Có thể bạn chưa biết: con người là sinh vật duy nhất biết khóc theo đúng nghĩa, đó là phản ứng tự nhiên khi gặp cảm xúc mạnh. Chúng ta có thể khóc vì rất nhiều lý do, khi đau buồn, vui sướng hay cảm động. Nhưng ngoài ý nghĩa về tinh thần, khóc có lợi ích gì cho sức khỏe không? Hãy cùng khám phá nhé!

Sponsor

Tại sao chúng ta lại khóc?

Bạn nghĩ rằng khóc chỉ đơn giản là nước mắt được tiết ra? Nhưng trên thực tế có 3 loại nước mắt khác nhau:

  • Nước mắt cơ bản: Là chất dịch được tiết ra liên tục từ các ống dẫn nước mắt, có tác dụng giữ ẩm cho mắt và kháng khuẩn nhẹ. Trên bề mặt của nhãn cầu luôn có một lớp nước mắt cực mỏng bao phủ.
Trên mắt luôn có một lớp nước mỏng để giữ ẩm (Ảnh: Internet).
Trên mắt luôn có một lớp nước mỏng để giữ ẩm (Ảnh: Internet).
  • Nước mắt phản xạ: Được tiết ra khi mắt bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài như gió, khói bụi hoặc các chất hóa học (như khi thái hành), có tác dụng bảo vệ mắt và rửa trôi các tác nhân kích thích.
  • Nước mắt cảm xúc: Đây mới là nước mắt đúng nghĩa “khóc”, được tiết ra khi con người có cảm xúc mạnh. Loại nước mắt này chứa lượng hormone stress cao hơn 2 loại trên.

Thành phần của nước mắt như thế nào?

Nước mắt gồm 3 lớp khác nhau:

  • Chất nhầy
  • Chất lỏng
  • Chất dầu
Nước mắt gồm có 3 lớp tạo thành (Ảnh: Internet).
Nước mắt gồm có 3 lớp tạo thành (Ảnh: Internet).

Lớp dầu nằm ở ngoài cùng có tác dụng giữ ẩm, giúp cho nước mắt lâu bị khô. Lớp nhầy nằm ở trong cùng có vai trò bám dính vào mắt. Lớp nước ở giữa dày nhất, có chức năng giữ ẩm và nuôi dưỡng các tế bào của mắt. Nước mắt cũng chứa nhiều chất khoáng nên có vị mặn.

Khóc có lợi gì cho sức khỏe?

Nhiều người nghĩ rằng nên cố kìm nén nước mắt để không bị coi là yếu đuối, nhưng khoa học đã phát hiện ra nhiều lợi ích của việc khóc đối với sức khỏe.

1. Làm dịu tinh thần

Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên Frontiers in Psychology cho thấy: khóc có thể giúp xoa dịu tinh thần cho con người, cụ thể là giúp chúng ta tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, bình tĩnh hơn và giảm bớt cảm giác buồn bã. Theo các tác giả của nghiên cứu, lợi ích này có được là do hệ thần kinh phó giao cảm được kích hoạt khi chúng ta khóc, giúp thư giãn cơ thể.

2. Giúp giảm đau

Nghiên cứu đã phát hiện rằng khi khóc sẽ làm tăng lượng hormone oxytocin và endorphin trong cơ thể. Những chất này tạo ra cảm giác thoải mái dễ chịu và có thể làm giảm đau cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn có cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc? (Ảnh: Internet).
Bạn có cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc? (Ảnh: Internet).

3. Thải độc cơ thể

Khi chúng ta khóc do căng thẳng, nước mắt sẽ chứa một lượng hormone stress. Các nhà khoa học tin rằng khóc có thể giúp làm giảm các chất độc trong cơ thể và giảm căng thẳng, nhưng cần có thêm nghiên cứu để chứng minh điều này.

4. Giúp ngủ ngon

Một nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy khóc có thể giúp trẻ nhỏ ngủ ngon hơn. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tác dụng này ở người lớn nhưng vì khóc giúp làm dịu tinh thần, cải thiện tâm trạng và giảm đau như đã nói nên cũng có thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5. Kháng khuẩn

Trong nước mắt có chứa một loại protein tên là lysozyme. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy lysozyme có khả năng kháng khuẩn mạnh, thậm chí có thể ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm như bệnh than, do đó khóc giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây bệnh rất hiệu quả.

6. Cải thiện thị lực

Như đã nêu, nước mắt cơ bản được tiết ra liên tục và phủ lên bề mặt nhãn cầu mỗi khi chúng ta chớp mắt, có tác dụng giữ ẩm, tránh khô mắt. Theo Viện Mắt Quốc gia của Mỹ, nước mắt cơ bản bôi trơn mắt giúp chúng ta nhìn rõ hơn. Mắt bị khô sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

Khóc không phải là yếu đuối (Ảnh: Internet).
Khóc không phải là yếu đuối (Ảnh: Internet).

Khi nào khóc bị coi là bất thường?

Khóc khi gặp cảm xúc mạnh như buồn, vui hoặc cảm động là điều bình thường và còn tốt cho sức khỏe, nhưng đôi khi khóc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm nếu như có các đặc điểm sau:

  • Khóc rất thường xuyên
  • Khóc không có lý do rõ ràng
  • Khóc ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày
  • Khóc không kiểm soát được

Ngoài ra trầm cảm có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu khác như:

  • Khó tập trung, khó ghi nhớ
  • Lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng
  • Cảm thấy bi quan, tuyệt vọng
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Không còn thích thú với những thứ đã từng thích
  • Đau nhức trên người không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa nhưng không cải thiện dù đã được điều trị
  • Lo lắng kéo dài
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm hại bản thân

Nếu bạn cảm thấy bản thân mình hoặc ai đó có các triệu chứng của trầm cảm như trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khóc có làm xấu da quanh mắt không?

Chúng ta có thể dễ dàng lau khô nước mắt bằng khăn giấy hoặc vải, nhưng bạn có bao giờ để ý thấy vùng da quanh mắt bị kích ứng nhẹ sau khi khóc? Các chuyên gia da liễu giải thích hiện tượng này là do nước mắt có độ pH cao hơn pH của da, cụ thể là khoảng gần 7 so với 5,5-6 của da.

Sponsor

Nước mắt tiếp xúc với da trong thời gian ngắn sẽ không có ảnh hưởng gì, nhưng nếu để lâu thì sự chênh lệch pH có thể gây kích ứng nhẹ hoặc thay đổi độ ẩm của da.

Nước mắt có thể gây kích ứng da (Ảnh: Internet).
Nước mắt có thể gây kích ứng da (Ảnh: Internet).

Bên cạnh độ pH còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới làn da như dùng tay dụi mắt hay một số loại khăn giấy đặc biệt có thể kích ứng, gây viêm, làm thâm da, thậm chí làm nổi mụn.

Tại sao mắt bị sưng, đỏ sau khi khóc?

Khóc làm giãn các mạch máu ở vùng mặt, nhất là xung quanh mắt, và tăng lượng máu đến khu vực này gây hiện tượng sưng đỏ mắt và bọng mắt.

Để giảm bớt các triệu chứng này có thể dùng nước lạnh để rửa mặt hoặc chườm khăn lạnh lên mi mắt để làm các mạch máu co lại. Ngoài ra bạn cũng nên uống nước và thoa kem dưỡng ẩm để bù lại lượng nước và các chất điện giải bị mất khi chảy nước mắt. Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần squalene, ceramide hoặc axit hyaluronic để giữ ẩm cho da và giảm kích ứng.

Chườm lạnh lên mắt sau khi khóc giúp giảm sưng đỏ (Ảnh: Internet).
Chườm lạnh lên mắt sau khi khóc giúp giảm sưng đỏ (Ảnh: Internet).
Sponsor

Cách chăm sóc vùng da quanh mắt

Đây là vùng da rất mỏng và dễ xuất hiện quầng thâm, bọng mắt, khiến cho khuôn mặt trông có vẻ mệt mỏi và già trước tuổi. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản tại nhà có thể giúp chăm sóc mắt và vùng da quanh mắt để giữ vẻ tươi trẻ đầy sức sống.

Dùng khoai tây và dưa leo

Dưa leo chứa các chất chống oxy hóa có thể làm giảm kích ứng, còn khoai tây chứa một loại enzyme tên là catecholase có khả năng làm sáng da.

Cách thực hiện: Đắp vài lát dưa chuột lên vùng mắt, sau 5 phút lấy ra và thay bằng các lát khoai tây, cũng đắp trong 5 phút. Lặp lại 2-3 lần.

Chăm sóc da quanh mắt thật nhẹ nhàng

Đối với vùng da quanh mắt, các chuyên gia da liễu khuyên rằng nên chấm các sản phẩm chăm sóc da một cách nhẹ nhàng thay vì thoa mạnh. Cách này giúp giảm sự cọ xát và tránh gây viêm cho vùng da nhạy cảm.

Các loại kem cho da mặt nên được bảo quản ở nhiệt độ mát như trong tủ lạnh, cách này cũng có thể giúp giảm viêm và bọng mắt.

Ngủ đủ giấc và giảm stress

Giấc ngủ và stress là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vùng da dưới mắt. Tình trạng thiếu ngủ và căng thẳng có thể gây thay đổi các mô và tế bào ở vùng mắt khiến chúng ta trông xấu và già đi.

Sponsor

Dùng kem dưỡng mắt

Chọn loại kem dưỡng mắt phù hợp với làn da và sử dụng 2 lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện cấu trúc da, giảm nếp nhăn và bọng mắt. Hiện nay có rất nhiều loại kem khác nhau trên thị trường, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu để chọn được loại kem an toàn và hiệu quả cho bản thân.

Bạn có thể mua kem dưỡng mắt tại đây

Chế độ ăn uống

Ăn nhiều muối hoặc uống nhiều rượu có thể làm cho bọng mắt và quầng thâm trở nên nặng hơn, do đó hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày.

Không dụi mắt

Khi bị dị ứng hoặc có vật lạ rơi vào mắt chúng ta thường có thói quen dụi mắt để bớt ngứa, nhưng sự cọ xát sẽ làm hại vùng da mỏng manh này, da bị chùng và các mao mạch bị tổn thương làm cho da quanh mắt bị thâm đen. Hơn nữa dụi mắt cũng có thể đưa thêm bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào mắt, dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Dụi mắt có hại nhiều hơn lợi (Ảnh: Internet).
Dụi mắt có hại nhiều hơn lợi (Ảnh: Internet).

Để giảm ngứa do dị ứng, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn và rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước sạch.

Tổng kết

Khóc là phản ứng bình thường của cơ thể đối với cảm xúc mạnh và mang lại nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên không nên dụi mắt khi khóc cũng như trong mọi trường hợp khác, thay vào đó hãy rửa mặt nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh lên mắt, dùng thêm kem dưỡng ẩm và bổ sung nước cho cơ thể.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nếu khóc xảy ra quá thường xuyên, không kiểm soát được hoặc không có lý do rõ ràng thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm và nên đến gặp bác sĩ ngay.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có tác dụng gì cho sức khỏe? Đi ít hơn có được không?

Bạn đã thấy thử thách đi bộ 10.000 bước mỗi ngày trên các trang mạng xã hội được rất nhiều người hưởng ứng, thậm chí các app tập thể dục trên điện thoại cũng cài chế độ mặc định 10.000 bước mỗi ngày. Nhưng tại sao lại có con số đó? 10.000 bước mỗi ngày có tác dụng gì ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 11 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(