Bạn muốn sở hữu những chiếc điện thoại Android hàng đầu với mức giá tiết kiệm? Nhưng bạn lo sợ mua điện thoại cũ có thể bị lừa hoặc không đúng ý mình? Hãy cùng xem những điều gì cần chú ý khi chọn mua điện thoại cũ để đảm bảo số tiền bỏ ra là xứng đáng nhé!

Mua điện thoại mới lúc nào cũng tốt hơn, nhưng vấn đề là giá đắt đỏ. Giá của smartphone không ngừng tăng trong những năm qua, nhất là kể từ năm 2019 những chiếc flagship có giá trên 1.000 USD đã trở thành chuyện bình thường.

Điện thoại cũ rẻ hơn nhiều so với đồ mới (Ảnh: Internet).
Điện thoại cũ rẻ hơn nhiều so với đồ mới (Ảnh: Internet).

Vì vậy nhiều người đã chọn cách mua đồ cũ đã qua sử dụng để tiết kiệm. Nhưng phải kiểm tra những gì khi mua một chiếc điện thoại Android cũ? Dưới đây là vài mẹo giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, tránh bị mất tiền uổng phí.

1. Điện thoại được tân trang lại hay điện thoại đã qua sử dụng?

Khi tìm mua điện thoại Android cũ, bạn sẽ thấy có 2 loại chính là điện thoại được tân trang và điện thoại đã qua sử dụng. Loại tân trang là những thiết bị được nhà sản xuất làm mới lại để có vẻ ngoài đẹp như mới, thường kèm theo bảo hành, vì vậy có thể yên tâm nếu có vấn đề gì xảy ra thì sẽ được sửa chữa.

Điện thoại tân trang nhìn giống như hàng mới (Ảnh: Internet).
Điện thoại tân trang nhìn giống như hàng mới (Ảnh: Internet).

Còn điện thoại đã qua sử dụng là những thiết bị từ người khác đã dùng rồi bán lại, thường rẻ hơn so với hàng tân trang nhưng có thể đã bị hư hại hoặc có lỗi, và tất nhiên không có ai đứng ra bảo hành cho chúng.

2. Tình trạng phần cứng của điện thoại

Kiểm tra các bộ phận của điện thoại sẽ giúp bạn hiểu được phần nào cách sử dụng của người chủ và tình trạng hiện tại của máy. Đây là bước quan trọng nên hãy dành thời gian để kiểm tra điện thoại một cách chi tiết.

Kiểm tra thật kỹ để đảm bảo điện thoại còn dùng được (Ảnh: Internet).
Kiểm tra thật kỹ để đảm bảo điện thoại còn dùng được (Ảnh: Internet).

Để ý các vết trầy xước va đập ở mặt trước và mặt sau, nhấn thử các nút xem có còn nhạy không. Các cổng cắm cũng là vị trí dễ bị hỏng hóc phải kiểm tra thật kỹ, nếu có màu bất thường thì có khả năng đã bị hư do dính nước.

Kiểm tra ống kính camera xem có vết trầy xước hay nứt vỡ không và đừng quên chụp vài bức hình để xem thử chất lượng hình ảnh. Thử luôn cả micrô, loa và màn hình để đảm bảo mọi chức năng đều hoạt động tốt.

3. Kiểm tra pin

Pin là thành phần quan trọng đối với bất kỳ chiếc điện thoại nào và cũng thường là một trong những bộ phận bị hao mòn nhiều nhất sau một thời gian sử dụng. Tình trạng pin là vấn đề thường gặp khi mua điện thoại cũ, kiểm tra pin của iPhone thường dễ hơn, còn với điện thoại Android phải có các ứng dụng để hỗ trợ việc này.

Nên sạc thử để xem điện thoại có thể lên được tối đa bao nhiêu % pin. Tất nhiên càng cao càng tốt, nhưng từ 90% trở lên là chấp nhận được, sau đó kiểm tra xem thời gian pin cạn là bao lâu. Tuy nhiên cũng không cần đặt kỳ vọng quá cao vì không phải ai cũng biết cách bảo dưỡng pin của điện thoại để duy trì độ bền lâu.

4. Kiểm tra tính hợp pháp

Một điều cực kỳ quan trọng cần kiểm tra khi mua bất kỳ món đồ đã qua sử dụng nào, không riêng điện thoại, là tính hợp pháp. Bạn có quyền yêu cầu người bán đưa ra biên lai gốc để chắc chắn họ có phải là chủ sở hữu hợp pháp của món đồ đó hay không. Nếu không kiểm tra kỹ sẽ có nguy cơ mua nhầm đồ ăn cắp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Cách này cũng giúp bạn biết được điện thoại có còn hạn bảo hành hay không, đây có phải người chủ sở hữu đầu tiên hay không, và họ đã sử dụng trong bao lâu. Các thiết bị đã qua sử dụng thường hết bảo hành, do đó tùy bạn quyết định có chấp nhận rủi ro bị hỏng mà không được sửa chính hãng hay không.

5. Ngày phát hành

Điện thoại phát hành gần đây sẽ được cập nhật thường xuyên hơn (Ảnh: Internet).
Điện thoại phát hành gần đây sẽ được cập nhật thường xuyên hơn (Ảnh: Internet).

Điện thoại đã qua sử dụng chưa chắc đã cũ và lỗi thời, điều đó còn phụ thuộc vào ngày phát hành của nó, đặc biệt nếu bạn muốn nhận được hỗ trợ của nhà sản xuất thì càng phải tìm hiểu thông tin này.

Không giống như iPhone, các thiết bị Android thường không được hỗ trợ sau khi đã phát hành một thời gian dài. Tốt nhất là chỉ nên mua những thiết bị có tuổi đời dưới 2 năm để nhận được các bản cập nhật bảo mật và cập nhật hệ điều hành Android.

6. Có thể đổi trả được không

Điện thoại đã qua sử dụng luôn đi kèm với rủi ro như bị hỏng khó phát hiện, do đó hãy chú ý tìm hiểu điều kiện đổi trả từ phía người bán. Hãy hỏi xem mình có thể trả lại hoặc đổi hàng khác nếu phát hiện bị hỏng sau khi mua hay không. Đổi trả có tác dụng gần giống như bảo hành nhưng tất nhiên thời hạn ngắn hơn nhiều.

7. Mua luôn các phụ kiện chính hãng kèm theo

Phụ kiện cùng hãng với điện thoại luôn tốt hơn so với phụ kiện thay thế của bên thứ ba. Khi mua điện thoại Android đã qua sử dụng, hãy nhớ hỏi mua luôn cáp sạc, tai nghe và các phụ kiện đi kèm khác, nếu mua trọn bộ có thể sẽ được giảm giá.

Nên mua trọn bộ phụ kiện chính hãng cùng với điện thoại (Ảnh: Internet).
Nên mua trọn bộ phụ kiện chính hãng cùng với điện thoại (Ảnh: Internet).

8. So sánh giá

Giá của điện thoại đã qua sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà sản xuất, tình trạng phần cứng, ngày phát hành, v.v. Không có thang đo cụ thể để định giá, nên tốt nhất là hãy lướt qua các trang web và cửa hàng bán điện thoại cũ để nắm được mức giá chung của thị trường.

Ngoài ra để săn được điện thoại giá hời, bạn nên chờ đúng thời điểm mua hàng là lúc thế hệ tiếp theo của nó chuẩn bị ra mắt.

Trên đây là những lưu ý cần nhớ khi mua điện thoại Android cũ để đảm bảo tìm được chiếc điện thoại phù hợp nhất với bản thân. Bạn đã từng mua điện thoại cũ bao giờ chưa? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những dòng điện thoại iPhone không nên mua ở thời điểm hiện tại

Mỗi một chiếc iPhone đều mang giá trị và nhu cầu sử dụng riêng, phù hợp với từng đối tượng người dụng khác nhau. Tuy nhiên có những dòng máy đã ra mắt từ rất lâu dẫn đến quá lỗi thời và thường xuyên gặp lỗi, do đó không phù hợp để sở hữu. Dưới đây chúng tôi sẽ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận