hành

Xuất hành đầu năm là lần đầu tiên đặt chân ra khỏi nhà trong năm mới, mọi người thường chọn giờ sao cho hợp tuổi, hợp hướng để mong muốn được gặp thần Tài, quý nhân cho may mắn.

Xuất hành
Hãy chọn cho mình thời điểm xuất hành đầu năm phù hợp nhé bạn! (Nguồn: Internet)

10. Hái lộc đầu năm

Hái lộc là một phong tục tâm linh đầu năm của người Việt, đặc biệt là người miền Bắc. Vào giao thừa hay sáng mùng một, nhiều người thường đi lễ chùa chiền, đền miếu rồi xin hái một cành cây để rước lộc về nhà.

Hái lộc
Mọi người thường hái lộc, hứng lộc vào đầu năm. (Nguồn: Internet)

Người Việt thường hái những cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc quanh năm như cành đề, cành sung, cành si nhỏ,… Những cành lộc này thường được chưng trên bàn thờ Tết để cầu may mắn, tài lộc cho năm mới sang.

11. Xông đất đầu năm

Theo quan niệm xưa nay của người Việt Nam, sau thời khắc giao thừa, người bước vào nhà đầu tiên vào ngày mùng một sẽ là người xông đất. Người Việt rất chú trọng việc này, cho rằng người xông đất sẽ quyết định may rủi, phước lộc của cả năm mới.

Xông đất
Người xông đất, mở màn đầu năm vô cùng quan trọng. (Nguồn: Internet)

Vì vậy, nhiều người thường nhờ ai hợp tuổi, gia đình đầm ấm, công việc thành đạt để đến nhà chúc phúc đầu tiên. Song, cũng có nhiều người thường không chọn trước mà để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Những ai kỹ tính hoặc đang chịu tang sẽ không đi xông đất nhà người khác.

12. Đi lễ chùa đầu năm

Đây là một nét đẹp tâm linh của người Việt Nam ta. Phong tục đẹp này được duy trì từ lâu vào mỗi dịp Tết đế xuân về. Người người, nhà nhà sẽ đi lễ chùa để bày tỏ lòng thành, cầu mong cho mình và gia đình một năm bình an và may mắn.

Lễ chùa
Đi lễ chùa đầu năm – một nét văn hóa tâm linh truyền thống đẹp của người dân Việt. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể xem thêm các bài viết về Tết tại đây:

Trên đây BlogAnChoi đã liệt kê 12 phong tục truyền thống ngày Tết của người dân Việt Nam ta. Chúc các bạn có thể tận hưởng một cái Tết đầm ấm, hạnh phúc và đủ đầy bên gia đình và những người mình yêu thương. Cũng đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích trên BlogAnChoi cho cuộc sống thú vị nhé!

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận