Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày 5 tháng 5 âm lịch tức ngày 22 tháng 6 dương lịch, thứ 5. Vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ để cầu mùa màng bội thu, may mắn.. Cùng tìm hiểu mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ và văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn nhết nhé.

Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào?
Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào? (Ảnh: Internet)

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình Việt Nam thường làm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

Bởi vậy ngày Tết Đoan Ngọ 2023 sẽ rơi vào ngày 5 tháng 5 âm lịch tức ngày 22 tháng 6 dương lịch, thứ 5.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

“Tảng sáng xôn xao rượu nếp mời

Xa gần quả trái sắc hương tươi

Trừ sâu mận đỏ già ưa nếm

Diệt bọ dưa vàng trẻ thích xơi”

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

Trong Văn hoá Việt Nam ngày tết Đoan Ngọ được gọi cái tên là “tết giết sâu bọ“. Nếu tết Nguyên Đán là tết khởi đầu cho một năm mới, thì tết Đoan Ngọ là khởi đầu cho mùa vụ. Người Việt thường làm lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu. Ngày nay cuộc sống lao động sản xuất thay đổi thì nó còn mang thêm ý nghĩa là thời điểm để gia đình sum họp, cùng nhau trừ bỏ các bệnh sâu bọ, kí sinh trong con người.

Lễ cúng là những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật… Một mâm lễ đủ đầy ngày Tết Đoan ngọ cơ bản gồm có hoa thơm, hoa quả theo mùa đặc biệt là mận, vải, cơm rượu nếp cay cay thơm nồng… bên cạnh đó còn có một số vật phẩm được bố trí theo tuỳ mỗi gia đình và vùng miền.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
  • Trái cây: Vải, mận, đào … đang vào chính vụ, ko những ngon rẻ mà còn giúp diệt trừ sâu bọ trong cơ thể
  • Rượu nếp : Theo quan niệm dân gian, vị nồng của rượu nếp và vị cay của men rượu giúp diệt kí sinh trong cơ thể người
  • Bánh Gio (bánh tro), Xôi (hoặc cốm), Chè bà cốt, bánh xu xê.
  • Nước sạch, vàng mã, hương, ấm trà, trầu cau, nến.
  • Hoa sen, hoa cau, hoa cúc, hoa trang trí thêm nếu thích.
  • Hoa thơm bày mâm : Hoa nhài, hoa ngọc lan, hoa móng rồng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

Lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung cũng tương tự như người miền Bắc nhưng có một số khác biệt như cơm rượu nếp được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc và chỉ sử dụng nếp trắng bình thường.

Ngoài ra, thịt vịt (vịt nướng, tiết canh vịt…) là lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Với người Huế, mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch không thể thiếu chè kê, một món đặc sản của nơi đây.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

Vào Tết Đoan Ngọ, ngoài hương, hoa, vàng mã, các loại quả, người miền Nam còn cúng cơm rượu nếp trắng được viên thành những khối tròn, chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc).

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch. Lễ cúng tết Đoan ngọ bắt đầu giữa trưa, tức vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h. Ngoài mâm lễ cúng, theo truyền thống, gia chủ còn chuẩn bị bài cúng với ý nghĩa mong muốn xua tan xui xẻo, đón nhận may mắn.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Văn khấn Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo sách Văn khấn toàn tập:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân.

Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa, trà, quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Xem thêm

101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng

Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe "dừng khoảng chừng 2 tiếng" vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu "khoan" thì là khoan tiếp hay dừng? Vì sao thứ 7 rất gần chủ nhật mà chủ nhật lại rất xa thứ 7...?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận