Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và phổ biến trong mỗi gia đình, dễ mua, dễ bảo quản, dễ chế biến và có thể kết hợp thành nhiều món ăn bổ dưỡng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn vô tình theo thói quen thường ngày ăn trứng sai cách có thể dẫn đến những nguy hiểm khó lường. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu và nắm vững những điều cần biết khi sử dụng trứng để tránh mang thêm bệnh vào người nhé!

1. Ăn quá nhiều trứng

Hàm lượng protein (anbumin và ovoglobulin) trong trứng rất cao, ngoài ra còn có tới 220mg cholesterol, nhiều loại chất béo và axit béo bão hòa. Chính vì thế khi bạn ăn quá nhiều trứng thì không những không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào cơ thể mà còn có nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, chướng bụng, đau đầu, tiêu chảy… cùng lúc phải tiếp nhận quá nhiều chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể quá tải và gây nên những biến chứng không đáng có.

Trứng là món ăn rất phổ biến và giàu chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet).
Trứng là món ăn rất phổ biến và giàu chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet).

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, một người có thể trạng sức khỏe bình thường trung bình chỉ nên ăn không quá 3 quả trứng mỗi ngày. Người già, trẻ em, người có thể trạng yếu và phụ nữ mang thai chỉ nên ăn không quá 2 quả trứng là đủ dinh dưỡng trong ngày.

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ trứng (Ảnh: Internet).
Có rất nhiều món ngon được chế biến từ trứng (Ảnh: Internet).

2. Ăn trứng sống

Nhiều người luôn tin tưởng rằng đồ ăn tươi sống rất bổ, nhưng với một số loại thực phẩm trong đó có trứng gà thì điều này lại không chính xác. Trứng gà sống có chứa nhiều protein và avidin. Khi ăn sống, lượng chất này dư thừa quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau cơ.

Ăn trứng sống không mang lại nhiều dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh (Ảnh: Internet).
Ăn trứng sống không mang lại nhiều dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh (Ảnh: Internet).

Các chất dinh dưỡng không được làm nóng để kích hoạt vì thế cơ thể cũng khó hấp thu được. Theo nghiên cứu, tỷ lệ cơ thể hấp thụ và tiêu hoá chất dinh dưỡng khi ăn trứng sống chỉ đạt 40% trong khi tỷ lệ này là 100% nếu luộc và 98,5% nếu chế biến các món chiên, rán.

3. Để trứng quá lâu sau khi chế biến

Các loại trứng để thời gian quá dài sau khi chế biến sẽ bị mất chất dinh dưỡng và thậm chí có thể sinh ra các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là do lúc này lượng protein đã bị phá huỷ và để quá lâu trong không khí dẫn đến bị biến chất, làm giảm rất nhiều dinh dưỡng. Vì thế hãy chịu khó dậy sớm chuẩn bị nếu bạn muốn ăn sáng với trứng, đừng làm sẵn từ tối hôm trước nhé.

Trứng để qua đêm sẽ mất chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet).
Trứng để qua đêm sẽ mất chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet).

4. Trứng luộc xong ngâm vào nước lạnh cho dễ bóc?

Kinh nghiệm bếp núc chúng ta vẫn thường truyền tai nhau về mẹo ngâm ngay quả trứng vừa luộc xong vào bát nước lạnh để vỏ trứng dễ bóc hơn. Nhưng khoan nào bạn ơi, khi chúng mình làm thế nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ làm hỏng lớp màng dinh dưỡng của trứng rồi.

Ngoài ra nếu nước không đảm bảo vệ sinh và quả trứng vô tình cũng có vết nứt thì chúng ta đã mở đường cho vi khuẩn vào bên trong rồi đó. Thay vì ngâm trứng vào nước lạnh, hãy kiên nhẫn chờ một chút cho trứng nguội nhé!

Không nên ngâm trứng trong nước lạnh ngay sau khi luộc (Ảnh: Internet).
Không nên ngâm trứng trong nước lạnh ngay sau khi luộc (Ảnh: Internet).

5. Chỉ ăn riêng lòng đỏ trứng?

Lòng trắng và lòng đỏ trứng có chứa lượng protein gần như nhau (Ảnh: Internet).
Lòng trắng và lòng đỏ trứng có chứa lượng protein gần như nhau (Ảnh: Internet).

Nhiều người vẫn nghĩ rằng lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn lòng trắng, vị cũng thơm ngon đậm đà hơn nên chỉ ăn lòng đỏ. Thực tế thì hàm lượng protein trong lòng đỏ đúng là có nhiều hơn lòng trắng một chút, tuy nhiên không đáng kể. Và thông thường thì tỷ lệ lòng trắng trứng nhiều hơn lòng đỏ nên tính tổng giá trị dinh dưỡng chia ra hai phần là như nhau.

Đặc biệt lòng trắng trứng không chứa cholesterol nên cực kỳ tốt cho những người bị bệnh về tim mạch.

6. Thời gian nấu càng lâu càng tốt?

Thêm một sai lầm nữa trong cách chế biến sẽ khiến hao hụt chất dinh dưỡng của trứng, đó chính là suy nghĩ nấu càng lâu càng tốt. Khi bạn luộc trứng quá lâu, hàm lượng protein lúc này lại chuyển thành các phân tử amino axit, chất này khi gặp nhiệt độ cao sẽ cực kỳ có hại cho cơ thể và gây nên các tác dụng phụ không đáng có. Ngoài giảm chất dinh dưỡng thì mùi vị của trứng luộc lâu cũng không ngon.

Nấu trứng trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng (Ảnh: Internet).
Nấu trứng trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng (Ảnh: Internet).

Chỉ nên luộc trứng trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Nếu làm món chiên rán, bạn nên chiên vừa chín tới sau đó tắt bếp và vẫn để chảo sử dụng nốt sức nóng của bếp là vừa đủ.

7. Trứng màu nâu nhiều chất dinh dưỡng hơn trứng màu trắng?

Thực tế thì hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi quả trứng không liên quan đến màu sắc. Thông thường trứng gà có loại màu nâu và màu trắng, tuy nhiên đó chỉ là do sắc tố protoporphyrin khác nhau và sắc tố này không có giá trị dinh dưỡng.

Sắc tố protoporphyrin tạo nên sự khác biệt về màu vỏ trứng (Ảnh: Internet).
Sắc tố protoporphyrin tạo nên sự khác biệt về màu vỏ trứng (Ảnh: Internet).

8. Uống trà ngay sau khi vừa ăn trứng?

Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, trong trà xanh có chứa axit tannic, chất này khi kết hợp với protein sẽ khiến cho nhu động ruột giảm, dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Bạn chú ý không uống trà xanh ngay sau khi vừa ăn các món trứng xong nhé.

Không nên uống trà xanh ngay sau khi ăn trứng (Ảnh: Internet).
Không nên uống trà xanh ngay sau khi ăn trứng (Ảnh: Internet).

9. Rán trứng với tỏi

Cả trứng và tỏi đều rất tốt cho sức khỏe và rất ngon. Tuy nhiên khi rán trứng với tỏi sẽ gây hại cho dạ dày vì khi tỏi chiên cháy sẽ tạo nên chất có phản ứng với trứng. Ngoài ra hương vị của món ăn cũng bị giảm đi phần nào.

Không nên chế biến các món trứng với tỏi (Ảnh: Internet).
Không nên chế biến các món trứng với tỏi (Ảnh: Internet).

10. Kết hợp trứng với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhưng lại tạo thành combo gây thêm bệnh

Trứng với đậu nành

Protein trong trứng kết hợp với trypsin trong đậu nành sẽ cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể và gây đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá.

Không nên ăn trứng cùng với sữa đậu nành (Ảnh: Internet).
Không nên ăn trứng cùng với sữa đậu nành (Ảnh: Internet).

Ăn trứng với hồng

Đây là sự kết hợp tối kỵ bởi sự nguy hiểm của chúng. Ăn hồng cùng lúc hoặc ngay sau khi vừa ăn các món trứng sẽ gây nên những phản ứng cực kỳ nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn..

Tuyệt đối không ăn trứng với quả hồng (Ảnh: Internet).
Tuyệt đối không ăn trứng với quả hồng (Ảnh: Internet).

Ăn trứng với thịt ngỗng, thịt thỏ

Cả 3 loại nguyên liệu: trứng, thịt ngỗng, thịt thỏ đều có tính hàn và cùng chứa một số hoạt tính sinh học nhất định, khi kết hợp với nhau sẽ gây nên phản ứng tiêu hoá dẫn đến bị tiêu chảy và các bệnh về đường ruột.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Các món ăn từ trứng sẽ thật ngon và cung cấp tối đa hàm lượng dinh dưỡng cho bạn và gia đình, nhưng hãy sử dụng đúng cách nhé!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin mới từ BlogAnChoi nhé!

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Bạn có biết ăn như thế nào là đủ? Cách tính năng lượng cần nạp mỗi ngày

Ăn như thế nào để đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gia đình mình. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn hàng ngày là rất cần thiết. Vậy bữa ăn như thế nào là ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận