Gần đây, cộng đồng game thủ xôn xao trước thông tin về một số CPU Intel Core i9 và Core i7 cao cấp của Intel gặp lỗi crash (đột ngột dừng hoạt động) và những vấn đề kỳ lạ khác khi chơi game. Intel đã nhanh chóng vào cuộc điều tra và mới đây, họ đã có kết luận ban đầu.

Intel đổ lỗi cho nhà sản xuất bo mạch chủ về sự cố CPU Core i9, khuyến nghị cập nhật BIOS

Theo Intel, nguyên nhân của sự cố này không nằm ở bộ xử lý mà do các nhà sản xuất bo mạch chủ đam mê ép xung. Cụ thể, họ đã can thiệp vào hệ thống, tăng giới hạn nguồn điện và tắt các biện pháp bảo vệ vốn có để ép xung CPU, qua đó hòng vắt thêm một chút hiệu suất. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải, gây ra các lỗi trên.

Intel cũng cho biết, họ nhận thấy phần lớn các báo cáo sự cố này đến từ những người dùng sử dụng bo mạch chủ có thể mở khóa hoặc ép xung, đặc biệt là các bo mạch chủ chipset dòng 600/700. Những bo mạch chủ này thường có mặc định BIOS là tắt các biện pháp bảo vệ về nhiệt và nguồn điện, vốn được thiết kế để hạn chế tình trạng CPU phải chịu đựng liên tục các mức điện áp và tần suất cao.

Bo mạch chủ thường tắt các tính năng bảo về nguồn điện ở BIOS dẫn đến những lỗi trên (Ảnh: Internet)
Bo mạch chủ thường tắt các tính năng bảo về nguồn điện ở BIOS dẫn đến những lỗi trên (Ảnh: Internet)

Theo Intel, những cài đặt sau đây trên bo mạch chủ có thể gây ra sự cố:

  • Vô hiệu hóa Current Excursion Protection (CEP) (Bảo vệ chống quá dòng): CEP giúp ngăn ngừa sự cố do điện áp CPU không đủ. Vô hiệu hóa nó có thể dẫn đến crash.
  • Kích hoạt IccMax Unlimited bit (Cho phép sử dụng dòng điện không giới hạn): Cài đặt này bỏ qua giới hạn an toàn về dòng điện, làm tăng nguy cơ hỏng hóc phần cứng.
  • Vô hiệu hóa Thermal Velocity Boost (TVB) và/hoặc Enhanced Thermal Velocity Boost (eTVB) (Tăng tốc độ CPU dựa trên nhiệt độ): Các tính năng này tự động giảm tốc độ CPU khi quá nóng để tránh hư hại. Vô hiệu hóa chúng có thể khiến CPU quá nhiệt và crash.
  • Vô hiệu hóa C-states (Các trạng thái tiết kiệm điện năng của CPU): Tắt C-states có thể làm tăng nhẹ hiệu suất nhưng cũng làm tăng điện năng tiêu thụ và nhiệt độ.
  • Sử dụng chế độ Windows Ultimate Performance (Hiệu năng tối đa): Chế độ này ưu tiên hiệu năng CPU có thể khiến CPU hoạt động nóng hơn và dễ crash hơn.
  • Tăng PL1 và PL2 vượt quá giới hạn khuyến nghị của Intel (Giới hạn công suất CPU): PL1 và PL2 là các giới hạn về mức tiêu thụ điện năng của CPU. Vượt quá giới hạn này có thể khiến CPU quá nhiệt và crash.
Sử dụng chế độ Windows Ultimate Performance (Hiệu năng tối đa): Chế độ này ưu tiên hiệu năng CPU có thể khiến CPU hoạt động nóng hơn và dễ crash hơn (Ảnh: Internet)
Sử dụng chế độ Windows Ultimate Performance (Hiệu năng tối đa): Chế độ này ưu tiên hiệu năng CPU có thể khiến CPU hoạt động nóng hơn và dễ crash hơn (Ảnh: Internet)

Intel khuyến nghị các nhà sản xuất bo mạch chủ nên tung ra bản cập nhật BIOS sử dụng các thiết lập mặc định do Intel đề xuất cho những tính năng kể trên. Công ty cũng đang lên kế hoạch công bố chính thức về kết quả điều tra – bao gồm cả các thiết lập BIOS được khuyến nghị cụ thể – vào khoảng tháng 5 năm 2024.

Vấn đề về lỗi hệ thống ảnh hưởng đến CPU Intel Core i9 cao cấp

Gần đây, một số lo ngại về lỗi hệ thống đã được ghi nhận trên một số CPU Intel Core i9 cao cấp, bao gồm i9-13900K, i9-14900K, cùng các phiên bản KF và KS của chúng. Thậm chí, i7-13700K và i7-14700K cũng được báo cáo gặp phải sự cố tương tự.

intel core i9 -13900K (Ảnh: Internet)
intel core i9 -13900K (Ảnh: Internet)

Được biết, những CPU này là phiên bản nâng cấp về tốc độ từ dòng Alder Lake thế hệ thứ 12 của Intel, sở hữu nhiều nhân hơn, xung nhịp cao hơn và đều được sản xuất trên tiến trình Intel 7. Intel vốn nhắm đến phân khúc ép xung và tinh chỉnh hiệu năng cho dòng chip K này. Tuy nhiên, việc Intel đẩy xung nhịp và điện áp lên mức cao để tối ưu hóa hiệu năng thế hệ mới có vẻ như đã tiệm cận giới hạn, dẫn đến những vấn đề về hiệu suất.

Hiện tại, Intel vẫn chưa lên tiếng xác nhận chính thức về thông tin được chia sẻ bởi Igor’s Lab. Tuy nhiên, nếu thông tin này là chính xác, người dùng có thể kỳ vọng vào những khuyến nghị về cài đặt nguồn an toàn từ Intel vào tháng tới. Đồng thời, các bản cập nhật BIOS mới từ nhà sản xuất bo mạch chủ cũng được mong chờ để khôi phục các biện pháp bảo vệ của Intel cho dòng chip cao cấp này.

Xem thêm

Windows 10 thống trị, Windows 11 chật vật: Liệu có nên nâng cấp?

Trong tháng trước, StatCounter đã ghi nhận một sự giảm sút đáng kể trong thị phần của Windows 11, và xu hướng này vẫn tiếp diễn vào tháng 4 năm 2024. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh thị phần lịch sử là 28,16% vào tháng 2, Windows 11 đã chứng kiến sự sụt giảm xuống dưới 26%.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận