Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở người cao tuổi mắc bệnh nền. Nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được những dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim để xử trí kịp thời. Vậy thì cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Biểu hiện của nhồi máu cơ tim như thế nào?
Mỗi người có thể gặp những biểu hiện hoàn toàn khác nhau, không phải ai cũng có triệu chứng nhồi máu cơ tim giống nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim mà bạn không nên bỏ qua:
- Khó chịu.
- Buồn nôn.
- Hoa mắt, đau đầu.
- Có dấu hiệu đau hàm, đau lưng.
- Thở khó.
Nếu gặp phải một trong những triệu chứng trên, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ là đưa người bệnh đi khám để biết đó có phải là biểu hiện của nhồi máu cơ tim hay không. Đôi khi những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của bệnh khác, vì vậy đi khám kiểm tra là phương pháp tốt nhất để biết bệnh.
Những biến chứng của nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là một trong những biến chứng của nhồi máu cơ tim gây ra, đó là tình trạng tim hoạt động một cách bất thường, nhịp tim không đều, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí nguy hiểm hơn nữa có thể gây ra tình trạng tim ngừng đâp bất cứ lúc nào.
Những biến chứng khác
- Huyết khối, thuyên tắc.
- Đột tử.
- Suy tim
- Bạch cầu tăng đột ngột.
- Tình trạng đau ngực kéo dài.
- Đau thắt ngực.
Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong cộng đồng ngày càng cao, vì vậy mỗi người cần phải biết cách phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng này để tránh bị nặng hơn.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi đủ giấc, chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Lựa chọn những loại trái cây, rau củ rõ nguồn gốc, ngoài ra cần bổ sung thêm những loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại hạt. Hạn chế tiêu thụ chất béo, dầu mỡ không tốt cho sức khoẻ.
Tránh để cơ thể căng thẳng, suy nghĩ, stress quá mức, thay vào đó nên có những suy nghĩ tích cực, yêu đời, bổ sung nhiều nước mỗi ngày.
Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các hoạt động thể chất, bạn có thể tự luyện tập bằng cách đi bộ, đi xe đạp,… lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sức khoẻ cũng như thể chất hiện tại của bản thân, tránh tập quá sức ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.
Không sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lá điện tử là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận cũng như tim mạch. Sử dụng thường xuyên các chất kích thích có thể gây ra tình trạng nhịp tim không bình thường, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ nên tập cho bản thân thói quen không dùng thuốc lá cũng như bia rượu để đảm bảo sức khoẻ tim mạch.
Thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Tai biến mạch máu não là gì và làm cách nào để phòng tránh?
- Các bệnh tim mạch nguy hiểm cho sức khỏe mà bạn cần chú ý phát hiện và phòng tránh
- Biếng ăn ở tuổi dậy thì có biểu hiện như thế nào?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo: careplusvn.com