Vào năm 2022, doanh thu của thị trường xa xỉ đạt trung bình hơn 312 tỷ USD và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng 5% mỗi năm. Với quy mô ngày càng bành trướng, các thương hiệu xa xỉ đang phải đối mặt với sức ép tạo sự khác biệt trên thị trường. Vậy Gucci và Chanel đã tạo sự khác biệt để thu hút và gia tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội như thế nào? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá trong bài viết này nhé!

Sponsor

Các chuyên gia gợi ý rằng, các thương hiệu xa xỉ có thể tận dụng những tính năng và xu hướng truyền thông mạng xã hội mới nhất để thu hút người dùng. Trong năm 2022, nội dung video ngắn và các chiến lược Influencer Marketing đã thống trị các trang mạng xã hội, đặc biệt là ở TikTok và Instagram. Điều đó đã nhanh chóng biến những nền tảng này trở thành các công cụ tìm kiếm khi gần 40% người dùng Gen Z có xu hướng tìm kiếm địa điểm ăn trưa qua TikTok hoặc Instagram thay vì Google Search hay Maps như trước.

Gần 40% người dùng Gen Z có xu hướng tìm kiếm địa điểm ăn trưa qua TikTok hoặc Instagram thay vì Google Search hay Maps như trước (Ảnh: Internet)
Gần 40% người dùng Gen Z có xu hướng tìm kiếm địa điểm ăn trưa qua TikTok hoặc Instagram thay vì Google Search hay Maps như trước (Ảnh: Internet)

Ngừng việc sao chép, chú trọng các câu chuyện chân thực

Nếu như trong năm 2022, việc bắt kịp xu hướng là yếu tố tiên quyết để gia tăng số lượng người dùng trên các nền tảng thì ở năm 2023, các thương hiệu và nhà sáng tạo phải thực hiện nhiều nội dung nguyên bản (nội dung gốc – original content) trong chiến lược marketing. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng cần đề cao tính minh bạch và đảm bảo không che giấu bất kỳ thông tin nào với người dùng hoặc đối tác.

Các thương hiệu và nhà sáng tạo phải thực hiện nhiều nội dung nguyên bản (nội dung gốc - original content) trong chiến lược marketing (Ảnh: Internet)
Các thương hiệu và nhà sáng tạo phải thực hiện nhiều nội dung nguyên bản (nội dung gốc – original content) trong chiến lược marketing (Ảnh: Internet)

Để tạo nên sự khác biệt trên thị trường, các chuyên gia cho rằng thương hiệu và nhà sáng tạo nên tập trung vào các bài viết blog dài, thực hiện những cuộc trò chuyện về các chủ đề liên quan đến sản phẩm, đồng thời chuyển nội dung video sang một hình thức kể chuyện tự nhiên hơn. Trong một thế giới hối hả như hiện nay, người dùng chỉ dành vài giây để xem một nội dung nào đó. Vì thế, việc gói gọn những hình ảnh trực quan và âm thanh trong một video ngắn sẽ mang lại hiệu quả cao cho các thương hiệu.

Thay vì tập trung vào Influencer, hãy đề cao “Customer Influencer”

Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 37% người tiêu dùng tin tưởng những người có ảnh hưởng hơn các thương hiệu, trong đó Gen Z và Millennials có xu hướng tin tưởng Influencer hơn so với thế hệ Boomer, thế nhưng nội dung do người dùng tạo ra (User-Generated Content – UGC) lại thúc đẩy tính chân thực nhiều hơn. UGC là một thuật ngữ chung chỉ những hình ảnh, video, bài viết trên mạng xã hội hoặc bài đăng trên blog do khách hàng hoặc nhân viên tạo ra. Những nội dung này không đề cao tính chuyên nghiệp, bài bản mà thay vào đó chú trọng đến những trải nghiệm chân thực mà bản thân người viết đã có với sản phẩm/dịch vụ.

Với khoảng 90% người tiêu dùng tiết lộ rằng tính xác thực là yếu tố then chốt khi họ chọn lựa một thương hiệu, sự phát triển của UGC đã mang đến không ít lợi ích cho các doanh nghiệp, hiển thị rõ nhất ở phần doanh số và mức độ nhận diện. Các chiến dịch như #ShotOniPhone của Apple hay #MyCalvins của Calvin Klein là những ví dụ điển hình.

Để quảng cáo sản phẩm, Calvin Klein cũng đã tận dụng hình ảnh của những Influencer/người nổi tiếng nhằm thúc đẩy người dùng tạo nội dung UGC. Vào năm 2014, chiến dịch #mycalvins đã gây bão mạng xã hội khi mời hàng loạt Influencer và người nổi tiếng tham gia. Những tên tuổi như ca sĩ Fergie, Emily Weiss, Aimee Song,… Ngay sau đó, hàng nghìn người đã theo dõi và đăng tải ảnh của chính họ với hashtag #MyCalvins. Kết quả, chiến dịch đã thu được 4,5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội – một con số khủng vào thời điểm đó.

Xem xét việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Làn sóng A.I phát triển như vũ bão trong thời gian qua là minh chứng cho việc các công cụ trí tuệ nhân tạo đang không ngừng ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông xã hội. Marketer có thể dùng những công cụ này để thu thập dữ liệu từ người dùng mạng xã hội và thúc đẩy doanh số theo nhiều cách, bao gồm tìm hiểu từ khóa (keyword), tiêu đề và hình ảnh nào phù hợp với đối tượng mục tiêu, khám phá tệp khách hàng và xu hướng mới.

Marketer có thể dùng AI để thu thập dữ liệu từ người dùng mạng xã hội và thúc đẩy doanh số theo nhiều cách (Ảnh: Internet)
Marketer có thể dùng AI để thu thập dữ liệu từ người dùng mạng xã hội và thúc đẩy doanh số theo nhiều cách (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các thương hiệu xa xỉ nên áp dụng A.I một cách thận trọng. Đúng là trí tuệ nhân tạo có thể giúp marketer viết blog, sản xuất các bài báo và bài đăng trên mạng xã hội, thế nhưng công nghệ này chỉ có thể sử dụng lại những thông tin có sẵn. Do đó, điều này có thể gây bất lợi cho SEO và không thể mang đến những nội dung mới mẻ cho người dùng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Các thương hiệu sử dụng NFT để hỗ trợ marketing như thế nào?

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ hiện nay, NFT có thể là nhân tố mới giúp các thương hiệu tạo ra bước đột phá. Dưới đây là ví dụ cho thấy một số thương hiệu đang sử dụng NFT để đưa chiến dịch marketing của họ lên tầm cao mới.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này ok không bạn?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(