Nha đam nổi tiếng với những công dụng làm đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên, loại cây này còn mang lại hàng loạt lợi ích cho cơ thể. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 12 tác dụng của nha đam trong làm đẹp và sức khỏe nhé!

Công dụng của nha đam đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu

Không ngẫu nhiên mà trên thị trường hiện nay lại có nhiều sản phẩm được chiết xuất từ nha đam đến vậy. Công dụng của nha đam đã được chứng minh qua hàng ngàn nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Nha đa có tác dụng trong làm đẹp và sức khỏe không phải là câu chuyện truyền miệng.

  • Từ những năm đầu tiên của thế kỉ 19, một bác sĩ tên C. E. Collins trong trường hợp ngẫu nhiên đã sử dụng nha đam để điều trị cho bệnh nhân có bệnh ngoài da. Sau 24 tiếng đắp nha đam lên bề mặt da tổn thương, bệnh nhân đã biến chuyển tốt hơn, cảm giác ngứa ngáy, nóng rát dần hết. Nhờ sự kiện này mà các nhà khoa học chú ý nhiều hơn tới nha đam và đi sâu vào nghiên cứu công dụng của nó.
  • Đến năm 1941, công trình nghiên cứu về công dụng của nha đam trong việc điều trị, làm lành vết thương sau bỏng đã được công bố bởi 2 nhà khoa học là Lloyd M. Parks và B. K. Lovell.
  • Năm 1945, nghiên cứu “công dụng của nước ép lô hội trong việc điều trị bệnh ngoài ra và bệnh phổi” đã được ghi nhận bởi nhà khoa học FIlatov người Nga.

Tiếp tục những năm sau đó và cho tới bây giờ, lô hội không chỉ là đề tài nóng trong nghiên cứu mà đã được đưa vào sản xuất thị trường. Sản phẩm từ lô hội được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của con người.

Thành phần của nha đam

Nha đam là một loại thực vật lành tính, có nhiều hiệu quả tuyệt vời trong hỗ trợ làm đẹp lẫn trị bệnh. Nguyên nhân là trong thành phần của cây nha đam, đặc biệt là phần lá nha đam có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của nha đam
Nha đam chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. (Nguồn: Internet)
  • Cellulose, rhamnose, mannose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose, glucose và cả acemannan – chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh do virus gây ra.
  • Nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B5, B6, B12, C, E…
  • Các khoáng chất như canxi, natri, sắt, kali, kẽm, magie…
  • Nhiều enzym tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Các chất chống oxy hóa.
  • Axit gamma linolenic có công dụng giảm dị ứng, nhanh chóng làm lành vết thương.

Với những thành phần trên, tác dụng của nha đam với làm đẹp và sức khỏe cụ thể là gì? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Làm đẹp da – Tác dụng của nha đam trong làm đẹp

Trong cây nha đam, nhất là phần thịt giữa, có chứa rất nhiều chất nhầy. Chúng có khả năng thấm ướt, thẩm thấu, cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da. Nhờ đó, nha đam giúp làn da trở nên đàn hồi, săn mịn, se khít lỗ chân lông và giảm mụn.

Làm đẹp da
Làm đẹp da là tác dụng của nha đam mà phái nữ yêu thích. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, chất nhầy này còn mang đến tác dụng kích thích tái tạo chất collagen và sợi elastin. Chúng sẽ làm chậm quá trình lão hóa hoặc ngăn chặn sự hủy hoại của làn da trong thời kì này.

Muốn nha đam phát huy được công dụng làm đẹp tốt nhất thì nên dùng Aloe tươi, lấy ngay từ lá rồi dùng luôn. Vì khi đã tách chiết gel từ nha đam, nó có thể biến tính nhanh chóng, trong công nghiệp thường phải bổ sung thêm hóa chất để ngăn cản quá trình này.

Bạn có thể đọc thêm bài viết dưỡng da với nha đam: Đẹp da từ trong ra ngoài rẻ tiền với nha đam, thử ngay nào!

2. Dưỡng ẩm da

Các thành phần của nha đam có chứa hàm lượng vitamin và enzyme khá cao, nhất là ở trong phần thịt. Chính vì vậy, nha đam là phương pháp tuyệt vời cho làn da trong việc dưỡng ẩm, không chỉ cho da mặt mụn, mà còn cho cả cơ thể. Đừng bỏ qua các mặt nạ nha đam bạn nhé!

Dưỡng da
Gel nha đam có tác dụng dưỡng da hiệu quả. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể xem bài review sản phẩm dưỡng da từ nha đam tại đây:

Bạn cũng có thể tìm mua sản phẩn từ nha đam tại đây.

3. Giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc

Đối với những người mắc phải vấn đề về rụng tóc hay tóc mọc thưa, thì cây nha đam chính là nguyên liệu hữu hiệu giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc. Phần gel của nhà đam là hoạt chất sinh học hỗ trợ mọc tóc hiệu quả.

Mọc tóc
Dưỡng tóc, dưỡng da đầu nhờ nha đam. (Nguồn: Internet)

Bạn chỉ cần lấy phần này của cây nha đam chà xát nhẹ nhàng vào da đầu trong khoảng 30 phút, sau đó gội thật sạch. Lúc này, nang lông được trở nên thông thoáng, góp phần cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và cân bằng độ pH cho da đầu.

Bạn có thể xem thêm bài viết về vấn đề chăm sóc tóc tại đây:

4. Trị môi khô nứt nẻ

Nếu đôi môi bạn đang trong tình trạng nứt nẻ, khô và thiếu sức sống, thì hãy sử dụng gel nha đam tươi bôi lên môi kết hợp massage nhẹ nhàng. Phương pháp này giúp đôi môi bạn trở nên căng mọng trở lại và không còn những đường nứt nẻ nhăn nheo kia nữa.

Dưỡng môi
Lấy lại đôi môi căng mọng nhờ công dụng dưỡng môi của nha đam. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tham khảo bài viết về dưỡng môi tại đây:

5. Chống viêm loét dạ dày

Không chỉ mang lại nhiều công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ, cây nha đam còn là phương thuốc hay trong dân gian, hỗ trợ chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Nha đam nhuận tràng tốt, giúp giảm viêm loét, kết hợp với khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc tố hiệu quả.

Lá nha đam
Những cơn đau do viêm loét dạ dày sẽ bị đánh bại bởi nha đam. (Nguồn: Internet)

Bạn hãy sử dụng gel tươi phần thịt của cây nha đam làm nước uống. Cách nhau vài giờ, uống một muỗng nhỏ gel tươi trước khi ăn, vết thương viêm loét dạ dày sẽ được chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên cần lưu ý không được vượt quá 400mg gel tươi trong một ngày.

Bạn có thể tham khảo bài viết về điều trị viêm loét dạ dày tại đây:

6. Trị bệnh xơ gan cổ chướng

Đối với những người bị xơ gan cổ chướng, cây nha đam chính là nguyên liệu trị bệnh tuyệt vời. Mỗi ngày, sử dụng một nắm cây nha đam rửa sạch, gọt bỏ phần gai dọc hai bên, pha một chút mật ong nguyên chất vào rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 3 lần vào thời điểm 15 phút trước mỗi bữa ăn, uống khoảng chừng một muỗng cà phê 20ml.

Nha đam mật ong
Người bị xơ gan cổ chướng đừng nên bỏ qua nước nha đam mật ong. (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm về “7 dấu hiệu của bệnh xơ gan cần chú ý để điều trị kịp thời” tại đây.

7. Kháng khuẩn

Trong y học, đã có nhiều nghiên cứu công nhận tính kháng khuẩn hiệu quả của cây nha đam, thậm chí là gây tê. Chính vì vậy, cây nha đam được dùng để sát trùng, thanh nhiệt, làm êm dịu vết thương bỏng da, hoặc bị côn trùng chích.

Gel nha đam
Gel nha đam có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời. (Nguồn: Internet)

Phần nhũ dịch được bào chế có thành phần từ gel nha đam dùng trong sản xuất thuốc trị Eczema, mụn chốc lở loét. Ngoài ra, phần dịch tươi có tính kháng khuẩn bệnh lao (hay còn gọi là in vitro).

8. Hỗ trợ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của chúng ta phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng mà chúng ta đã nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì thế, việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là vô cùng cần thiết. Cây nha đam kết hợp nấu chung với đậu xanh, chính là món chè giải nhiệt hiệu quả hoàn hảo, có tác dụng thải độc tố, làm mát dịu cơ thể.

Chè nha đam đậu xanh
Chè nha đam đậu xanh – món ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tham khảo các món ngon từ nha đam tại đây:

9. Tác dụng trị bỏng của nha đam

Tác dụng trị bỏng của nha đam lần đầu tiên được biết đến vào năm 1935. Trên tạp trí Y Khoa của Mỹ đã đăng tải bài viết về một câu chuyện hi hữu khi bệnh nhân bị bỏng do tia X, bác sĩ chỉ định dùng chất nhầy của lá nha đam tươi đắp lên trực tiếp, sau đó bệnh nhân dễ chịu hơn và vết bỏng cũng nhanh lành hơn với bệnh nhân thông thường khác. Nguyên nhân được các nhà khoa học tìm ra đó là do allantoin trong gel của nha đam. Đây là chất có khả năng ức chế quá trình phá hủy tế bào.

Ngày nay, vẫn có nhiều nơi dùng lá nha đam để điều trị bỏng. Với điều trị bỏng thông thường, bỏng nhẹ, bạn có thể sử trí như sau:

  • Bước 1: Nhúng ngay vị trí bỏng vào chậu nước lã khoảng 1- 3 phút để vết thương không lan rộng và giảm cảm giác đau rát
  • Bước 2: Lấy lá nha đam tươi, khía dọc lá để chất gel chảy ra, bôi trực tiếp lên vết thương và để chất gel tự khô lại. Bạn có thể bôi lại sau khi chất gel khô nếu muốn.

Tìm hiểu thêm “Cách chữa bỏng tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng, không để lại sẹo”.

điều trị bỏng
Công dụng của nha đam trong điều trị bỏng đã được chứng minh (Nguồn: Internet).

10. Nha đam có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da

Không chỉ được ứng dụng trong điều trị bỏng, nha đam còn được dùng để điều trị các vết thương ngoài da. Theo công trình nghiên cứu của Đại học Texas, chất Aloe gel của nha đam có thể chống viêm và giảm đau nhờ công dụng gây tê các tế bào tổn thương.

Chất sterol trong nha đam có thể chống viêm, sưng, phù nề mạnh. Khi bôi nha đam lên vết thương, nó cũng giúp làm giãn các mạch máu, từ đó lượng máu lưu thông về cấp máu cho vị trí vết thương tốt hơn và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Nha đam có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da
Nha đam có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da (Nguồn: Internet).

11. Nha đam mang lại công dụng trong việc điều trị ung thư

Nhiều nhà khoa học đã đi vào nghiên cứu công dụng của nha đam trong việc điều trị ung thư. Và một trong những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất là của Đại học Y khoa Tokyo – Nhật Bản. Họ đưa ra bằng chứng cho thấy chất lectin trong nha đam có tác dụng tiêu diệt tế bào viêm, đồng thời kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tăng cường sản xuất đại thực bào để tấn công những tế bào lạ gây hại cho cơ thể.

Hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch qua bài viết “Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất tại nhà dành cho mọi lứa tuổi”.

Một nghiên cứu mới của Viện Texas cũng cho kết quả khả quan về tác dụng của nha đam trong điều trị ung thư nhưng Viện Ung thư Hoa Kỳ chưa chấp nhận những phương pháp được đưa ra vì tác dụng phụ có thể xảy đến. Những nghiên cứu về vấn đề này vẫn tiếp tục được tiến hành trong tương lai.

12. Sử dụng nha đam hàng ngày có thể giúp hạ đường huyết

Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 72 người bị tiểu đường ở Thái Lan. Hiệu quả rõ rệt trong việc hạ đường huyết đã thấy sau khi họ sử dụng uống nha đam trong vòng 1 tuần. Lưu ý khi sử dụng nha đam bạn không nên để cả vỏ nha đam để say, uống hay nấu ăn, vì trong vỏ nha đam có những chất không tốt cho sức khỏe. Bạn nên dùng dưới 200gram lô hội tươi/ ngày.

Hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường “Bệnh tiểu đường : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị”.

Đối tượng không nên sử dụng nha đam

Có thể thấy, nha đam mang lại cho con người hàng loạt lợi ích về làm đẹp và sức khỏe đáng cân nhắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Cụ thể, những đối tượng sau này cần chú ý để tránh những tác dụng phụ không may:

  • Người bị dị ứng với nha đam
  • Người mắc bệnh trĩ
  • Người có bệnh lý về thận
  • Người bị đái tháo đường
  • Phụ nữ có thai
Nước nha đam
Không phải ai cũng dùng được nha đam. (Nguồn: Internet)

Bài viết trên vừa giới thiệu tới bạn 8 tác dụng của nha đam đối với làm đẹp và sức khỏe hằng ngày. BlogAnChoi hi vọng bạn có thể phát huy tối đa những lợi ích tuyệt vời mà loại cây này mang lại. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Xem thêm

Top 20 loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan hàng đầu

Chất xơ là carbohydrate có trong thực vật. Mặc dù nó rất cần thiết cho sức khỏe nhưng hầu hết mọi người đều không đạt được mức khuyến nghị hàng ngày là 25 gam cho phụ nữ và 38 gam cho nam giới. Để bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày, BlogAnChoi sẽ giới thiệu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

mình cũng thích ăn nha đam lắm :