Vài năm trước, tôi từng trăn trở suốt nhiều đêm về con đường tôi đã đi qua những năm tháng tuổi 20. Những sự việc, những đẩy đưa của cuộc sống, những quyết định của bản thân để tạo nên cuộc sống của tôi bây giờ. Và tất nhiên, tôi so sánh mình với bạn bè xung quanh. Họ đang có những gì? Tôi đang có những gì? Những thứ người khác có, có phải điều ta thật sự cần?

Người ta thường hay tự đánh những dấu mốc trong cuộc đời mình, 20 tuổi… 30 tuổi… 35 tuổi. Hay ngắn hạn hơn thì là trong 1 năm.

20 tuổi ta muốn làm điều gì?

30 tuổi ta đã làm được gì?

35 tuổi ta đã có những gì trong tay?

1 năm trôi qua, ta được gì và mất gì?

"Bao năm qua đã làm gì và được gì?" là câu hỏi ta thường tự vấn bản thân (Ảnh: Internet).
“Bao năm qua đã làm gì và được gì?” là câu hỏi ta thường tự vấn bản thân (Ảnh: Internet).

Và tôi tin rằng, khi làm “bản tổng kết báo cáo” cho cuộc đời mình, ít nhiều chúng ta sẽ nảy sinh một sự so sánh với những người xung quanh.

Có những hình mẫu để đặt mục tiêu, cố gắng theo đuổi là một động lực tốt cho ta phấn đấu. Nhưng cuối cùng thì vẫn có một sự thật rằng, cuộc sống ban cho mỗi người một cuộc đời riêng và quyền tự do được chọn cho mình một cách sống phù hợp nhất. Vậy nên, “sống như những người khác” hay “sống theo kì vọng của những người khác” không phải là cách duy nhất để chúng ta sử dụng quỹ thời gian cuộc đời mình.

Nếu bạn là người làm cha, làm mẹ, chắc hẳn bạn đã “được” trải qua những giai đoạn con mình bước vào “khủng hoàng tuổi lên 2”, “khủng hoảng tuổi lên 3”. Từ những em bé rất đáng yêu, nghe lời, bỗng dưng thay tính đổi nết trở nên bướng bỉnh, khó chiều. Thật ra những giai đoạn khủng hoảng như thế sẽ luôn tồn tại trong cuộc đời mỗi người, không phải chỉ khi chúng ta còn là “trẻ con”. Nó là những dấu mốc cần thiết để phát triển, trong cách trẻ con nhìn nhận về bản thân và môi trường xung quanh. Và nó sẽ không kết thúc, ngay cả khi chúng ta đã thành người lớn.

Tôi có một cô cháu gái, năm nay sẽ vào đại học, một cột mốc quan trọng và đáng nhớ. “18 tuổi, vào đại học”, nó giống như một tấm biển hiệu để mọi người nhìn và biết rằng “à, nó thành người lớn rồi”. Tất nhiên cô cháu gái tôi rất vui, hào hứng muốn khám phá cuộc sống theo cách của một sinh viên đại học. Nó cũng có rất nhiều kế hoạch đã vạch sẵn từ trước khi bước qua ngưỡng cửa tuổi 18. Trong list đó, gạch đầu dòng đầu tiên là: sẽ có một hình xăm.

Nhìn sang người khác để phấn đấu chứ đừng cố "copy" và "paste" sang cuộc đời mình (Ảnh: Internet).
Nhìn sang người khác để phấn đấu chứ đừng cố “copy” và “paste” sang cuộc đời mình (Ảnh: Internet).

Năm nó học cấp 3, trong một lần hai cô cháu đi chơi, nó nhìn thấy hình xăm trên tay tôi và hỏi: “Cô xăm hình đầu tiên năm cô bao nhiêu tuổi? Cô có phải giấu bà không? Lúc biết bà có mắng cô không?” (mẹ tôi là giáo viên dạy Văn nên mọi người thường cho rằng việc xăm hình là điều mẹ tôi sẽ không chấp nhận). Rồi nó nói: “Khi nào 18 tuổi cháu sẽ xăm hình đầu tiên. À, và sẽ có người yêu nữa. Bạn bè cháu chúng nó có người yêu hết rồi.”

Rồi con bé luyên thuyên kể những chuyện về các mối tình của bạn nó, rằng nó cũng muốn được trải qua một tình yêu thời cấp 3, muốn “có một người yêu cũ”, vì “trong hội chơi với cháu, có mỗi cháu là chưa có người yêu cũ thôi cô ạ.”

Cháu tôi nó tổng kết lại quãng đời học sinh của mình như vậy đấy. Người ta đều có một người yêu cũ, nó thì chưa!

Khi bước đến một hành trình mới, đa phần chúng ta sẽ đều háo hức, hồi hộp, trông đợi những gì sắp đến, như cô cháu tôi bây giờ, như bạn bè của nó. Chúng nó đang có một con đường thật dài phía trước, nhưng thay vì cùng đặt mục tiêu là đỗ đại học, đích đến của con đường này sẽ có thể chẳng ai giống ai. Bởi nhận thức, cách nhìn nhận bản thân và môi trường xung quanh của chúng nó cũng sẽ thay đổi, mỗi người sẽ lại trải qua và vượt qua “khủng hoảng tuổi 20” theo những cách khác nhau.

Vài năm trước, tôi từng trăn trở suốt nhiều đêm về con đường tôi đã đi qua những năm tháng tuổi 20. Những sự việc, những đẩy đưa của cuộc sống, những quyết định của bản thân để tạo nên cuộc sống của tôi bây giờ. Và tất nhiên, tôi so sánh mình với bạn bè xung quanh. Họ đang có những gì? Tôi đang có những gì?

Những thứ người khác có, có phải điều ta thật sự cần?

Dù muốn hay không, con người chúng ta vẫn luôn bị xã hội dùng một vài quy chuẩn để áp đặt, đánh giá, dù ít hay nhiều. Một mẫu câu hay được dùng nhất, đó là: “Bằng tuổi này, nhìn người ta đã có… còn mày thì…”.

Những thứ “…” đó, đa phần là những thứ mà con người “phải” phô bày cho xã hội. Công việc, hôn nhân, nhà, xe, thậm chí là điện thoại, quần áo, giày dép. Nhưng thường gặp nhất, đối với đàn ông thước đo sẽ là địa vị, công việc, còn phụ nữ là hôn nhân, con cái. Chứ ít ai quan tâm đến cảm xúc bên trong của họ, rằng sau những năm tháng đi từ tuổi 20 đến tuổi 30, từ tuổi 30 đến tuổi 40, trong tâm hồn, trong cảm nhận, chúng ta “được” và “mất” những gì, ở hiện tại ta có thấy hài lòng hay không?

Có rất nhiều cách để sống một cuộc đời hạnh phúc (Ảnh: Internet).
Có rất nhiều cách để sống một cuộc đời hạnh phúc (Ảnh: Internet).

Đừng nên áp đặt và tự áp đặt những thứ người khác đã có mà mình chưa có để “tổng kết” cuộc đời mình, nếu điều đó không thực sự là thứ bản thân ta muốn có hoặc chưa sẵn sàng để có. Ví như, nếu chưa sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, thậm chí là chưa sẵn sàng bắt đầu lại một mối quan hệ yêu đương, ta vẫn có thể sống vui, sống tốt với một chú mèo, phải không nào?

Xem thêm

300+ cap để tiểu sử Facebook hay, ngầu, bá đạo cho profile thêm ấn tượng

Tiểu sử Facebook là phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân trên trang Facebook cá nhân. Nếu bạn muốn tạo điển nhấn, gây gấn tượng thì hãy tham khảo những tiểu sử Facebook hay, bá đạo và hài hước dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận