Có thể thấy, nếu các công ty startup chỉ mải mê tìm kiếm khách hàng mới, mà bỏ quên những khách hàng cũ, thì không chỉ doanh thu mà lợi nhuận của doanh nghiệp nhìn chung cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt và chi phí để thu hút khách hàng mới ngày càng trở nên đắt đỏ.
Hãy thử tính toán xem bạn đã bỏ ra bao nhiêu tiền để thu hút một khách hàng? Nếu ai cũng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn một lần rồi thôi thì doanh thu từ những lần đầu tiên cũng như cuối cùng đó có thể bù lại khoản chi phí bạn đã mất vì họ không? Dĩ nhiên là không. Thật trớ trêu, đó chẳng phải là khi bạn càng có nhiều khách hàng mới, bạn lại càng lỗ sao?
Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta chiêm nghiệm về những bài học quan trọng được đúc kết từ sai lầm của bản thân để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai. Bạn có thể có bài học riêng nhưng nếu bạn cần tham khảo thêm thì BlogAnChoi sẽ gợi ý cho bạn 3 chiếc “bẫy” thường gặp khiến startup không thể giữ chân khách hàng.
Ở giai đoạn đầu, các startup thường tham lam tìm kiếm nhiều khách hàng mà không suy xét xem họ có thực sự phù hợp với sản phẩm của startup hay không. Nếu bạn mời nhiều người không phải là khách hàng tiềm năng trải nghiệm sản phẩm thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng vì khách hàng rời đi quá nhiều. Hậu quả là, bạn đành phải loay hoay điều chỉnh lại sản phẩm để cho nó phù hợp với nhiều người, trong khi bạn không cần làm thế. Bởi ai sẽ muốn một sản phẩm nửa vời như vậy chứ?
Viên kẹo này được thể hiện thông qua hình thức khuyến mại, giảm giá, hoặc thậm chí là miễn phí hoàn toàn sản phẩm để có được sự quan tâm của khách hàng. Quả thật, khách hàng cũng có quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của startup, nhưng họ đến để được “ăn kẹo” chứ không có ý định trung thành với thương hiệu. Vì vậy, khi “hết kẹo”, họ sẽ rời đi và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đến từ thương hiệu quen thuộc thôi.
Chiếc rổ thủng là hình ảnh ẩn dụ của việc startup từng có khách hàng trung thành nhưng hiện tại họ đã rời đi. Nguyên nhân là startup đã quá nôn nóng mở rộng tập khách hàng trong lúc sản phẩm chưa có chỗ đứng trên thị trường. Khi không thể đối mặt với áp lực phải tăng trưởng và mở rộng nhanh nhất có thể, startup rất dễ sa vào “bẫy” số 3. Giải pháp ở đây là startup cần chuẩn bị kỹ càng mọi thứ trước khi mở rộng tập khách hàng, thay vì thực hiện theo cảm tính.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!