Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và tập thể dục được coi là một trong những cách tối ưu để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, có nên tập thể dục sau khi tiêm vắc xin không ? Câu trả lời là hoàn toàn có. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về việc tập thể dục sau khi tiêm vắc xin một cách hợp lý nhất nhé!

Lí do nên tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin

Sau khi tiêm vắc xin, thông thường sẽ có một vài phản ứng phụ như sốt, đau nhức người, viêm họng, đau lưng… Những biểu hiện này sẽ làm nhiều người lo lắng, nhưng thật ra đây chỉ đơn giản là phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với vắc xin COVID-19.

Tiêm vắc-xin COVID-19 có thể xảy ra một vài phản ứng miễn dịch của cơ thể (Nguồn: Internet).
Tiêm vắc-xin COVID-19 có thể xảy ra một vài phản ứng miễn dịch của cơ thể (Nguồn: Internet).

Tuỳ từng người và sức khoẻ đề kháng mà cơ thể sẽ có những biểu hiện phản ứng khác nhau, và thông thường sẽ hết trong vài ngày sau đó. Vì vậy, việc tập thể dục trong khoảng thời gian này là vô cùng bình thường, thậm chí việc tập thể dục còn giúp nâng cao sức đề kháng, giảm biểu hiện của các phản ứng phụ trong những lần tiêm sau.

Không nên vì phản ứng phụ của vắc xin mà bỏ đi việc tập thể dục (Nguồn: Internet).
Không nên vì phản ứng phụ của vắc xin mà bỏ đi việc tập thể dục (Nguồn: Internet).

Tóm lại, việc tập thể dục trong mọi thời điểm là vô cùng cần thiết. Chưa có bất kì trường hợp nào ghi nhận việc tập thể dục có thể gây hại cho sức khoẻ sau khi tiêm phòng. Điều quan trọng là bạn nên tập đúng, tập đủ và tập với cường độ phù hợp tuỳ theo sức khoẻ của bản thân.

Những lưu ý khi tập thể dục sau tiêm vắc xin

  • Nếu các biểu hiện trên cơ thể sau khi tiêm quá mãnh liệt, hãy cho bản thân thời gian nghỉ ngơi trong một vài ngày trước khi quay lại thời gian tập thường ngày.
  • Không nên tập với cường độ quá cao vì cơ thể sau khi tiêm phòng vẫn còn khá yếu, hãy ưu tiên những bài tập vận động nhẹ nhàng.
  • Không nên tập quá lâu trong một khoảng thời gian dài sẽ làm bạn dễ bị mệt mỏi và khó có thể kiên trì. Hãy chia nhỏ bài tập ra và tập vài lần trong ngày, mỗi lần chỉ từ 10-15 phút.
  • Kết hợp tập thể dục với ăn uống điều độ và chế độ sinh hoạt hợp lý. Sau khi tiêm, bạn có thể cảm thấy chán ăn, đau bụng và muốn bỏ bữa. Nhưng đừng làm vậy, hãy tìm những loại thức ăn nhẹ nhàng và hợp khẩu vị để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tập đúng, tập phù hợp và kết hợp với sinh hoạt hợp lý để có hiệu quả tốt nhất (Nguồn: Internet).
Tập đúng, tập phù hợp và kết hợp với sinh hoạt hợp lý để có hiệu quả tốt nhất (Nguồn: Internet).

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cho người vừa tiêm vắc xin

Các bài tập dưới đây đều mang tính chất rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng và không gây ra cảm giác quá sức hay tác dụng phụ, vì vậy bạn có thể thoải mái tập bất cứ khi nào có thời gian. Hơn thế, bạn cũng có thể tự tạo ra một thời gian biểu cho riêng mình, phù hợp với sức khoẻ và tình trạng hiện tại.

Nhóm bài tập khởi động toàn thân

Bài tập bước đều tại chỗ

Bài tập này tác động vào tất cả các chi bao gồm các nhóm cơ lớn trên cơ thể. Hơn thế, đây cũng là sự khởi đầu nhẹ nhàng để cơ thể quen dần và chuẩn bị cho các bài tập sau.

Cách tập:

  • Đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai
  • Từ từ đưa chân trái và tay phải lên. Chân đưa lên vuông góc với mặt sàn, tay đánh thành một góc 90 độ
  • Hạ chân và tay xuống quay trở về tư thế ban đầu và làm lại với tay và chân kia. Tăng tốc độ nhanh dần.
Tư thế bước đều tại chỗ (Nguồn: Internet).
Tư thế bước đều tại chỗ (Nguồn: Internet).

Bài tập tay chạm ngón chân

Bài tập này không chỉ tác động đến tất cả các cơ trên cơ thể mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng hơi thở, tập thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh về phổi, đặc biệt quan trọng trong thời điểm này.

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân dang rộng, hai tay dang ngang và tạo thành đường thẳng
  • Sau đó cúi người, tay phải chạm vào phần ngón chân trái, người cũng nghiêng sang phía bên trái còn tay trái để thẳng sau lưng. Hít vào khi đưa tay lên và thở ra khi hạ tay xuống
  • Quay về vị trí ban đầu và lặp lại động tác với tay và chân kia
Tư thế tay chạm ngón chân (Nguồn: Internet).
Tư thế tay chạm ngón chân (Nguồn: Internet).

Bài tập bò hình con sâu

Đây là một bài tập toàn thân tác động mạnh mẽ vào phần cơ đùi, cơ tay và cơ bụng. Động tác này có phần tương tự như plank hay chống đẩy nhưng nhẹ nhàng và dễ tập hơn, phù hợp với tất cả mọi người

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông. Tù từ đưa người xuống tư thế Plank bằng cách bò bằng hai tay, hai chân giữ nguyên làm trụ
  • Sau đó, từ tư thế Plank lại bò bằng hai tay để quay về tư thế đứng thẳng, đồng thời tay đưa lên cao tạo thành hình chữ V
  • Thực hiện lặp đi lặp lại và có thể tăng tần số nếu muốn
Động tác bò hình sâu (Nguồn: Internet).
Động tác bò hình sâu (Nguồn: Internet).

Bài tập chùng chân

Bài tập này tác động mạnh vào phần cơ đùi, nhóm cơ lớn nhất trên cơ thể và nhờ đó có thể nâng cao sức khoẻ cơ bắp, cũng đồng thời giúp cải thiện hô hấp và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân dang rộng. Từ từ chùng một chân xuống, đổ trọng tâm vào chân chùng và nghiêng người sang, hai tay chụm vào với nhau
  • Sau đó đứng thẳng lại và tiếp tục thực hiện với chân kia. Có thể tăng dần tốc độ nếu muốn.
Động tác chùng chân hai bên (Nguồn: Internet).
Động tác chùng chân hai bên (Nguồn: Internet).

Nhóm bài tập thư giãn toàn thân

Bài tập rắn hổ mang

Bài tập này giúp kéo giãn toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể, giúp tránh được một số vấn đề nguy hiểm như co cứng cơ, tê chân tay do ít khởi động và cải thiện các triệu chứng đau nhức người.

Cách tập:

  • Bắt đầu với tư thế hai tay chống trên mặt đất và hai đầu gối ở trạng thái quỳ
  • Sau đó, từ từ duỗi thẳng hai chân ra và hạ phần thân dưới xuống. Từ phần bụng dưới trở đi sẽ tiếp xúc với mặt đất.
  • Phần thân trên căng ra và cong phần ngực về phía sau, đầu ngửa lên trời. Hít sâu vào và thở ra nhịp nhàng. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 30s sau đó có thể thực hiện lại.
Tư thế rắn hổ mang (Nguồn: Internet).
Tư thế rắn hổ mang (Nguồn: Internet).

Bài tập chó duỗi người

Đây là một tư thế khá phổ biến trong yoga, giúp giãn mạnh phần lưng và cột sống, tránh một số bệnh về phần lưng, đồng thời cũng có tác dụng giảm căng thẳng và giúp cơ thể được thoải mái.

Cách tập:

  • Bắt đầu ở tư thế quỳ gối trên sàn. Từ từ đưa hai tay về phía trước và nhổm cao phần giữa người lên. Lưu ý đầu không chạm đất, bàn chân để thẳng và tay giãn rộng về phía trước
  • Giữ tư thế này trong khoảng 45-60 giây, sau đó quay về tư thế bắt đầu và có thể tiếp tục lặp lại
Tư thế chó duỗi người (Nguồn: Internet).
Tư thế chó duỗi người (Nguồn: Internet).

Bài tập giãn cơ chân

Bài tập này sẽ tập trung giãn nhóm cơ lớn nhất trên cơ thế – cơ đùi, từ đó ngăn ngừa một số bệnh phát sinh do ngồi lâu ở một tư thế. Bạn có thể thực hiện bài tập đơn giản này sau các bài work-out hay cardio để thư giãn cơ chân, hoặc cũng có thể thực hiện sau khi ngồi làm việc quá lâu.

Cách tập:

  • Bắt đầu ở tư thế quỳ gối. Sau đó nâng một chân lên vuông góc với mặt sàn, chân còn lại duỗi căng ra sau. Hai tay đặt lên chân làm trụ, dồn toàn bộ trọng tâm về chân trụ.
  • Để nguyên như vậy trong khoảng 30 giây. Sau đó từ từ thu chân kia về, hạ chân trụ xuống quay về tư thế bắt đầu.
  • Lặp lại với chân bên kia
Động tác giãn cơ chân (Nguồn: Internet).
Động tác giãn cơ chân (Nguồn: Internet).

Trên đây là vài bài tập và những lưu ý nhỏ cho những người vừa mới tiêm phòng vắc xin muốn tìm một bài tập vừa nhẹ nhàng nhưng cũng đồng thời nâng cao sức khoẻ. Kết hợp với đồng hồ sinh học hợp lý và chế độ dinh dưỡng cân bằng, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bạn chắc chắn sẽ khoẻ lên từng ngày để đủ sức chống lại bệnh tật.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng cho người tập gym: Tưởng khó mà đơn giản

Chế độ dinh dưỡng cho người tập gym hay bất cứ loại hình hoạt động nói chung vẫn luôn là chủ đề được mọi người quan tâm đặc biệt. Nắm bắt được tâm lý chung, dưới đây sẽ là một số kiến thức và thông tin mà bạn đọc sẽ cần.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận