Hải Dương – vùng đất nổi tiếng với phong cách thơ mộng, trữ tình và những lễ hội văn hóa mang đậm màu sắc. Không chỉ dừng lại ở đó, Hải Dương còn gây thương nhớ cho bao du khách bởi đặc sản nơi đây. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu top 10 đặc sản làm quà Hải Dương nhé!

1. Bánh đậu xanh

Khi nhắc đến Hải Dương không thể không nói đến bánh đậu xanh. Bánh đậu xanh là sự kết hợp giữa đậu xanh, đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi. Để làm ra được những chiếc bánh thơm ngon thì đỏi hỏi sự khéo léo và cẩn trọng trong từng khâu chế biến. Người làm bánh sẽ chọn ra những hạt đậu xanh chất lượng, tròn, đều sau đó đem đi rang. Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của chiếc bánh.

Bánh Đậu Xanh (Nguồn: Internet)
Bánh Đậu Xanh (Nguồn: Internet)

Sau khi tách vỏ và xay nhuyễn, bột đậu sẽ được trộn cùng đường, dầu ăn và đem đi ủ để định hình dạng bánh. Bánh đậu xanh sẽ được gói trong một lớp giấy bạc và chia thành từng miếng nhỏ. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ mà không hề gây ngán. Một chiếc bánh đậu xanh cùng với ly trà nóng hổi thì quả là một buổi chiều tuyệt vời.

Bánh Đậu Xanh (Nguồn: Internet)
Bánh Đậu Xanh (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Bánh đậu xanh Nguyên Hương

Bánh đậu xanh Hòa An

2. Bánh gai Ninh Giang

Bánh gai Ninh Giang – món quà đậm chất miền quê của vùng đất Hải Dương. Bánh gai được bọc trong một lớp lá chuối khô, phần vỏ bánh dẻo và có màu đen bắt mắt. Phần nhân của bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh và mật ong. Khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng vì nó quyết định được hương vị của món bánh. Vì vậy, người ta sẽ sử dụng gạo nếp cái hoa vàng ở Kinh Môn, mật ong Thanh Hà và đậu xanh Hải Dương để làm bánh. Bánh gai có mức giá vô cùng rẻ và bạn có thể tìm mua ở một số cửa hàng làm bánh gai uy tín ở Hải Dương.

Bánh Gai Ninh Giang (Nguồn: Internet)
Bánh Gai Ninh Giang (Nguồn: Internet)
Bánh Gai Ninh Giang (Nguồn: Internet)
Bánh Gai Ninh Giang (Nguồn: Internet)

Địa chỉ tham khảo

Bánh gai Bà Tới

Bánh gai Trần Bình

3. Vải thiều Thanh Hà

Vải Thiều Thanh Hà – thứ hoa quả đặc trưng của Hải Dương. Loại vải này được trồng nhiều nhất vào dịp đầu hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 6 là mùa vải. Vải Thanh Hà có vỏ ngoài màu đỏ nhạt, cùi vỏ mỏng, bên trong mọng nước. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên nơi đầu lưỡi. Bên cạnh cách ăn trực tiếp như bình thường thì vải còn được đem đi ngâm để nấu rượu, nấu chè hoặc đi sấy khô để làm mứt.

Vải Thiều Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Vải Thiều Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Vải Thiều Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Vải Thiều Thanh Hà (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Cây Vải Tổ – Thanh Hà

Vải thiều Ông Sơn Hợi

4. Bánh lòng Kinh Môn

Bánh lòng Kinh Môn – món bánh dân dã của vùng quê Hải Dương. Nguyên liệu để làm nên chiếc bánh này đó chính là gạo nếp, đường trắng, lạc, thịt ba chỉ quay, hương liệu. Khâu chọn nguyên liệu sẽ quyết định được hương vị của bánh. Chính vì vậy, người làm bánh sẽ phải rất cẩn trọng trong khâu này. Tuy công đoạn làm bánh rất khó khăn nhưng thành quả đem lại khiến người ta rất hài lòng. Bánh lòng Kinh Môn đã trở thành đặc sản truyền thống và không thể thiếu mỗi khi dịp Tết đến xuân về.

Bánh Lòng Kinh Môn (Nguồn: Internet)
Bánh Lòng Kinh Môn (Nguồn: Internet)
Bánh Lòng Kinh Môn (Nguồn: Internet)
Bánh Lòng Kinh Môn (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Chợ Thanh Bình

Chợ Trại Sen

5. Ổi Liên Mạc Thanh Hà

Bên cạnh vải thiều thì Thanh Hà còn nổi tiếng với loại ổi Liên Mạc. Ổi được trồng nhiều nhất vào tháng 9 cho đến tháng 3 năm sau. Vì vậy, nếu bạn đến Hải Dương du lịch vào mùa này thì đường bỏ lỡ thứ hoa quả thơm ngon này nhé. Ổi Liên Mạc có lớp vỏ mỏng, giòn, có vị ngọt và không hề chát. Trong ổi chứa rất nhiều vitamin A, B6,… Các loại vitamin này sẽ giúp hỗ trợ điều trị tim mạch, tiểu đường và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ổi Liên Mạc Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Ổi Liên Mạc Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Ổi Liên Mạc Thanh Hà (Nguồn: Internet)
Ổi Liên Mạc Thanh Hà (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Chợ Đông Ngô Quyền

Chợ Con

6. Bánh dày Gia Lộc

Giữa muôn vàn món ăn thì Bánh Dày Gia Lộc là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến đặc sản Hải Dương. Bánh dày là sự kết hợp giữa gao nếp và lá chuối. Bánh khi làm xong phải đảm bảo được độ mềm dẻo, hương thơm ngọt của nếp và được đựng trên một tấm lá chuối xanh nõn. Người ta sẽ thường ăn kèm bánh dày với giò chả vào buổi sáng. Tuy đơn giản nhưng lại vô cùng ngon miệng. Bánh dày sẽ xuất hiện nhiều trong các dịp đám hỏi, đám cưới và ngày tết.

Bánh Dày Gia Lộc (Nguồn: Internet)
Bánh Dày Gia Lộc (Nguồn: Internet)

Top 10 món đặc sản Hải Dương làm quà ý nghĩa nhất 10 món đặc sản làm quà hải dương ẩm thực ẩm thực hải dương An ninh bánh dày gia lộc bánh đa gấc kẻ sặt bánh đậu xanh bánh đúc đậu bánh gai bánh gai ninh giang bánh lòng kinh môn chả rươi tứ kỳ Du lịch đặc sản đặc sản làm quà hải dương đậu xanh Hải Dương hành tỏi kinh môn làm quà hải dương món ngon nhà hàng ổi liên mạc thanh hà thanh bình Top 10 vải thiều vải thiều thanh hà ý nghĩa

Địa Chỉ Tham Khảo

Chợ Hội Đô

Chợ Kho Đỏ

7. Chả rươi Tứ Kỳ

Chả rươi Tứ Kỳ – món ăn hấp dẫn không thể bỏ lỡ khi đến Hải Dương. Nguyên liệu chính để làm nên món chả này là rươi. Vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 là mùa rươi xuất hiện nhiều nhất. Và điểm đặc biệt đó chính là rươi không thể nuôi mà cứ đến mùa sẽ tự xuất hiện. Mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ hơi sợ nhưng rươi khi ăn vào lại rất ngon và béo. Và sẽ càng ngon hơn nữa khi được kết hợp với các nguyên liệu khác làm nên món chả rươi. Bạn có thể đông đá chả rươi và đem về làm quà để cả gia đình cùng thưởng thức cũng rất hợp lí đấy nhá.

Chả Rươi Tứ Kỳ (Nguồn: Internet)
Chả Rươi Tứ Kỳ (Nguồn: Internet)
Chả Rươi Tứ Kỳ (Nguồn: Internet)
Chả Rươi Tứ Kỳ (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Nhà hàng Tuấn Rươi Tứ Kỳ 2

Rươi Vụ Xuyên

8. Bánh đa gấc kẻ sặt

Quả không sai khi nói rằng miền đất Hải Dương chính là chiếc nôi của các loại bánh. Bên cạnh các loại bánh trên thì bánh đa gấc kẻ sặt cũng rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon của nó. Ngoài gạo tẻ thì nguyên liệu không thể thiếu đó là gấc chín. Bánh sau khi được chế biến xong thì sẽ được đem đi phơi nắng. Sau khi phơi xong bánh sẽ có màu cam óng ánh. Bánh sẽ được cuộn thành những ống dài và rất thích hợp để làm quà. Bánh đa gấc kẻ sặt rất dễ ăn, hương vị tự nhiên nên sẽ chinh phục được cả trẻ em hay những người khó tính.

Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt (Nguồn: Internet)
Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt (Nguồn: Internet)
Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt (Nguồn: Internet)
Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Chợ An Ninh

Chợ Cấm Thượng

9. Hành tỏi Kinh Môn

Hành tỏi là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn của gia đình Việt. Và sẽ càng ngon hơn nữa nếu là hành tỏi Kinh Môn. Hành tỏi sẽ được tự trồng bởi tay người dân nên đảm bảo sạch sẽ, không phun thuốc. Củ tỏi, hành to, chắc, ăn có vị thơm, cay nhẹ đặc trưng. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi bán hành tỏi không chính hãng nên bạn hãy lựa chọn nơi uy tín để mua hàng nhé.

Hành Tỏi
Hành Tỏi Kinh Môn (Nguồn: Internet)
Hành Tỏi Kinh Môn (Nguồn: Internet)
Hành Tỏi Kinh Môn (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Hành Tỏi Sạch

Hành Tỏi Tuấn Lịch

10. Bánh đúc đậu

Bánh đúc đậu – loại bánh nổi tiếng của thành phố Tuy An, Hải Dương. Bánh đúc đậu sẽ được làm từ bột gạo và đậu là chính. Khi ăn bánh đúc đậu bạn chỉ cần chấm với một chút tương bần hay nước mắm thì cũng đủ khiến bạn thấy yêu thích món ăn này. Để tránh bị ngấy thì bạn nên ăn kèm với một chút rau sống nữa nhé.

Bánh Đúc Đậu (Nguồn: Internet)
Bánh Đúc Đậu (Nguồn: Internet)
Bánh Đúc Đậu (Nguồn: Internet)
Bánh Đúc Đậu (Nguồn: Internet)

Địa Chỉ Tham Khảo

Bánh Đúc Đậu

Bánh Đúc Mắm Tôm Cô Thủy

Hãy cùng theo dõi BlogAnChoi để khám phá đặc sản ở khắp mọi miền Tổ Quốc nhé!

Xem thêm

Cách làm món Nấm nấu lạc thơm ngon, đơn giản mà đầy đủ dinh dưỡng cho ngày chay

Nếu bạn đang muốn nấu một món ăn thanh đạm nhưng lại không quá nhạt nhẽo cho bữa ăn chay mà chưa biết nấu món gì thì hãy cùng BlogAnChoi thực hiện thử món Nấm nấu lạc đơn giản nhưng rất thanh mát và bổ dưỡng nhé! Nấm nấu lạc rất dễ dùng, bạn có thể kết hợp với ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận