Trái Đất của chúng ta là hành tinh duy nhất được tìm thấy có sự sống trong vũ trụ – ít nhất là cho tới hiện tại. Vậy nếu chúng ta bị dịch chuyển tới những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời thì bạn có biết mình sẽ tồn tại được bao lâu không?

1. Sao Thủy

Sao Thủy nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)
Sao Thủy nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh gần với Mặt Trời nhất. Trên sao Thủy, nhiệt độ của nửa hướng về phía Mặt Trời lên tới trên 425°C nhưng nửa bên kia lại thấp tới -180°C. Bầu khí quyển của sao Thủy không có oxy để thở, hơn nữa nếu vượt qua cả các vấn đề về nhiệt độ và dưỡng khí thì bạn vẫn cần đối đầu với những cơn lốc xoáy plasma được tạo ra từ gió mặt trời nữa đấy.

2. Sao Kim

Sao Kim nóng nhất hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)
Sao Kim nóng nhất hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)

Sao Kim nóng tới gần 1.000°C và là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời. Trọng lực ở đây rất giống với Trái đất nhưng áp lực lại ngang ngửa 800m dưới mặt biển, vậy nên bạn chỉ tồn tại được vài giây trên sao Kim mà thôi.

3. Sao Hỏa

Sao Hỏa không nóng như tên mà thực ra rất lạnh (Nguồn: Internet)
Sao Hỏa không nóng như tên mà thực ra rất lạnh (Nguồn: Internet)

Sao Hỏa là nơi có ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời và cao khoảng gấp 3 lần đỉnh Everest. Mặc dù được gọi là sao Hỏa nhưng nó lại cực kì lạnh. Một năm trên sao Hỏa dài hơn hai năm trên Trái Đất, chính xác là 687 ngày trong khi số giờ trong một ngày tại đây lại gần giống với hành tinh của chúng ta khi có 25 giờ.

Hành tinh này có vô số cơn bão bụi bao phủ toàn bộ hành tinh và các chỏm cực được bao phủ bởi carbon dioxide. Bạn sẽ không bị đóng băng ngay lập tức nếu có quần áo cực kì dày. Không khí trên sao Hỏa rất loãng và không thể thở được. nên về cơ bản thì bạn có thể nhịn thở bao lâu thì có thể sống trên sao Hỏa bấy lâu.

4. Sao Mộc

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời (Nguồn: Internet)

Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là sao Mộc, nếu so sánh sao Mộc với một quả bóng rổ thì Trái Đất sẽ chỉ có kích thước bằng một quả nho mà thôi.

Một ngày trên sao Mộc chỉ dài bằng 10 giờ trên Trái Đất nhưng một năm tại đây lại ngang ngửa với 12 năm Trái Đất hoặc rõ ràng hơn 4.307 ngày. Lực hấp dẫn của sao Mộc mạnh hơn Trái Đất rất nhiều nên gió ở đây có thể khiến bạn lơ lửng trong không trung mãi mãi. Tuy nhiên áp suất tại hành tinh khổng lồ này sẽ sẽ đè bẹp chỉ trong vòng một vài giây mà thôi!

5. Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương không phải môi trường sống thích hợp cho con người (Nguồn: Internet)
Sao Diêm Vương không phải môi trường sống thích hợp cho con người (Nguồn: Internet)

Sao Diêm Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ khoảng -200°C. Một năm trên sao Diêm Vương bằng với 248 năm trên Trái Đất và một ngày tại đây thì bằng với 6 ngày trên Trái đất.

Không khí tại đây không thích hợp để con người hô hấp vì có rất nhiều khí metan và khí nito. Trọng lực tại sao Diêm Vương cũng rất yếu nên bạn có thể lơ lửng trong không trung trước khi đóng băng trong vòng chỉ một vài giây.

6. Sao Hải Vương

Sao Hải Vương có màu xanh tuyệt đẹp (Nguồn: Internet)
Sao Hải Vương có màu xanh tuyệt đẹp (Nguồn: Internet)

Hành tinh lộng gió nhất trong hệ Mặt Trời là sao Hải Vương. Hành tinh này có phần lõi tương tự như Trái Đất với 14 mặt trăng. Một ngày tại sao Hải Vương kéo dài 17 tiếng trong khi một năm lại bằng với hơn 150 năm trên Trái Đất. Sao Hải Vương còn được gọi là hành tinh xanh vì khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ của metan trong bầu khí quyển tràn ngập hydro-helium.

Vậy nên bên cạnh việc không thở được, áp lực tại đây cũng có thể đè bẹp bạn giống như trên sao Mộc. Không ai có thể sống lâu dài hơn vài giây tại sao Hải Vương!

7. Sao Thổ

Sao Thổ có vẻ ngoài đặc biệt với vành đai đá (Nguồn: Internet)
Sao Thổ có vẻ ngoài đặc biệt với vành đai đá (Nguồn: Internet)

Hành tinh lớn thứ 2 trong hệ Mặt Trời là sao Thổ, hành tinh nổi tiếng với vành đai lạ mắt bao xung quanh và nhiều mặt trăng giống như sao Mộc. Nhìn từ xa, vành đai này trông giống một khối đá lớn nhưng thực tế, nó được tạo thành từ nhiều lớp hạt băng và đá đủ kích cỡ, từ những viên sỏi nhỏ xíu cho đến những vật thể có kích thước to bằng xe buýt. Một ngày trên sao Thổ chỉ kéo dài 11 giờ và bầu khí quyển thì rất lộng gió.

Giống như trên sao Mộc, bạn sẽ bị nghiền nát bởi áp suất cực lớn ở trong hành tinh này và nhiều nhất chỉ có thể tồn tại vài giây ở đây.

8. Titan

Titan bị bao phủ bởi khí độc (Nguồn: Internet)
Titan bị bao phủ bởi khí độc (Nguồn: Internet)

Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ và là mặt trăng lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời. Nó có các điều kiện sống giống Trái Đất nhất so với bất kỳ hành tinh hoặc mặt trăng nào khác trong hệ Mặt Trời, là nơi duy nhất ngoài Trái Đất thực sự có sông, đại dương và hồ ở dạng lỏng, thậm chí còn có mưa vào những thời điểm nhất định và một bầu khí quyển rất giống với Trái Đất. Khó khăn duy nhất tại đây là thời tiết lạnh giá có thể đóng băng mọi sinh vật sống.

9. Mặt Trăng và Mặt Trời

Hai thiên thể này cũng hoàn toàn không phù hợp để cư trú (Nguồn: Internet)
Hai thiên thể này cũng hoàn toàn không phù hợp để cư trú (Nguồn: Internet)

Mặt Trăng của chúng ta cũng không quá thân thiện với con người vì thiếu oxy. Còn nếu bạn cố gắng đến gần Mặt Trời thì bạn sẽ bốc hơi chỉ trong chớp mắt vì nhiệt độ gần lõi của thiên thể này được ước tính có thể lên tới khoảng 15 triệu°C, thời gian con người có thể sống trên Mặt Trời chắc chắn ít hơn một giây!

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Khám phá Telekinesis: Sức mạnh tinh thần hay điều bí ẩn?

Đã bao giờ bạn nghe đến những người có khả năng dịch chuyển đồ vật theo ý nghĩ chưa? Khả năng đó được gọi là Telekinesis. Liệu nó có thật hay không? Có bằng chứng khoa học nào cho việc một người có thể di chuyển đồ vật bằng tâm trí hay các nghiên cứu khoa học về nó? ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận