Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay, đó là người trẻ cũng dần mắc chứng khó ngủ. Chứng khó ngủ không còn xuất hiện chú yếu ở người già mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mà chứng khó ngủ này có thể đến từ 7 thói quen sau.

1. Thói quen dùng thiết bị điện tử

Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có thói quen bấm điện thoại trước khi ngủ. Bạn có thể lướt điện thoại xem các video trên mạng xã hội, dùng điện thoại để nhắn tin trò chuyện cùng bạn bè. Nhiều bạn trẻ khác sẽ dùng điện thoại hay laptop để xem phim đêm khuya.

Tuy nhiên, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là với giấc ngủ. Khi bạn liên tục sử dụng chúng sẽ khiến cho não bộ tin rằng bạn vẫn còn có khả năng làm việc và chưa đến lúc để thật sự nghỉ ngơi.

Dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến bạn bị khó ngủ (Nguồn: Internet)
Dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến bạn bị khó ngủ (Nguồn: Internet)

Vậy nên, bạn phải tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để chắc chắn rằng bạn sẽ có những giấc ngủ ngon nhất. Hơn thế, nếu như vô tình bạn thức giấc vào lúc nửa đêm cũng tuyệt đối không nên bật điện thoại và xem vì điều này sẽ khiến bạn rất khó ngủ lại và càng khiến chứng khó ngủ xảy ra nghiêm trọng.

2. Thói quen để nhiều đồ đạc trong phòng

Nhiều bạn trẻ hiện nay thường để nhiều đồ đạc trong phòng ngủ của mình hay thậm chí còn chính là nơi các bạn để bàn làm việc. Vì thế, phòng ngủ sẽ bị hạn chế không khí, căn phòng không còn thoáng đãng.

Điều này sẽ làm bạn hay rơi vào tình trạng đổ mồ hôi vì nóng giữa đêm. Và nếu bạn nghĩ rằng mình có thể máy điều hòa hỗ trợ, thì cũng hãy nhớ rằng đây không phải không khí tự nhiên nên lâu dần sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

Hãy hạn chế để nhiều đồ đạc trong phòng nếu như bạn không muốn bị khó ngủ (Nguồn: Internet)
Hãy hạn chế để nhiều đồ đạc trong phòng nếu như bạn không muốn bị khó ngủ (Nguồn: Internet)

Vì thế, hãy để thoáng không khí trong căn phòng ngủ của mình. Nhiều nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, bạn nên giảm nhiệt độ cơ thể xuống tầm khoảng 2 độ rồi mới đi ngủ sẽ tốt hơn cho giấc ngủ.

3. Thói quen hay uống rượu, bia

Dù khi bạn uống rượu bia làm bạn say và dễ dàng ngủ. Nhưng nếu như thói quen này liên tục kéo dài thì sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rượu dù làm bạn buồn ngủ nhưng uống nhiều rượu sẽ càng khiến lượng rượu trong máu giảm đi. Khiến bạn sẽ dễ bị thức giấc giữa đêm và xảy ra tình trạng đau đầu.

Uống rượu bia vừa không tốt cho sức khỏe, vừa khiến bạn khó ngủ (Nguồn: Internet)
Uống rượu bia vừa không tốt cho sức khỏe, vừa khiến bạn khó ngủ (Nguồn: Internet)

4. Thiếu chất sắt

Chất sắt được xem là nguồn sống của con người và nằm trong top các nguyên tố vi lượng cần thiết mà con người cần thu nạp. Thiếu sắt bạn sẽ suy yếu hệ miễn dịch và sẽ vô cùng mệt mỏi và thiếu sức sống. Và khi bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi thường xuyên, thì những giấc ngủ của bạn không trọn vẹn và sâu như trước nữa.

Bạn nên bổ sung nhiều chất sắt trong bữa ăn hằng ngày bằng cách thu nạp nhiều rau xanh, bông cải, vitamin C, trái cây,..đều là những thực phẩm mà nhiều bạn trẻ hay bỏ qua trong các bữa ăn.

Sắt là nguyên tố không thể thiếu (Nguồn: Internet)
Sắt là nguyên tố không thể thiếu (Nguồn: Internet)

5. Thiếu vitamin B

Tương tự với chất sắt, vitamin B cũng rất quan trọng với sức khỏe con người. Người thiếu vitamin B trong cơ thể sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, kém trí nhớ, đau miệng hay lưỡi. Theo như một bài báo cáo từ bệnh viện King London cho thấy, khi bạn mắc hội chứng suy nhược mãn tính thì chứng tỏ bạn thiếu trầm trọng hàm lượng vitamin B trong cơ thể.

Bạn nên bổ sung vitamin B hằng ngày (Nguồn: Internet)
Bạn nên bổ sung vitamin B hằng ngày (Nguồn: Internet)

6. Mất nước

Không chỉ khiến cho làn da khô ráp, mà nếu bạn không uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng và giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bạn sẽ dễ gặp ác mộng hơn bình thường, sẽ có những giấc ngủ không sâu hoặc hay thức giấc giữa khuya khi cơ thể thiếu nước.

Mặt khác, nếu bạn không nguồn nước cho cơ thể, giữa đêm cơn khát sẽ “tấn công” lấy giấc ngủ của bạn và khiến bạn phải thức giấc để tiếp nước. Lúc này, miệng bạn sẽ rất khô và khó chịu. Bởi vì, khi cơ thể mất nước sẽ bị giảm đi lượng oxy trong cơ thể.

Hãy uống đủ nước hằng ngày (Nguồn: Internet)
Hãy uống đủ nước hằng ngày (Nguồn: Internet)

7. Ngủ quá sớm

Bạn thường sẽ nghĩ rằng ngủ sớm sẽ giúp con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, sẽ giúp cho giấc ngủ sâu hơn, ngủ sẽ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngủ sớm còn khiến bạn bị khó ngủ lại. Ngủ sớm sẽ khiến bạn phải thức giấc vào giữa đêm khuya.

Vậy nên, tốt nhất rằng bạn nên đi ngủ vào lúc 22 giờ, hoặc bạn có thể ngủ sớm hơn nếu như công việc đã hoàn thành hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi vì đã hoạt động cả một ngày. Tuyệt đối không nên thức khuya.

Nên ngủ vào 22 giờ. Tuyệt đối không thức khuya (Nguồn: Internet)
Nên ngủ vào 22 giờ. Tuyệt đối không thức khuya (Nguồn: Internet)

Mời bạn đọc thêm các bài viết hay về sức khỏe tại đây:

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp mọi người có thêm thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tại sao bạn buồn ngủ vào buổi chiều? Những điều cần biết về "afternoon slump"

Làm việc ban ngày thật sảng khoái và tràn đầy ý tưởng, nhưng cứ đến khoảng trưa chiều thì năng lượng của bạn lại biến mất đâu thế nhỉ? Đọc tiếp bài viết để tìm hiểu xem nguyên nhân bạn thường uể oải, buồn ngủ buổi chiều và làm thế nào khắc phục tình trạng này nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận