Trong nền ẩm thực truyền thống Việt Nam, củ gừng tươi là một trong những gia vị quen thuộc giúp món ăn thêm đậm đà hương vị. Hơn thế, gừng tươi còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không chú ý, những sai lầm khi ăn gừng sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thường có nhiều ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi và những nơi có khí hậu nóng ẩm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong củ gừng có chứa nhiều hoạt chất 6-gingerol và 6-shogaol, giúp kháng viêm, chống oxy hoá và hỗ trợ làm giảm quá trình hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, các món ăn có chế biến với củ gừng cũng đậm đà và ngon hơn rất nhiều.

Để tận dụng tối đa những lợi ích từ củ gừng mang lại, hãy tuyệt đối tránh 5 sai lầm nghiêm trọng sau đây nhé:

1. Ăn quá nhiều gừng trong thời gian dài

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: khi ăn quá nhiều gừng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Củ gừng tươi là gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt (Ảnh: Internet).
Củ gừng tươi là gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt (Ảnh: Internet).

Lý do là vì trong củ gừng có chứa hàm lượng lớn chất safrole, chất này nếu có dư lượng cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.

2. Ăn gừng bị dập nát, hư hỏng

Củ gừng tươi khi bị dập nát sẽ sinh ra nhiều loại độc tố mạnh, trong đó có chất cực độc shikimol. Loại chất này khi vào cơ thể sẽ tác động đến các tế bào gan, trong thời gian dài sẽ hình thành những căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư thực quản…

Chỉ nên sử dụng những củ gừng còn nguyên vẹn, thái lát mỏng và chế biến luôn (Ảnh: Internet).
Chỉ nên sử dụng những củ gừng còn nguyên vẹn, thái lát mỏng và chế biến luôn (Ảnh: Internet).

Khi dập nát, độc tố shikimol lây lan ra cả củ gừng chứ không chỉ mỗi phần hỏng. Vì vậy để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên vứt bỏ củ gừng hỏng đó đi nhé. Chỉ cắt bỏ phần dập nát vẫn chưa hết nguy cơ gây bệnh cho cơ thể được!

3. Ăn gừng vào buổi tối

Theo Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay, giúp tiêu đờm, giải độc rất tốt, khích lệ dương khí nên rất tốt cho tuần hoàn máu. Buổi sáng dương khí trong dạ dày nhiều nên ăn gừng rất tốt. Tuy nhiên buổi tối là thời điểm dương khí thu lại, nếu bạn ăn gừng lúc này sẽ bị đầy bụng khó tiêu, đau bụng, lâu dần hình thành hiện tượng nóng trong.

Canh gà nấu gừng rất ngon và bổ dưỡng (Ảnh: Internet).
Canh gà nấu gừng rất ngon và bổ dưỡng (Ảnh: Internet).

4. Kết hợp gừng với những loại thực phẩm đại kỵ

Có 4 loại thực phẩm khi kết hợp với gừng sẽ làm mất hương vị, giảm dinh dưỡng thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe sau đây. Bạn lưu ý tránh kết hợp chúng nhé:

  • Thịt chó: Cả thịt chó và gừng đều tính nóng, khi kết hợp sẽ thành món động hỏa, không tốt cho sức khỏe.
  • Thịt ngựa: Thịt ngựa nấu với gừng sẽ khiến người ăn bị ho.
  • Thịt thỏ: Khi nấu gừng cùng thịt thỏ sẽ phá huỷ các chất dinh dưỡng trong thịt, làm giảm hương vị món ăn.
  • Vang trắng: Kết hợp cả hai loại thực phẩm có tính nóng sẽ gây tác hại xấu đến đường tiêu hoá của bạn.
Gừng chế biến được nhiều món ngon, nhưng có những món đại kỵ cần tránh kết hợp (Ảnh: Internet).
Gừng chế biến được nhiều món ngon, nhưng có những món đại kỵ cần tránh kết hợp (Ảnh: Internet).

5. Những nhóm người tuyệt đối không nên ăn gừng

  • Phụ nữ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú: Phụ nữ có thai tuyệt đối không được ăn gừng trong 3 tháng cuối của thai kỳ để tránh nguy cơ gây tăng huyết áp và nguy hiểm cho mẹ và bé. Ngoài ra khi đang cho con bú, nếu bạn ăn gừng có thể bé sẽ bị mất ngủ.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn gừng (Ảnh: Internet).
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn gừng (Ảnh: Internet).
  • Người huyết áp cao: Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế khuyến cáo, những người cao huyết áp uống nước gừng rất nguy hiểm, đặc biệt khi uống vào lúc đang lên cơn huyết áp cao. Lúc này tính nóng của gừng sẽ gây tác động mạnh dẫn đến giãn mạnh, nguy cơ tai biến gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật: Tính cay nóng trong củ gừng sẽ gây tác động xấu, làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Người bị đau dạ dày: một số thành phần của gừng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, bào mòn và gây ra những vết loét, dẫn đến viêm hoặc ung thư dạ dày.
Những người bị bệnh về dạ dày không nên ăn gừng (Ảnh: Internet).
Những người bị bệnh về dạ dày không nên ăn gừng (Ảnh: Internet).
  • Người bị say nắng, sốt cao: Khi cơ thể đang nóng, thêm tính nóng của gừng sẽ làm thân nhiệt tăng thêm làm tổn thương mạch máu, trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết.
  • Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Tính nóng trong gừng gây nên hiện tượng chảy máu cam, chảy máu tử cung, làm vỡ các mạch máu, do đó người đang bị bệnh trĩ, xuất huyết nên tuyệt đối nên tránh xa để đảm bảo sức khỏe.
  • Người bị bệnh gan và sỏi mật: Các chất kích thích có trong gừng sẽ khiến các tế bào hoại tử nhanh hơn, không tốt cho những người bị bệnh gan. Ngoài ra gừng còn hạn chế quá trình đào thải sỏi mật nên những người bị sỏi mật cũng cần tránh loại thực phẩm này.
Nhóm người lưu ý không nên ăn gừng để tránh nguy cơ xấu cho sức khỏe (Ảnh: Internet).
Nhóm người lưu ý không nên ăn gừng để tránh nguy cơ xấu cho sức khỏe (Ảnh: Internet).
Lá gừng tươi cũng có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng (Ảnh: Internet).
Lá gừng tươi cũng có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng (Ảnh: Internet).

Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. Chúng mình hy vọng những kiến thức tổng hợp được sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn sức khỏe và đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn sẽ quan tâm:

Xem thêm

6 nhóm người tuyệt đối không nên ăn rau muống để tránh tổn hại sức khỏe

Rau muống là món ăn dân dã quen thuộc với các gia đình Việt. Những cọng rau muống xanh mát rất giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 6 nhóm người tuyệt đối không nên ăn rau muống để tránh ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận