Ong là loài côn trùng siêu quan trọng trong quá trình thụ phấn, là một trong những yếu tố chính giúp cây trồng phát triển. Ong chỉ đốt sinh vật khác khi chúng cảm thấy bị đe dọa nên nếu bạn bị ong đốt, điều đó có nghĩa là bạn đã đến quá gần chúng, hoặc quan trọng hơn là bạn đã đến quá gần tổ của chúng. Vậy so với ong thường, ong chúa đốt có đau và nguy hiểm hơn không?

Sponsor

Mỗi tổ ong thường chứa từ 50.000 đến 80.000 con ong mật. Khi ong mật đốt, chúng giải phóng pheromone – chất hóa học ảnh hưởng đến hành vi của động vật cùng loài. Nếu một con ong tấn công bạn thì pheromone sẽ kích động tất cả những con ong gần đó nên bạn sẽ thấy là ong thường tấn công theo đàn.

Một tổ ong chứa tới hàng chục nghìn cá thể (Nguồn: Internet)
Một tổ ong chứa tới hàng chục nghìn cá thể (Nguồn: Internet)

Có một sự thật thú vị là chỉ có ong cái mới có thể đốt còn ong đực thì thậm chí còn không có ngòi! Đây là do về cơ bản, ngòi ong là một bộ phận đẻ trứng đã biến đổi của ong. Ong chúa cũng có ngòi và có kích thước trung bình xấp xỉ 2.5cm, có nghĩa là to gấp đôi ong thợ thông thường.

Do có kích thước lớn nên nhiều người cho rằng vết đốt của ong chúa là đau nhất. Sự thật có phải là vậy không?

Trước hết, ong chúa hiếm khi tấn công vì đó không phải là công việc của chúng. Ong chúa có hai nhiệm vụ chính là tạo ra mùi hương hóa học thống nhất những con ong còn lại trong đàn để chúng có thể làm việc cùng nhau và đẻ trứng (khoảng 2.000 quả mỗi ngày!). Và mặc dù là mắt xích đứng đầu tổ ong và lớn hơn nhiều so với những con ong khác, nhưng vết đốt của ong chúa lại ít gây đau đớn nhất.

Ong chúa đốt không đau bằng ong thường (Nguồn: Internet)
Ong chúa đốt không đau bằng ong thường (Nguồn: Internet)

Điều này là do những con ong thông thường có ngòi gai, khi chúng tấn công, ngòi sẽ mắc kẹt trong da của bạn nên rất khó lấy ra. Chiếc ngòi đó cũng chứa nọc độc gây đau và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cùng tế bào da của bạn. Cái ngòi đó sẽ tiếp tục bơm nọc độc vào cơ thể bạn tới hơn 10 phút hoặc cho đến khi nó được lấy ra. Cũng chính vì có gai bám chắc vào da chúng ta như vậy nên sau khi ong đốt thì chính chúng cũng sẽ chết.

Ngòi của ong chúa không có gai nên nó sẽ không mắc kẹt trong da của bạn và ít gây đau đớn hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà nó có thể đốt bạn nhiều lần mà không gặp nguy hiểm gì!

Bạn có biết ong đốt ở đâu là đau nhất không? Một người đàn ông tên là Michael Smith đã quyết định tìm hiểu bằng cách để ong đốt trên 25 bộ phận cơ thể khác nhau và đánh giá từng vết đốt trên thang điểm đau từ 1 đến 10. Michael phát hiện ra rằng khu vực nhạy cảm nhất là lỗ mũi với 9 điểm đau, tiếp theo là môi trên khoảng 8.7 điểm đau. Ba vị trí ít đau nhất là hộp sọ, đầu ngón chân giữa và bắp tay với số điểm đau là 2.3.

Ong chúa có thể sống tới 5 năm trong khi tuổi thọ của ong thợ chỉ đạt khoảng sáu tuần. Nếu ong chúa chết hoặc bỏ đàn thì tổ ong khác thì những con ong “y tá” sẽ tiết ra sữa ong chúa – một loại siêu thực phẩm chứa vô số chất hữu ích, bao gồm vitamin B, protein, hormone và đường – từ đầu để nuôi dưỡng ấu trùng ong mật mới nở.

Nếu không có ngoài ý muốn thì ong chúa có thể sống tới 5 năm (Nguồn: Internet)
Nếu không có ngoài ý muốn thì ong chúa có thể sống tới 5 năm (Nguồn: Internet)
Sponsor

Sau ba ngày, ong thợ sẽ chọn những ấu trùng có nhiều “tiềm năng” nhất để tiếp tục cho ăn sữa ong chúa, những ấu trùng khác sẽ bị chuyển sang chế độ ăn uống ít dinh dưỡng hơn. Sữa ong chúa sẽ kích hoạt các giai đoạn phát triển mới cho những ấu trùng được chọn, đặc biệt nhất là phát triển các cơ quan đặc biệt mà chúng cần để đẻ trứng.

Khi ong chúa đầu tiên xuất hiện, nó tìm kiếm những con ong khác cùng được ăn sữa ong chúa và giết hết những kẻ cạnh tranh cho đến khi chỉ còn một kẻ chiến thắng cuối cùng. Đó chính là cách ong chúa mới của đàn xuất hiện.

Ong cái (hay ong thợ) làm mọi việc khác như giữ cho tổ ong sạch sẽ, chăm sóc ấu trùng, chăm sóc ong chúa, dự trữ mật ong, xây dựng tế bào, kiếm thức ăn, bảo vệ tổ, thụ phấn và thậm chí cho ong đực ăn. Ong đực chỉ có một công việc duy nhất là giao phối với ong chúa, khi không giao phối thì chúng ăn mật ong dự trữ và gần như không làm gì cả.

Mỗi con ong đều biết chính xác công việc mình phải làm là gì nhờ vào các hormone cụ thể trong chuỗi gene di truyền. Ong có bốn giai đoạn trong đời:

Giai đoạn 1 (khoảng ba tuần sau khi sinh): làm sạch tổ.

Giai đoạn 2 (ba ngày sau): cho những con ong khác ăn.

Giai đoạn 3 (khoảng một tuần sau): di chuyển ra xa trung tâm tổ ong, xây dựng tổ và bảo vệ lối vào.

Giai đoạn 4 (khoảng một tuần sau): kiếm ăn.

Gia đoạn 4 chắc chắn là phần nguy hiểm nhất trong cuộc đời của loài ong khi chúng phải rời tổ, tìm phấn hoa và mang về cho cả đàn ăn. Giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng mười ngày vì nó khiến ong rất mệt mỏi. Sau một cuộc đời ngắn ngủi làm việc không ngừng nghỉ, những con ong thợ sẽ rời tổ và không bao giờ quay trở lại nữa. Nếu có một con ong thợ qua đời bên trong tổ ong, những con ong khác sẽ mang nó ra ngoài.

Loài ong đã tồn tại từ rất lâu và có vẻ như sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai dài (Nguồn: Internet)
Loài ong đã tồn tại từ rất lâu và có vẻ như sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai dài (Nguồn: Internet)

Tuy cuộc sống của loài ong rất ngắn ngủi nhưng mô hình này lại rất thích hợp với giống côn trùng này khi giúp chúng tồn tại hơn 130 triệu năm và vẫn còn tiếp tục kéo dài hơn nữa trong tương lai!

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

Tại sao đàn ông luôn bị thu hút bởi những cô gái có thân hình đồng hồ cát?

Khoa học vừa tiết lộ một trong những bí mật hấp dẫn nhất của cuộc sống: đàn ông không thể cưỡng lại những phụ nữ có thân hình đồng hồ cát! Lí do của việc đó là gì? hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ và đón đọc những bài viết tiếp theo của mình.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(