Để gạo không mất hương vị, người Nhật nấu theo cách không thoát hơi nước. Nếu nấu bằng nồi cơm điện thì họ chọn chế độ nấu nhanh, vì gạo đã được ủ trong 30 phút, đã hấp thụ độ ẩm cần thiết. Nhưng nấu bằng bếp thường cũng khá đơn giản.
Đặt gạo vào một cái tô lớn và dùng tay để vo gạo. Ở lần đầu tiên, sau khi đổ nước vào gạo, họ khuấy hai lần rồi đổ nước ra.
Ở lần thứ hai, người Nhật vo cho đến khi nào nước trong có thể thấy được rõ hạt gạo. Họ không quan trọng vo bao nhiêu lần mà chú ý đến gạo phải thật sạch.
Vo xong thì thêm nước. Tỷ lệ Gạo : Nước là 1:1.2
Họ ngâm gạo trong 30 phút.
Khi nấu phải để cho nước sôi. Sau khi nước trong nồi sôi, giảm nhiệt xuống rất thấp và đun nhỏ lửa trong khoảng 13 phút. Hạn chế giở nắp nồi ra.
Chỉnh nhiệt cao trong 5 giây trước khi tắt lửa.
Khi tắt lửa, họ không mở nắp ngay mà hấp thêm 5 phút cho gạo ngon hơn.
Sau đó khi mở nắp, từng hạt cơm sáng bóng và rất thơm.
Họ xới trước khi ăn, để cơm được tơi.
Để cơm ăn được nhiều lần, họ quấn nó thật chặt và cho vào tủ lạnh. Khi ăn thì đặt phần cơm đó trong lò vi sóng khoảng một phút là có thể ăn ngay.
Người Nhật rất quan trọng trong việc nấu cơm, vì cơm là nền tảng cho nhiều món ăn truyền thống như sushi, onigiri. Và với họ, cơm cũng là nguyên liệu chính để chuẩn bị phần ăn cho trẻ em ở trường, hay người thân đến nơi làm việc. Nên cơm giống như tình yêu mà mỗi người Nhật gửi gắm cho người thân của mình khi rời khỏi nhà.