Với sự đa dạng sinh học, thế giới động vật muôn màu luôn chứa đựng những điều thú vị mà bạn sẽ không thể nào nghĩ tới. Cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

1. Không có hai con ngựa vằn nào có sọc giống hệt nhau

Mặc dù nhìn có vẻ giống nhau nhưng thật ra, không có một con ngựa vằn nào giống con ngựa vằn nào cả. Lý do là bởi, vằn của mỗi con là độc nhất vô nhị. Giống như vân tay của người và những quả trứng, tạo hóa rất khéo léo trong việc “vẽ vời” nên những bản thế độc nhất như thế. Sọc của ngựa vằn đồng thời cũng là dấu hiệu nhận biết để chúng tự phân biệt với nhau.

Giống như vân tay của con người, không có hai con ngựa vằn nào có họa tiết vằn giống nhau. Ảnh: Internet
Giống như vân tay của con người, không có hai con ngựa vằn nào có họa tiết vằn giống nhau (Ảnh: Internet)

Một sự thật thú vị khác về vằn của loài này chính là “hoa văn” của chúng sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết, thảm thực vật, sư tử và ruồi. Ở những khu vực nóng hơn thì ngựa vằn sẽ có nhiều sọc hơn so với bình thường, và sọc của chúng sẽ có màu đậm hơn ở các vùng nhiệt đới. Đặc biệt, loại sọc trắng đen này khiến ngựa vằn có khả năng chống lại bệnh tật và côn trùng tốt hơn.

Ngoài tác dụng phân biệt giữa các cá thể, vằn của ngựa vằn còn có nhiều công dụng thần kỳ khác. Ảnh: Intenet
Ngoài tác dụng phân biệt giữa các cá thể, vằn của ngựa vằn còn có nhiều công dụng thần kỳ khác (Ảnh: Internet)

2. Một con gà chỉ bay được dài nhất là 7 giây

Theo ghi nhận, “chuyến bay” dài nhất của một con gà đến thời điểm hiện tại là 13 giây. Độ dài lớn nhất của “chuyến bay” ấy được đo lường lại là 301.5 feet, tương đương với 91.9m.

Với việc đã được con người thuần phục, gà dần tiến hóa và không còn khả năng bay như tổ tiên của chúng. Ảnh: Internet
Với việc đã được con người thuần phục, gà dần tiến hóa và không còn khả năng bay như tổ tiên của chúng (Ảnh: Internet)

Được biết, tổ tiên của gà nhà là gà rừng, một loài có khả năng vừa chạy vừa bay ngang ngửa với một số loài chim. Thế nhưng, nguyên nhân của sự “tiến hóa lùi” này chính là do gà rừng được thuần hóa để phục vụ chăn nuôi, được lai giống nhân tạo nên trọng lượng cơ thể tăng thêm rất nhiều, cơ ngực phát triển nên rất khó bay.

Chuyến bay dài nhất của một con gà được ghi nhận là 13 giây. Ảnh: Internet
Chuyến bay dài nhất của một con gà được ghi nhận là 13 giây (Ảnh: Internet)

3. Một con ong cần thu thập đủ phấn của 4.000 nghìn bông hoa để đổi lấy 1 thìa mật ong

Loài ong thu thập phấn hoa để tạo ra mật ong, đây là sự thật mà chắc hẳn bất cứ ai đều biết. Nhưng có thể bạn sẽ không biết rằng, mỗi con ong cần thu thập đủ phấn của khoảng 4.000 nghìn bông hoa để có thể đổi lấy một lượng mật ong chỉ bằng một thìa!

Một con ong cần ghé thăm hơn 4.000 bông hoa mới có 1 thìa mật. Ảnh: Internet
Một con ong cần ghé thăm hơn 4.000 bông hoa mới có 1 thìa mật (Ảnh: Internet)

Đây là lý do mà để thích nghi với “công việc” của mình, một đàn ong có trung bình 99% quân số là ong thợ – những con ong đóng vai trò thu thập phấn hoa về tổ của chúng. Sau khi thu thập phấn hoa, ong tạo ra một loại enzim chuyển hóa đường phức thành đường đơn, fructozo và glucozo – thành phần cấu tạo nên mật ong. Điều này chứng minh vì sao loài vật này thường được gắn với đặc tính “chăm chỉ”, “cần cù”.

Đó là lý do vì sao loài ong gắn với đặc tính "cần cù", "chăm chỉ". Ảnh: Internet
Đó là lý do vì sao loài ong gắn với đặc tính “cần cù”, “chăm chỉ” (Ảnh: Internet)

4. Ốc sên có đến 4 lỗ mũi, 25.000 chiếc răng

Một con ốc sên có thể chỉ bé bằng một chiếc ghim, nhưng bạn sẽ không thể ngờ rằng, một con ốc sên có tới 4 lỗ mũi và thậm chí, 25.000 chiếc răng. Đặc biệt, ở loài ốc sên nón, răng còn là “vũ khí” của chúng khi nó có hình dạng như một cây lao, và khi tiếp cận gần con mồi, sên nón sẽ phóng chất độc với tốc độ 400km/h và dùng “cây lao” ấy để kéo con mồi.

Loài ốc sên nón được xếp vào top những loài động vật nguy hiểm trong tự nhiên với "cây lao" của chúng. Ảnh: Internet
Loài ốc sên nón được xếp vào top những loài động vật nguy hiểm trong tự nhiên với “cây lao” của chúng (Ảnh: Internet)

Thực chất, 4 lỗ mũi của một con ốc sên bao gồm một cặp mang để thở và một đôi lỗ mũi để ngửi. Phần mũi của chúng nằm ở ngay sát phần chân, cho phép chúng phân biệt đâu là thức ăn, đâu là vật thường và đâu là thức ăn có độc.

Chúng phân biệt được tất tần tật những thứ xung quanh nhờ vào cấu tạo 4 lỗ mũi đặc biệt của mình. Ảnh: Internet
Chúng phân biệt được tất tần tật những thứ xung quanh nhờ vào cấu tạo 4 “lỗ mũi” đặc biệt của mình (Ảnh: Internet)

5. Mắt của ong mật có lông

Ong là loài duy nhất sở hữu một đôi mắt có lông! Lông trên mắt của chúng có tác dụng như một radar dò và giúp thu thập phấn hoa.

Cấu trúc của loài ong rất đặc biệt nhằm thích nghi với đời sống của chúng. Ảnh: Internet
Cấu trúc của loài ong rất đặc biệt, nhằm thích nghi với đời sống của chúng (Ảnh: Internet)

Chính bởi đặc điểm này mà loài ong mật có giác quan tinh nhạy đáng kinh ngạc. Ong mật tiếp xúc với hàng ngàn bông hoa mỗi ngày, và cách để chúng phân biệt giữa các loài hoa đó và chọn ra chính xác loài hoa mà chúng muốn lấy phấn chính là nhờ vào những sợi lông này.

Với lông mắt, chúng có thể phân biệt phấn hoa và tránh cho phấn bay vào mắt mình. Ảnh: Internet
Với lông mắt, chúng có thể phân biệt phấn hoa và tránh cho phấn bay vào mắt mình (Ảnh: Internet)

Nhưng lại có một lý giải khác cho rằng, đặc điểm này của chúng được sinh ra là để bảo vệ mắt chúng khỏi phấn hoa.

6. Chuột là một loài động vật rất “lăng nhăng”

Cả chuột cái và chuột đực đều rất “lăng nhăng” khi một con chuột cái có thể giao phối với rất nhiều con đực tới 500 lần trong vòng 6 giờ, và với loài chuột kaluta, con chuột đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau, liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần giao phối có thể kéo dài đến 14 giờ.

Loài chuột kaluta với khả năng giao phối kinh ngạc chắc chắn là vua của loài chuột nếu xét về khả năng "lai giống". Ảnh: Internet
Loài chuột kaluta với khả năng giao phối kinh ngạc chắc chắn là vua của loài chuột nếu xét về khả năng “lai giống” (Ảnh: Internet)

Chính vì sự lăng nhăng này mà người ta mệnh danh rằng, “quốc gia” đông dân nhất thế giới chính là “quốc gia” của loài chuột. Một con chuột cái trung bình một năm có thể đẻ 6 lứa, mỗi lứa khoảng 12 con, và trong vòng 3 năm, số lượng con cháu của nó có thể lên tới gần 500 triệu con.

Nếu chuột là một quốc gia thì chắc chắn đây sẽ là quốc gia đông dân nhất thế giới. Ảnh: Internet
Nếu chuột là một quốc gia thì chắc chắn đây sẽ là quốc gia đông dân nhất thế giới (Ảnh: Internet)

7. Số người chết vì bọ chét nhiều hơn cả số người chết vì chiến tranh

Bọ chét là loại ký sinh trùng, sống ký sinh vào vật chủ và hút máu từ vật chủ như chó, mèo và thậm chí là người. Bọ chét là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh như sốt phát ban, dịch hạch.

Tưởng không hại mà hại không tưởng, bọ chét gây ra cái chết cho con người còn ghê gớm hơn cả chiến tranh. Ảnh: Internet
Tưởng không hại mà hại không tưởng, bọ chét gây ra cái chết cho con người còn ghê gớm hơn cả chiến tranh (Ảnh: Internet)

Tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng có một sự thật là số người chết vì bọ chét thậm chí còn nhiều hơn cả số người chết vì chiến tranh. Theo một con số thống kê từng được ghi nhận, bọ chét đã gây ra cái chết của ⅓ dân số châu Âu trong thế kỷ 14.

Bọ chét cũng khiến con người ám ảnh vì cách ký sinh để tồn tại của chúng. Ảnh: Internet
Bọ chét cũng khiến con người ám ảnh vì cách ký sinh để tồn tại của chúng (Ảnh: Internet)

8. Bộ ria của mèo có khả năng đo độ dài khoảng cách

Chúng ta thường hay thắc mắc rằng tại sao những chú mèo có khả năng chui qua những chỗ rất nhỏ. Với xương đòn nổi, nhỏ và một bờ vai thả lỏng linh hoạt, mèo có thể dễ dàng chui qua những lỗ có kích thước thậm chí nhỏ hơn cả cơ thể của chúng.

Mèo luôn khiến chúng ta bất ngờ khi có thể chui qua, chui ra, chui vào những chiếc lỗ nhỏ không tưởng. Ảnh: Interne
Mèo luôn khiến chúng ta bất ngờ khi có thể chui qua, chui ra, chui vào những chiếc lỗ nhỏ không tưởng (Ảnh: Internet)

Và để xác định được chỗ nào đủ để nó có thể chui qua, mèo đã dùng đến râu của mình như một công cụ đo lường. Râu của mèo tập hợp tất cả các đầu dây thần kinh, bởi vậy mà chúng nhạy cảm lạ thường và mèo có thể chui qua lỗ nào có kích thước lớn hơn hoặc bằng độ dài bộ râu của chúng.

Bộ râu của mèo đóng vai trò như một chiếc thước đo độ dài có thể chui qua của chúng.
Bộ râu của mèo đóng vai trò như một chiếc thước đo độ dài có thể chui qua của chúng (Ảnh: Internet)

9. Cá vàng sẽ biến thành “cá trắng” nếu sống thiếu ánh sáng

Cá vàng là một trong những thú cưng yêu thích của nhiều người bởi màu sắc đẹp đẽ, xinh xắn của nó. Thế nhưng có thể bạn chưa biết, cá vàng nếu không được nuôi đúng cách có thể sẽ mất màu vàng!

Tên là cá vàng nhưng có thể bạn chưa biết, chúng có thể không chỉ có màu vàng. Ảnh: Internet
Tên là cá vàng nhưng có thể bạn chưa biết, chúng có thể không chỉ có màu vàng (Ảnh: Internet)

Ngoài yếu tố di truyền học thì yếu tố lớn thứ hai ảnh hưởng đến màu sắc của nó là ánh sáng. Giống như thực vật sẽ mất đi màu xanh nếu sống trong điều kiện thiếu sáng, yếu tố môi trường thiếu thốn ánh sáng cũng sẽ khiến những chú cá vàng có thể biến thành cá trắng hoặc cá đen.

Cá vàng luôn rất cần ánh sáng để duy trì cho màu sắc của mình, giống như đặc điểm của cây vậy. Ảnh: Internet
Cá vàng luôn rất cần ánh sáng để duy trì cho màu sắc của mình, giống như đặc điểm của cây vậy (Ảnh: Internet)

10. Cá sấu sống sót qua mùa đông nhờ vùi mình vào…băng

Khoa học đã chứng minh rằng, cá sấu đã sinh tồn hàng trăm triệu năm trong tự nhiên và không bị tuyệt chủng qua những đợt rét, thảm họa, thiên tai. Một trong những “bí kíp” giúp chúng có thể sống sót qua những mùa đông khắc nghiệt, nước bị đóng băng chính là đóng băng chính mình và vùi mình vào băng.

Cá sấu là một trong những loài động vật từ thời cổ đại hiếm hoi sống sót đến ngày nay. Ảnh: Internet
Cá sấu là một trong những loài động vật từ thời cổ đại hiếm hoi sống sót đến ngày nay (Ảnh: Internet)

Lý giải cho hành động kỳ lạ này của chúng được cho là vì nhiệt độ môi trường bên ngoài khi mùa đông đến còn lạnh hơn cả nhiệt độ trong băng. Khi bị mắc kẹt trong băng, chúng sẽ không tìm cách quay trở về hang nữa mà ở luôn ở đó, chỉ đục một lỗ vừa đủ để nó thò mũi ra và thở.

Hình ảnh ghi nhận cách sinh tồn đặc biệt của loài cá sấu trong mùa đông: Vùi mình vào băng, thò mũi lên mặt băng để thở. Ảnh: Internet
Hình ảnh ghi nhận cách sinh tồn đặc biệt của loài cá sấu trong mùa đông: Vùi mình vào băng, thò mũi lên mặt băng để thở (Ảnh: Internet)

Bài viết liên quan:

Xem thêm

Cần bao lâu để một chú cún yêu có thể quên được bạn?

Những chú cún - từ ngàn xưa đến nay - vẫn chiếm được một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của hầu hết các gia đình. Sự trung thành chính là điểm khác biệt quan trọng giữa chúng với hầu hết các loài thú nuôi còn lại. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi rằng, phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận