Ngày nay, điện thoại thông minh ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng đa dạng, phổ biến đến hầu hết mọi người với đa dạng lứa tuổi và ngày càng trẻ hóa. Cũng chính vì thế, vấn đề quản lý trẻ em với chiếc điện thoại ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng điện thoại với độ tuổi không phù hợp đã tiềm tàng nhiều bất trắc khó lường.

Thiết bị di động ngày càng phổ biến

Điện thoại thông minh là thiết bị công nghệ hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó có trẻ em. Nó có thể giúp trẻ tiếp cận kiến ​​thức, giải trí, kết nối với bạn bè và hơn thế nữa là học được nhiều kỹ năng mới.

Theo thống kê từ một đơn vị nghiên cứu thị trường, thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tính đến đầu năm 2019, đã có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam ở vị trí thứ 10 về lượng người dùng smartphone trên toàn cầu. Nhiều người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng lúc để đáp ứng nhu cầu cá nhân và công việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam ở vị trí thứ 10 về lượng người dùng smartphone trên toàn cầu. (Nguồn ảnh: Statista)
Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam ở vị trí thứ 10 về lượng người dùng smartphone trên toàn cầu. (Ảnh: Statista)

Với khả năng dễ dàng sở hữu những thiết bị thông minh có đầy đủ chức năng cơ bản, việc sở hữu chúng cho trẻ nhỏ ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không nên tiếp xúc với điện thoại. Đối với trẻ từ 3 đến 12 tuổi, thời gian sử dụng điện thoại tối đa trong ngày chỉ nên là 120 phút. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều có chung nỗi lo lắng về tình trạng đáng báo động này: tình trạng trẻ “nghiện” điện thoại thông minh ngày nay rất phổ biến. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ từ nông thôn đến thành thị, từ vài tuổi đến học sinh liên tục “cắm mặt” vào chiếc điện thoại thông minh. Mọi lúc mọi nơi, nhiều trẻ quên ăn quên ngủ chỉ để có thêm thời gian chơi điện thoại. Tình trạng trẻ nhỏ rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát với điện thoại đã trở thành vấn đề nhức nhối.

Nguy cơ tiềm ẩn của những chiếc điện thoại

Các bậc cha mẹ ngày nay đang cảm nhận rõ ràng hậu quả của việc lạm dụng điện thoại thông minh đối với con em. Về vấn đề sức khỏe, trẻ có thể bị mất ngủ vì ánh sáng từ màn hình điện thoại làm gián đoạn nhịp sinh học. Đồng thời, sử dụng điện thoại trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, thậm chí cận thị ở trẻ em. Thêm vào đó, sử dụng điện thoại ở tư thế không đúng có thể gây ra các vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, trẻ em có thể nghiện điện thoại, bỏ bê việc học, trở nên tin tưởng người khác trên mạng xã hội và nguy hiểm hơn là khiến các em dễ bị trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết.

Việc để trẻ liên tục sử dụng smartphone ngay từ nhỏ sẽ khiến cho trẻ đối diện với nhiều tác hại nghiêm trọng (Ảnh: Thanh Thủy)
Việc để trẻ liên tục sử dụng smartphone ngay từ nhỏ sẽ khiến cho trẻ đối diện với nhiều tác hại nghiêm trọng (Ảnh: Thanh Thủy)

Từ đâu mà chiếc điện thoại lại trở thành vấn đề nhức nhối

Ai cũng mong muốn con mình không rơi vào bi kịch trên nhưng có một thực tế trớ trêu là chính phụ huynh lại thường xuyên lạm dụng điện thoại, tạo gương xấu cho con hoặc vì nuông chiều, vì muốn “quản” con mà cho con “làm bạn” với điện thoại,… Hình ảnh người cha/người mẹ cầm điện thoại, những đứa con cũng mải mê bấm điện thoại, không ai liên lạc với ai có lẽ không còn xa lạ với nhiều gia đình. Nói như vậy, việc trẻ em, học sinh “nghiện” điện thoại rốt cuộc không phải lỗi của các em mà đến từ người lớn. Tại Hội thảo Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học sáng 11/3 tại Hà Nội, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, nêu rõ hiện nay, phụ huynh cho con em sử dụng hoặc sở hữu điện thoại di động, thiết bị từ khi còn rất nhỏ. Ông cho biết: “Trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại sớm hơn trẻ em thế giới 4 năm nhưng trong 4 năm này, các em không được bảo vệ tốt trên không gian mạng.”

Theo chia sẻ của cô Lê Mỹ Hạnh – phụ huynh Trần Anh Khoa, học sinh lớp 7 Trường THCS Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam: “Con cô đi học về xin mẹ mua cho con chiếc điện thoại thông minh, vì trong lớp bạn nào cũng có chỉ có một vài bạn như con là không”. Trẻ em có tính tò mò, trong điện thoại thông minh sẽ có vô số điều thú vị, những bài hát, trò chơi và video sẽ kích thích và thu hút sự chú ý của trẻ. Vì vậy, khi sử dụng điện thoại, trẻ dường như quên đi mọi thứ xung quanh và đắm mình vào thế giới ảo của điện thoại. Trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn, biết vâng lời và không phá hoại hay quậy phá những người xung quanh. Do công việc và thời gian, nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh làm “bảo mẫu”, trông con ở nhà, giúp kích thích bữa ăn hay im lặng trước các cuộc họp. Tuy nhiên, khi cha mẹ luôn bận rộn, thời gian sử dụng điện thoại của trẻ càng tăng lên. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng đây là giải pháp hữu hiệu giúp con ngoan ngoãn hơn để cha mẹ có thể làm tốt công việc của mình, từ đó cho con thoải mái nghịch điện thoại. Mỗi khi không có thời gian chơi và nói chuyện với con, họ lại “ném” điện thoại cho con và để con “phiêu lưu” với nó.

Những chiếc điện thoại thu hút trẻ khiến chúng đắm chìm vào trong đó. (Nguồn internet)
Những chiếc điện thoại thu hút trẻ khiến chúng đắm chìm vào trong đó (Nguồn: internet)

Đừng để chiếc điện thoại chia cách cuộc sống của chúng ta

Điện thoại thông minh đang dần chia rẽ các giá trị gia đình. Mỗi người với chiếc điện thoại hôm nay đã trở thành một hình ảnh quen thuộc. Từ đó, những chia sẻ, trao đổi giữa cha mẹ và con cái ngày càng ít đi. Và “nghiện” là từ được nhiều người sử dụng khi bắt đầu thấy mệt mỏi với việc con cháu suốt ngày dán mắt vào điện thoại, dần dần ít nói, lười làm việc nhà, bỏ bê việc học hay ngại ra khỏi nhà vì không có việc nhà, không muốn từ bỏ việc chơi game hoặc sự hấp dẫn của TikTok và YouTube. Đừng để điện thoại thông minh làm giảm sự kiểm soát và sự quan tâm giữa cha mẹ và con cái. Dù biết rằng người lớn quá bận rộn lo toan ngoài cuộc sống nhưng đừng để những chiếc điện thoại vô tâm dần dần phá hủy hay thay đổi các mối quan hệ thân thiết trong gia đình.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Ngày 8 tháng 6 năm 2024 là ngày gì, có sự kiện gì đặc biệt diễn ra?

Ngày 8 tháng 6 năm 2024 là ngày gì mà lại được quan tâm như vậy? Ngày 8/6/2024 là ngày tốt hay xấu, nên hay không nên làm gì vào ngày này, cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phanthanhtoan1503

Học phần này nhằm hỗ trợ phát triển kỹ năng ý tưởng để tạo ra các giải pháp sáng tạo cho các yêu cầu thiết kế thông qua giải quyết vấn đề có ý nghĩa, ở đây sinh viên sẽ có cơ hội hiểu và nắm vững các nguyên tắc thiết kế cơ bản. Kỹ năng thực hành và kỹ thuật sẽ được giảng dạy trong học phần này, mang lại cho sinh viên các công cụ để khám phá và trình bày các ý tưởng thông qua giao tiếp hiệu quả. Học phần này ý định khuyến khích sự tò mò sáng tạo, giúp sinh viên có khả năng sử dụng tri thức phản ánh trong các giải pháp thiết kế của họ.